CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
2.2.2. Thực trạng thực hiện các nội dung của công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại VCB Quảng Bình
Hiện nay, trong phạm vi chi nhánh VCB Quảng Bình mới chỉ thực hiện một số nội dung của công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay nói chung và trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh
nghiệp nói riêng, gồm: né tránh rủi ro, ngăn ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro, chƣa thực hiện các nội dung: trung hòa rủi ro và chuyển giao rủi ro.
a. Né tránh rủi ro
Việc né tránh rủi ro đƣợc VCB Quảng Bình thực hiện thông qua hoạt động thẩm định, xếp hạng và sàng lọc doanh nghiệp, dự án.
Nhƣ đã trình này ở phần trên, hoạt động thẩm định của VCB Quảng Bình đƣợc giao cho cán bộ thẩm định chuyên trách thực hiện dựa trên thông tin cán bộ tín dụng cung cấp, đối chiếu với các quy định hiện hành của VCB, thông tin trên hệ thống và các nguồn thông tin khác (nếu có). Nội dung thẩm định gồm: thẩm định chi tiết khách hàng, tƣ cách, tổ chức bộ máy, tình hình quan hệ tín dụng…, thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh, phương án dự án đề nghị cấp tín dụng của khách hàng, đánh giá lợi ích, rủi ro khách hàng mang lại, đề xuất cấp giới hạn tín dụng, khoản tín dụng và biện pháp bảo đảm cấp tín dụng.
Về hoạt động xếp hạng, việc chấm điểm tín dụng, xếp hạng doanh nghiệp và dự án được thực hiện trên hệ thống của VCB theo hướng dẫn phân loại sau:
Bảng 2.7. Đánh giá phân hạng khách hàng theo mức độ RRTD
Loại Đặc điểm Mức độ rủi ro
AAA: Loại tối ưu Điểm tín dụng tốt nhất dành cho các khách hàng có chất lƣợng tín dụng tốt nhất
- Tình hình tài chính lành mạnh - Năng lực cao trong quản trị
- Hoạt động đạt hiệu quả cao, ổn định - Triển vọng phát triển lâu dài
- Khả năng cạnh tranh vững vàng trước những tác động của môi trường kinh doanh hoặc độc quyền nhà nước
- Đạo đức tín dụng cao
Thấp nhất
AA: Loại ưu - Tình hình tài chính lành mạnh - Khả năng sinh lời tốt
- Hoạt động hiệu quả và ổn định - Quản trị tốt
- Triển vọng phát triển lâu dài
Thấp nhƣng về dài hạn cao hơn khách hàng loại AA
- Đạo đức tín dụng tốt
A: Loại tốt - Tình hình tài chính ổn định nhƣng có những hạn chế nhất định
- Hoạt động hiệu quả nhƣng không ổn định nhƣ khách hàng loại AA
- Quản trị tốt
- Triển vọng phát triển tốt - Đạo đức tín dụng tốt
Thấp
BBB: Loại khá - Hoạt động hiệu quả và có triển vọng trong ngắn hạn
- Tình hình tài chính ổn định trong ngắn hạn do có một số hạn chế về tài chính và năng lực quản lý và có thể bị tác động mạnh bởi các điều kiện kinh tế, tài chính trong môi trường kinh doanh
Trung bình
BB: Loại trung bình khá
- Tiềm lực tài chính trung bình, có những nguy cơ tiềm ẩn
- Hoạt động kinh doanh tốt trong hiện tại nhƣng dễ bị tổn thất bởi những biến động lớn trong kinh doanh do sức ép cạnh tranh và sức ép từ nền kinh tế nói chung.
Trung bình, khả năng trả nợ gốc và lãi trong tương lai ít đƣợc bảo đảm hơn khách hàng loại BBB
B: Loại trung bình
- Khả năng tự chủ tài chính thấp, dòng tiền biến động theo chiều hướng xấu - Hiệu quả hoạt động kinh doanh không cao, chịu nhiều sức ép cạnh tranh mạnh mẽ hơn, dễ bị tác động lớn từ những biến động kinh tế nhỏ
Cao, do khả năng tự chủ tài chính thấp.
