Nhóm nhân tố bên ngoài ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 50 - 54)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI

1.3.2. Nhóm nhân tố bên ngoài ngân hàng

Khách hàng là một trong những nhân tố chính và cổ điển nhất gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng, bởi khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn vay. Khách hàng có thể do vô ý hay cố ý không thực hiện trả nợ vay cho ngân hàng đúng hạn. Nhân tố từ phía khách hàng có thể xem xét trên các mặt sau:

- Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, cố tình lừa đảo để chiếm dụng vốn ngân hàng.

- Khách hàng làm ăn thua lỗ dẫn đến mất khả năng trả nợ cho ngân hàng, có thể do trình độ yếu kém của khách hàng trong dự đoán các vấn đề về kinh doanh, khả năng thích ứng thị trường thấp, quản lý điều hành sản xuất kinh doanh yếu kém, thiếu sự linh hoạt làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay không hiệu quả, thậm chí thua lỗ.

- Tình hình tài chính của khách hàng yếu kém, thiếu minh bạch.

b. Nhân tố môi trường kinh tế:

Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng chịu tác động trực tiếp của môi trường kinh tế. Môi trường kinh tế không thuận lợi làm cho các khách hàng vay hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, làm cho khả năng trả nợ vay của khách hàng vay bị hạn chế, dẫn đến rủi ro cho ngân hàng do không thu hồi đƣợc nợ.

Trong một nền kinh tế tăng trưởng lành mạnh, tiềm năng sản xuất và tiêu dùng của xã hội còn lớn thì hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều điều kiện để phát triển. Nhƣng một nền kinh tế bị khủng hoảng, tỷ lệ lạm phát cao, sản xuất bị đình trệ, đầu tƣ giảm sút, tất cả đều tác động đến khả năng thu hồi vốn tín dụng của ngân hàng.

Đặc biệt, trong xu thế hội nhập như hiện nay, không chỉ môi trường kinh tế trong nước mà các biến động về kinh tế tài chính trên thế giới cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.

c. Nhân tố môi trường pháp lý

Đây là một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng tới khả năng phát sinh rủi ro tín dụng của ngân hàng. Hệ thống pháp luật ban hành không đồng bộ, chƣa đáp ứng được nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, ý thức tuân thủ pháp luật của các chủ thể tham gia kinh doanh và các ngành có liên quan còn yếu kém. Chính những nhân tố này đã không tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các khách hàng vay, không tạo ra tính an toàn cho hoạt động kinh doanh, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng vay, gây nên nợ từ nhóm 2 trở lên cho ngân hàng. Môi trường pháp lý không đồng bộ vừa gây khó khăn, vừa tạo khe hở để những kẻ xấu lợi dụng gây rủi ro cho khách hàng vay và ngân hàng.

Ngoài ra, rủi ro tín dụng còn chịu sự tác động của các nhân tố khác nhƣ thiên tai, chiến tranh hoặc những thay đổi ở tầm vĩ mô nhƣ thay đổi Chính phủ, chính sách kinh tế, hàng rào thuế quan… Những nhân tố này vƣợt quá tầm kiểm soát của người vay lẫn người cho vay, sự thay đổi này thường xuyên xảy ra tác động tới người vay, có thể tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho người vay, do đó cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.

d. Môi trường cạnh tranh của các ngân hàng:

Cường độ cạnh tranh và tính chất của môi trường cạnh tranh ảnh hưởng rất mạnh đến chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động kiểm soát rủi tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại.

Một ngân hàng thương mại hoạt động trong một môi trường mà cường độ cạnh tranh quá cao thì áp lực nới lỏng các điều kiện cho vay để lôi kéo và giữ chân khách hàng trước các tác động mạnh từ các đối thủ cạnh tranh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng. Trong điều kiện đó, ngân hàng đôi khi buộc phải nới lỏng các quy định về cho vay nhƣ chất lƣợng tài sản đảm bảo, quy trình cho vay... Điều này rất dễ dẫn ngân hàng thương mại vào việc cho vay các phân khúc thị trường kém tiêu chuẩn hơn so với các chuẩn mực cho vay.

Kết luận chương 1

Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại. Cụ thể:

- Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay: gồm khái niệm về hoạt động cho vay, đặc điểm của hoạt động cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp;

- Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp: gồm khái niệm rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp, đặc điểm, dấu hiệu và hậu quả của rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp;

- Cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp: gồm khái niệm và nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp, các tiêu chí phản ánh kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng .

- Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn, gồm nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài ngân hàng.

Các cơ sở lý luận ở chương 1 là nền tảng để tác giả tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp của VCB Quảng Bình trong chương 2.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)