Tình hình thực hiện cho vay trung dài hạn và công tác tổ chức kiểm soát cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp của VCB Quảng Bình

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 63 - 70)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG

2.2.1. Tình hình thực hiện cho vay trung dài hạn và công tác tổ chức kiểm soát cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp của VCB Quảng Bình

a. Tình hình thực hiện cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp của VCB Quảng Bình.

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, VCB Quảng Bình đã đưa ra nhiều sản phẩm, chương trình ưu đãi cho vay doanh nghiệp như:

Chương trình tiếp sức thành công; Chung sức vươn xa cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu; chương trình kết nối khách hàng tiềm năng; chương trình cho vay doanh nghiệp vệ tinh; cho vay nông lâm thủy sản, dịch vụ…và đã thu đƣợc nhiều kết quả.

Bảng 2.4. Tình hình số lƣợng doanh nghiệp vay vốn trung dài hạn

Chỉ tiêu

2016 2017 2018

Số lượng Tỷ trọng

(%) Số lượng

Tỷ trọng

(%) Số lượng

Tỷ trọng (%)

Số lƣợng doanh nghiệp

vay vốn trung dài hạn 49 60 81

Số lƣợng doanh nghiệp vay vốn trung dài hạn phân theo ngành kinh tế Ngành thương mại,

dich vụ 22 44.90 27 45.00 33 40.74

Ngành đầu tƣ, xây

dựng 8 16.33 11 18.33 15 18.52

Ngành công nghiệp 8 16.33 9 15.00 12 14.81

Ngành nông, lâm, ngƣ

nghiệp 5 10.20 6 10.00 9 11.11

Ngành khác 6 12.24 7 11.67 12 14.81

Số lƣợng doanh nghiệp vay vốn trung dài hạn phân theo quy mô

Doanh nghiệp lớn 15 30.61 18 30.00 24 29.63

Doanh nghiệp nhỏ và

vừa 34 69.39 42 70.00 57 70.37

(Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp VCB Quảng Bình) Qua bảng 2.4 ta thấy, số lƣợng khách hàng doanh nghiệp vay vốn trung dài hạn của VCB Quảng Bình tăng đều qua các năm. Số lƣợng doanh nghiệp tăng thêm trong năm 2018 nhiều hơn đáng kể so với 2017 do trong năm 2018 VCB Quảng Bình đã tập trung triển khai nhiều chính sách khuyến khích tín dụng hơn.

Trong cơ cấu số lƣợng doanh nghiệp vay vốn trung dài hạn theo ngành kinh tế ta nhận thấy, ngành nông lâm nghiệp có số lƣợng doanh nghiệp thấp nhất, ngành thương mại, dịch vụ có số lượng doanh nghiệp nhiều nhất. Năm 2018, VCB Quảng Bình đã triển khai chương trình khuyến khích cho vay đầu tư cơ sở hạ tầng, thương mại dịch vụ, do vậy trong số 21 doanh nghiệp tăng thêm trong năm 2018 thì có tới 6 doanh nghiệp ngành TM dịch vụ, 4 doanh nghiệp ngành xây dựng.

Xét về cơ cấu số lƣợng doanh nghiệp vay trung dài hạn tại VCB Quảng Bình theo quy mô doanh nghiệp, thì năm 2016 chỉ có 30,61% doanh nghiệp có quy mô lớn, tương ứng số lượng là 15, còn lại tới 69,39% doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, tương ứng với số lượng 34. Tương quan này không thay đổi nhiều trong 3 năm qua. Theo tìm hiểu của tác giả qua hồ sơ, tài liệu của phòng Khách hàng doanh nghiệp, thì hầu hết các doanh nghiệp có quy mô lớn hoạt động trong ngành xây dựng, thương mại, dịch vụ. Cụ thể, năm 2016 có 8 doanh nghiệp quy mô lớn hoạt động trong ngành xây dựng đến năm 2018 đều là 15 doanh nghiệp. Một số khách hàng tiêu biểu ngành xây dựng nhƣ: Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải; Công ty TNHH Tiến Đạt…

Từ bảng 2.3 và bảng 2.4, tác giả tính dƣ nợ trung bình của mỗi doanh nghiệp theo từng ngành kinh tế nhƣ bảng 2.5 sau:

Bảng 2.5. Dƣ nợ trung dài hạn trung bình của mỗi doanh nghiệp theo từng ngành kinh tế

Đơn vị: tỷ đồng

Ngành 2016 2017 2018

Ngành thương mại, dịch vụ 8.18 5.93 6.36

Ngành xây dựng 31.25 25.45 19.40

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 17.00 12.22 11.25 Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và

thủy sản 14.80 8.67 6.89

Ngành khác 5.00 3.00 2.92

(Nguồn: Tác giả tính toán trên số liệu phòng Khách hàng doanh nghiệp) Qua bảng 2.5 có thể thấy, ngành xây dựng có dƣ nợ trung dài hạn trung bình mỗi doanh nghiệp là cao nhất. Trong khi số lƣợng doanh nghiệp ngành này thấp nhất và phần lớn là các doanh nghiệp có quy mô lớn, thì dƣ nợ trung bình mỗi doanh nghiệp cao nhất so với các ngành kinh tế khác cho thấy VCB Quảng Bình đang tập trung tín dụng vào các doanh nghiệp xây dựng - ngành có lợi nhuận cao nhƣng rủi ro cũng cao hơn nhiều so với các ngành kinh tế khác.