NH chƣa có nguy cơ mất vốn ngay nhƣng về lâu dài sẽ khó khăn nếu tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng không đƣợc cải thiện
CCC: Loại dưới trung bình
- Hiệu quả hoạt động thấp, kết quả kinh doanh nhiều biến động
- Năng lực tài chính yếu, bị thua lỗ trong một hay một số năm tài chính gần đây và hiện tại đang vật lộn để duy trì khả năng sinh lời.
- Năng lực yếu kém
Cao, là mức cao nhất có thể chấp nhận; xác suất vi phạm hợp đồng tín dụng cao, nếu không có những biện pháp kịp thời, NH có nguy cơ mất vốn trong ngắn hạn.
CC: Loại a dưới trung bình
- Hiệu quả hoạt động thấp
- Năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn ( dưới 90 ngày)
Rất cao, khả năng trả nợ NH kém, nếu không có những
- Năng lực quản lý kém biện pháp kịp thời NH có nguy cơ mất vốn trong ngắn hạn C: Loại yếu kém - Hiệu qủa hoạt động rất thấp, bị thua lỗ,
không có triển vọng phục hồi
- Năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn
- Năng lực quản lý kém
Rất cao, NH sẽ mất nhiều thời gian và công sức để thu hồi vốn kinh doanh D: Loại
rất yếu kém
- Các khách hàng này bị thua lỗ kéo dài, tài chính yếu kém, có nợ khó đòi, năng lực quản lý kém
Đặc biệt cao, NH hầu nhƣ sẽ không thể thu hồi đƣợc vốn cho vay
(Nguồn: Hướng dẫn xếp loại khách hàng nội bộ của VCB) Dựa trên hướng dẫn này, VCB đã xây dựng hệ thống công nghệ hỗ trợ xếp hạng, chấm điểm tín dụng. Cán bộ của VCB Quảng Bình khi đã thu thập số liệu tài chính và tiếp xúc làm việc với khách hàng sẽ tiến hành nhập liệu.
Các thông số đầu vào bao gồm:
- Lựa chọn loại hình khách hàng doanh nghiệp phù hợp
- Nhập BCTC năm cập nhật nhất đến thời điểm chấm điểm tín dụng do khách hàng cung cấp
- Thẩm định số liệu trên BCTC năm.
- Điều chỉnh lại BCTC trên quan điểm của VCB Quảng Bình.
- Lựa chọn các thông tin phi tài chính trên cơ sở các thông tin thẩm định khách hàng.
Sau khi cán bộ của VCB Quảng Bình tiến hành nhập liệu hệ thống sẽ tự động tính toán và đƣa ra xếp hạng đối với doanh nghiệp hoặc dự án. Dựa vào kết quả xếp hạng, VCB Quảng Bình sẽ đƣa ra mức cho vay hợp lý dựa trên tài sản bảo đảm hoặc tín chấp.
Hiện tại hầu hết các đơn vị có dƣ nợ tại VCB Quảng Bình đều có hạng tín nhiệm cao từ B trở lên. Tổng hợp kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ năm 2018 của các doanh nghiệp vay vốn trung dài hạn tại VCB Quảng Bình đƣợc thể hiện ở Bảng 2.7
Bảng 2.8. Tổng hợp kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ năm 2018
Hạng Số lƣợng doanh nghiệp Tỷ lệ (%)
AAA 2 2.47
AA 8 9.88
A 18 22.22
BBB 23 28.40
BB 15 18.52
B 9 11.11
CCC 4 4.94
CC 2 2.47
C 0 0.00
Tổng 81 100.00
Qua bảng 2.7 ta thấy nhóm khách hàng có mức điểm từ dưới B chiếm tỷ lệ thấp 18,52% tổng số khách hàng của VCB Quảng Bình. Nhóm khách hàng đƣợc xếp hạng từ A trở lên chiếm tỷ lệ 34,57%. Còn lại là nhóm khách hàng đƣợc xếp hạng từ BB đến BBB chiếm 58,02%. Qua bảng này cho thấy việc quản lý rủi ro tín dụng của VCB Quảng Bình có nhiều cố gắng và đạt đƣợc những kết quả đáng kể, và bảng xếp hạng này cũng là cơ sở để VCB Quảng Bình thực hiện tốt nội dung tránh né rúi ro.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện việc thu nhập thông tin, đánh giá tình hình doanh nghiệp và xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp vay vốn tại Vietcombank Quảng Bình đã bộc lộ những thiếu sót, khó khăn và để xãy ra những rủi ro, tổn thất trong cho vay đầu tƣ trung dài hạn, khoản vay bị chuyển nợ quá hạn khó thu hồi, do một số nguyên nhân sau:
- Công tác thu nhập thông tin khách hàng và đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp nó phụ thuộc lớn và yếu tố nhận định chủ quan của cán bộ tín dụng, đặc biệt đánh giá về các yếu tố phi tài chính doanh nghiệp.