Về dƣ nợ cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp của VCB Quảng Bình đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.6. Tình hình cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp giai đoạn 2016 - 2018

Giá trị: đơn vị tỷ đồng, Tỷ trọng: đơn vị %; Tốc độ: đơn vị %

Chỉ tiêu

2016 2017 2018 So sánh

2017/2016

So sánh 2018/2017

Giá trị Tỷ

trọng Giá trị Tỷ

trọng Giá trị Tỷ

trọng Giá trị Tốc độ Giá

trị Tốc độ Tổng dƣ nợ

cho vay khách hàng

2444 2408 3099 -36 -1.47 691 28.70

Dƣ nợ cho vay TDH đối với KHDN

670 27.41 623 25.87 733 23.65 -47 -7.01 110 17.66

Dƣ nợ cho vay TDH đối với KHDN phân theo ngành nghề kinh tế Các ngành

thương mại, dịch vụ *

180 26.87 160 25.68 210 28.65 -20 -11.11 50 31.25

Ngành xây

dựng 250 37.31 280 44.94 291 39.70 30 12.00 11 3.93

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

136 20.30 110 17.66 135 18.42 -26 -19.12 25 22.73

Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

74 11.04 52 8.35 62 8.46 -22 -29.73 10 19.23

Ngành khác 30 4.48 21 3.37 35 4.77 -9 -30.00 14 66.67 Dƣ nợ cho vay TDH đối với KHDN phân theo hình thức bảo đảm tiền vay

Dƣ nợ có tài

sản bảo đảm 670 100 623 100 733 100 -47 -7.01 110 17.66 Dƣ nợ không

có tài sản bảo đảm

0 0 0 0 0 0 0 0 0

(Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp VCB Quảng Bình)

(* Gồm các ngành: Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; Vận tải kho bãi; Dịch vụ lưu trú và ăn uống)

Qua bảng 2.3 ta thấy, cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 1/4 trong tổng dƣ nợ cho vay khách hàng của VCB Quảng Bình, trong 3 năm 2016-2018, tỷ trọng này lần lƣợt là 27,41%, 25,87%

và 23,65%. Tuy tỷ trọng năm 2018 giảm so với 2016 và 2017, nhƣng giá trị chỉ tiêu cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp vẫn tăng qua các năm.

Trong cơ cấu dƣ nợ cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp theo ngành kinh tế thì ngành xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2018, tỷ trọng dƣ nợ trung dài hạn đối với doanh nghiệp xây dựng chiếm 37,31%, năm 2017 là 44,94% và 2018 đạt 39,70%. Ngành kinh tế chiếm tỷ trọng dư nợ trung dài hạn cao thứ 2 là thương mại, dịch vụ với tỷ trọng năm 2016 là 26,87%, năm 2017 là 25,68%, năm 2018 là 28,65%. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có tỷ lệ dƣ nợ trung dài hạn năm 2016 chiếm 20,30%, năm 2017 giảm xuống 17,66%, năm 2018 tăng18,42 %. ….

Qua nghiên cứu cơ cấu dƣ nợ trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp theo ngành kinh tế cho thấy, trong 3 năm qua, VCB Quảng Bình rất tích cực mở rộng quy mô hoạt động tín dụng, nhất là tín dụng đối với khu vực xây dựng và thương mại, dịch vụ. Điều này cũng phù hợp với thực tế phát triển kinh tế ở tỉnh Quảng Bình trong những năm qua, đó là một loạt các dự án bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng được đầu tư xây dựng và ngành thương mại, dịch vụ du lịch liên tục tăng trưởng mạnh.

Xét về cơ cấu dƣ nợ trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp theo loại hình đảm bảo tiền vay, ta thấy 100% dƣ nợ có tài sản đảm bảo, chủ yếu từ nguồn tài sản hình thành từ vốn vay các dự án đầu của các doanh nghiệp.

Từ biến động cơ cấu dƣ nợ trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp theo hình thức đảm bảo cho thấy: dù hầu hết dƣ nợ trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp của VCB Quảng Bình đều có tài sản đảm bảo nhƣng trong 3 năm qua VCB Quảng Bình vẫn tiếp tục thực hiện các biện pháp để tăng hơn nữa tỷ trọng dƣ nợ có tài sản đảm bảo, đánh giá giá trị tài sản để bổ sung thêm tài sản bảo đảm, từ đó góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng cho những khoản dƣ nợ này.

b. Về công tác tổ chức kiểm soát hoạt động cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp của VCB Quảng Bình

Công tác kiểm soát hoạt động cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp của VCB Quảng Bình hiện đang đƣợc thực hiện theo mô hình phân tán, tức là chƣa có sự tách bạch giữa 3 chức năng: quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Phòng khách hàng doanh nghiệp của VCB Quảng Bình thực hiện cả 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay.

Quy trình cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp của VCB Quảng Bình đƣợc thực hiện theo Quyết định số 1468/QĐ-VCB-CSTD ngày 06/10/2017 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam v/v ban hành Quy trình tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Quy trình tín dụng đối với khách hàng này bao gồm 8 bước trong đó hầu hết các bước trong quy trình từ gặp gỡ khách hàng hướng dẫn làm hồ sơ vay vốn đến tất toán hợp đồng tín dụng đều do cán bộ tín dụng đảm nhiệm trừ bước 3 (định giá TSĐB và lập tờ trình do cán bộ thẩm định). Cụ thể các bước như sau:

+ Bước 1: Tìm kiếm, tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ.

- Cán bộ tín dụng tiếp thị, tìm kiếm khách hàng, hướng dẫn khách

hàng chuẩn bị hồ sơ.

+ Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp tín dụng

- Cán bộ tín dụng làm việc với khách hàng, thu thập và tiếp nhận hồ sơ khách hàng, kiểm tra hồ sơ khách hàng cung cấp đảm bảo đầy đủ, hợp lệ, trung thực. Xác định khách hàng có thuộc đối tƣợng hạn chế, hoặc không cấp tín dụng theo chính sách, định hướng tín dụng của VCB trong từng thời kỳ.

Tra cứu thông tin CIC, vấn tin trên hệ thống khách hàng có thuộc danh sách cảnh báo sớm hay danh sách khách hàng đen, bị cấm vận, thẩm định thực tế khách hàng tại trụ sở, điểm sản xuất kinh doanh. Sau đó cung cấp toàn bộ hồ sơ, thông tin thẩm định thực tế cho cán bộ thẩm định.

+ Bước 3: Thẩm định và đề xuất quyết định tín dụng: Trên cơ sở thông tin cán bộ tín dụng cung cấp, đối chiếu với các quy định hiện hành của VCB, thông tin trên hệ thống và các nguồn thông tin khác (nếu có) cán bộ thẩm định thực hiện thẩm định chi tiết khách hàng, tƣ cách, tổ chức bộ máy, tình hình quan hệ tín dụng…, thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh, phương án dự án đề nghị cấp tín dụng của khách hàng, đánh giá lợi ích, rủi ro khách hàng mang lại, đề xuất cấp giới hạn tín dụng, khoản tín dụng và biện pháp bảo đảm cấp tín dụng. Sau đó trình Trưởng/Phó phòng Khách hàng doanh nghiệp. Trưởng/Phó phòng Khách hàng doanh nghiệp sẽ tiếp nhận hồ sơ của cán bộ thẩm định trình, kiểm tra sự đầy đủ của hồ sơ cấp tín dụng của khách hàng theo quy định, kiểm soát các thông tin thẩm định của khách hàng, kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh, xem xét các nhận định, đánh giá đề xuất quyết định cấp tín dụng của pháp luật và VCB trình ban Lãnh đạo.

+Bước 4: Quyết định cấp tín dụng: Ban lãnh đạo (Giám đốc/Phó giám đốc Chi nhánh): Kiểm tra, rà soát tờ trình thẩm định và quyết định cấp tín dụng sau đó xét duyệt cấp tín dụng theo quy định về phân cấp phán quyết cấp tín dụng của VCB.

+ Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ tín dụng: Hoàn thiện thủ tục nhận bảo đảm, cán bộ thẩm định lập hợp đồng bảo đảm tiền vay và làm thủ tục công chứng, nhận bàn giao tài sản (nếu có), nhập kho hồ sơ tài sản đảm bảo, sau đó cán bộ thẩm định lập và trình hồ sơ cấp tín dụng để ban lãnh đạo chi nhánh ký duyệt.

+ Bước 6: Thực hiện quyết định cấp tín dụng: Giải ngân, phát hành bảo lãnh, mở L/C.

+Bước7: Kiểm tra, giám sát tín dụng và quản lý thu hồi nợ: Cán bộ khách hàng chịu trách nhiệm kiểm tra sau khi cho vay về mục đích sử dụng vốn và tình hình tài chính, hoạt động của khách hàng. Cán bộ tín dụng theo dõi thu gốc, lãi, phân tích rủi ro theo từng đối tƣợng khách hàng, khu vực khách hàng…

+ Bước 8: Tất toán hợp đồng tín dụng. Khi khách hàng trả hết nợ, cán bộ thẩm định tiến hành tất toán khoản vay và ra thông báo xuất ngoại bảng để trả hồ sơ đảm bảo cho khách hàng.

Tuy nhiên, qua quy trình trên có thể thấy, dù hoạt động cho vay đƣợc quản lý theo mô hình phân tán nhƣng trong phòng Khách hàng doanh nghiệp cũng đã phân định rõ ràng trách nhiệm của cá bộ tín dụng và cán bộ thẩm định, giúp giảm bớt những nhƣợc điểm của mô hình phân tán là công việc tập trung hết tại một cán bộ nên không có tính chuyên sâu và thiếu sự minh bạch.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)