- Hệ thống sổ sách báo cáo các doanh nghiệp vay vốn chƣa đƣợc bài bản, thiếu tính hệ thống và chƣa đƣợc kiểm toán cụ thể, còn nhiều doanh nghiệp khai báo tài chính chƣa đúng với thực trạng doanh nghiệp, khác nhiều so với báo cáo thuế, nên việc đánh giá tài chính gây nhiều khó khăn trong việc đánh giá yếu tố tài chính doanh nghiệp.
- Sự điều chỉnh xếp hạng tín dụng doanh nghiệp để thực hiện cho vay mang tính chủ quan, chƣa thể hiện rỏ thực chất việc kiểm soát né tránh rủi ro ngay từ ban đầu, thực tế những doanh nghiệp đã bị quá hạn, không có khả năng trả nợ thì mới điều chỉnh về xếp hạng tín dụng C; D .
b. Ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro
Cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp chứa đựng nhiều rủi ro hơn so với các loại hình cho vay khác, do vậy để ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp, VCB Quảng Bình đã thực hiện các biện pháp sau:
- Phân cấp mức pháp quyết cho vay theo từng cấp: Phòng giao dịch, Chi nhánh, Trưởng phòng, Phó phòng. Các mức cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.9. Phân cấp mức phán quyết cấp tín dụng trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp theo xếp hạng nội bộ của VCB Quảng Bình
Đơn vị: tỷ đồng
Hạng Giám đốc CN Hội đồng TDCS CN
Nhóm 1 từ AA- đến AAA
≤35 >35 và ≤50
Nhóm 2 từ A đến A+
≤25 >25 và
≤35 Nhóm 3 từ
BB+ đến BBB
≤15 >15 và
≤20
Nhóm 4 từ B+ đến BB- ≤10 >10 và
≤15
Nhóm 5 từ CCC đến B- ≤7 >7 và
≤10
Nhóm 6 từ D đến CC+ 0 0
Qua bảng 2.8 ta thấy, VCB Quảng Bình đã chú trọng đến việc phân cấp mức phán quyết tín dụng trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp rất chi tiết, nhằm vừa ngăn ngừa đƣợc rủi ro tín dụng, vừa tạo sự chủ động trong hoạt động kinh doanh tín dụng của các cấp. Các cấp lãnh đạo tại VCB Quảng Bình đã luôn tuân thủ quy định về phân cấp mức phán quyết này, xét duyệt và đồng ý cho vay các hồ sơ tín dụng có giá trị hợp đồng nằm trong mức phân cấp của mình.
- Thực hiện quy trình cho vay riêng đối với loại hình cho vay trung dài hạn khách hàng doanh nghiệp. VCB Quảng Bình xác định cho vay trung dài hạn khách hàng doanh nghiệp có rủi ro cao hơn so với các loại cho vay khác.
Vì vậy, dựa theo hướng dẫn của VCB, VCB Quảng Bình đã thực hiện quy trình cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp khắt khe, chặt chẽ hơn so với các quy trình cho vay khác, thể hiện ở số ngày thẩm định hồ sơ khách hàng đƣợc quy định dài hơn, nội dung thẩm định đi sâu hơn vào tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và giá trị của tài sản đảm bảo ở hiện tại cũng như tương lai. Quy trình này yêu cầu cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định phải tìm hiểu kỹ các thông tin về tình hình hoạt động cũng nhƣ
thông tin nội bộ của doanh nghiệp, thông tin về quy định pháp luật, về thị trường mà doanh nghiệp hoạt động, thông tin về tài sản đảm bảo,… từ đó đưa ra dự báo về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.
Tuy nhiên, thực tế triển khai quy trình này tại VCB Quảng Bình, do số lƣợng cán bộ tín dụng và thẩm định còn hạn chế:
- Việc tìm hiểu, đánh giá thông tin về doanh nghiệp cũng nhƣ tài sản đảm bảo chƣa đƣợc thực hiện một cách kỹ càng, chi tiết. Điều này đã dẫn tới kết quả là một số doanh nghiệp vay vốn đƣợc đánh giá rủi ro thấp hơn so với thực tế.
- Trong quá trình vay vốn của VCB Quảng Bình đã bị phá sản, một số tài sản đảm bảo không đƣợc theo dõi về tình trạng xuống cấp để thực hiện đánh giá lại tài sản đảm bảo nên đã gây khó khăn trong quá trình VCB bán tài sản đảm bảo để thu hồi hợ.
- Đặc biệt công tác theo dõi khoản vay sau khi giải ngân của VCB Quảng Bình chƣa thực sự đƣợc chú trọng nên chƣa kịp thời phát hiện rủi ro để chủ động thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro.
- Sử dụng tài sản đảm bảo: VCB đã ban hành quy định về đánh giá tài sản đảm bảo. Tuỳ theo chủng loại tài sản đảm bảo và tỷ lệ tiền vay trên giá trị tài sản, tài sản đảm bảo đƣợc đánh giá theo 3 mức: Mạnh – Trung bình – Yếu.
Bảng 2.10. Đánh giá mức độ tài sản đảm bảo
TT Loại tài sản bảo đảm Tỷ lệ tiền vay trên giá trị TSĐB
30% 30-50% 50-65% 65-85% 85-100%
1 Bảo lãnh tín chấp của Chính phủ
hoặc NHNN, NH quốc doanh Mạnh 2
Tiền gửi, Thẻ TK tại VietcomBank
3 Giấy tờ có giá do Chính phủ hoặc
các NHTM quốc doanh phát hành Mạnh Trung
bình
4 Bất động sản tại các quận của đô thị lớn trực thuộc TW
Mạnh Trung
bình Yếu 5 Ô tô mới 100%
6
Hàng hoá thông dụng, dễ chuyển nhƣợng
7
Bất động sản ở các huyện ngoại thành ven đô thị lớn trực thuộc TW hoặc tại các quận của đô thị
thuộc tỉnh Mạnh Trung
bình Yếu 8
Các phương tiện vận chuyển đã qua sử dụng
9
Bảo đảm bằng khoản phải thu hoặc tài sản đảm bảo khác đƣợc VietcomBank chấp nhận
Trung bình Yếu 10
Máy móc thiết bị sản xuất mới nhập khẩu (dưới 1 năm), công nghệ hiện đại
11
Bất động sản ở ven đô thị thuộc tỉnh hoặc bất động sản khác ở nông thôn
Trung bình Yếu 12
Máy móc thiết bị sản xuất cũ hoặc mua lại của đơn vị khác, hoặc mới
nhƣng công nghệ lạc hậu Yếu 13
Hàng hoá không thông dụng hoặc tồn kho lâu ngày
(Nguồn: Quy định đánh giá tài sản bảo đảm NHNT Việt Nam) Theo nhƣ phân tích ở mục 2.2.1, dƣ nợ trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp đều có có tài sản đảm bảo. Điều này cho thấy VCB Quảng Bình rất chú trọng tới việc sử dụng tài sản bảo đảm. Việc sử dụng tài sản đảm bảo sẽ giúp nâng cao ý thức trả nợ của các doanh nghiệp và cũng là nguồn để VCB Quảng Bình có thể thu hồi nợ trong trường hợp doanh nghiệp không có khả năng trả nợ.
Tuy nhiên, VCB Quảng Bình cần lưu ý mức độ thanh khoản của những tài sản đảm bảo mà đơn vị đang nắm giữ, do những khoản nợ trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp phải xử lý bằng dự phòng rủi ro của VCB Quảng Bình trong 3 năm qua đều là những khoản nợ có tài sản đảm bảo, nhƣng VCB gặp khó khăn trong việc bán tài sản đó để thu hồi nợ, do thị
trường tiêu thu hẹp, tài sản bị xuống cấp, khó có khả năng thu hồi đủ nợ gốc và lãi vay.
- Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng: đây là biện pháp bắt buộc mà VCB Quảng Bình phải tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bảng 2.11. Dự phòng rủi ro tín dụng
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2016 2017 2018
Dự phòng cụ thể phải trích lập 5,9 7,9 11,2
Dự phòng chung phải trích lập 4,9 4,6 5,4
Tổng giá trị dự phòng phải trích lập 10,8 12,5 16,6 Tổng giá trị dự phòng đã trích lập 10,8 12,5 16,6
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán, VCB Quảng Bình) Qua bảng 2.10 ta thấy, qua 3 năm 2016 đến 2018 VCB đã thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đầy đủ theo quy định của NHNN.
Mặc dù, tỷ lệ trích lập dự phòng của chi nhánh đầy đủ theo quy định của NHNN, Tuy nhiên, qua thực tế giá trị dự phòng rủi ro chịu ảnh hưởng bởi các hợp đồng tín dụng của VCB Quảng Bình luôn có các điều khoản ràng buộc cho phép VCB Quảng Bình chủ động sử dụng một số biện pháp để giảm thiểu rủi ro tín dụng; chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp; các điều khoản về định giá lại tài sản đảm bảo, sự đối chiếu chênh lệch giá trị tài sản thực tế với trên hệ thống máy tính; giá trị tài sản khó bán thu hồi vẫn giữ nguyên giá trị ban đầu, không định giá lại... điều này ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Quảng Bình trong thời gian vừa qua.
2.2.3. Kết quả công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp của VCB Quảng Bình
Trong 3 năm qua, bằng sự nỗ lực của mình, VCB Quảng Bình đã đạt đƣợc những kết quả đáng kể trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp.
Bảng 2.12. Cơ cấu các nhóm nợ trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp của VCB Quảng Bình
Giá trị: đơn vị tỷ đồng, Tỷ trọng: đơn vị %
Chỉ tiêu
2016 2017 2018
Giá trị Tỷ
trọng Giá trị Tỷ
trọng Giá trị Tỷ trọng Tổng dƣ nợ
TDH 670 100 623 100 733 100
Nhóm 1 630 94,03 582 93,42 694 94,68
Nhóm 2 5 0,75 3 0,48 6 0,82
Nhóm 3 12 1,79 16 2,57 10 1,36
Nhóm 4 8 1,19 10 1,61 15 2,05
Nhóm 5 15 2,24 12 1,93 8 1,09
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán, VCB Quảng Bình) Từ bảng 2.11 ta thấy, trong tổng dƣ nợ cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp thì nợ nhóm 1 chiếm tỷ trọng cao nhất, đều trên 93% trong cả 3 năm qua. Năm 2018, nợ nhóm 1 đạt 855 tỷ đồng, chiếm 93,75% tổng dƣ nợ, năm 2017 đạt 1.191 tỷ đồng, chiếm 93,78% tổng dƣ nợ, năm 2018 đạt 1.527 tỷ đồng, chiếm 93,8% tổng dƣ nợ. Tỷ trọng nợ nhóm 1 có xu hướng tăng dần qua 3 năm, đồng nghĩa với tỷ trọng các nhóm nợ còn lại giảm dần. Tỷ trọng nợ nhóm 3 và nhóm 4 có xu hướng giảm. Tỷ trọng nợ nhóm 2 năm 2017 tăng so với 2016, nhƣng năm 2018 vẫn giữ nguyên nhƣ 2017. Tỷ trọng nợ nhóm 5 năm 2017 giảm so với 2016, nhƣng đến 2018 tăng trở lại cao hơn cả năm 2016.