CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
Ngoài những mặt thành công đã đạt đƣợc, công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn của VCB Quảng Bình vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Cụ thể:
- Dƣ nợ cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp của VCB Quảng Bình hiện đang tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng – là lĩnh vực có lợi nhuận lớn nhƣng rủi ro cũng rất cao.
- Trong thực tế triển khai quy trình cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại VCB Quảng Bình, một số doanh nghiệp vay vốn đƣợc đánh giá rủi ro thấp hơn so với thực tế, trong quá trình vay vốn của VCB Quảng Bình đã bị phá sản.
- Một số tài sản đảm bảo không đƣợc theo dõi về tình trạng xuống cấp để thực hiện đánh giá lại tài sản đảm bảo nên đã gây khó khăn trong quá trình VCB Quảng Bình bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.
- Những khoản nợ trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp phải xử lý bằng dự phòng rủi ro của VCB Quảng Bình trong 3 năm qua đều là
những khoản nợ có tài sản đảm bảo, nhƣng VCB Quảng Bình gặp khó khăn trong việc bán tài sản đó để thu hồi nợ, do thị trường tiêu thu hẹp, tài sản bị xuống cấp. Đối với các tài sản là bất động sản, thực tế việc xử lý tài sản loại này gặp nhiều khó khăn, thời gian xử lý chậm, làm phát sinh nhiều chi phí.
VCB Quảng Bình có thể thỏa thuận để khách hàng tự bán tài sản, tuy nhiên khó khăn là người vay và người thế chấp không phải là một, đôi lúc xảy ra xung đột về quyền lợi, dẫn đến kéo dài thời gian xử lý. Theo quy định nếu khách hàng không trả đƣợc nợ, VCB Quảng Bình có quyền xử lý tài sản bảo đảm nợ vay, nhƣng thực tế VCB Quảng Bình là tổ chức kinh tế chứ không phải cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản bảo đảm cho mình để xử lý mà phải chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để tòa án xử lý qua con đường tố tụng, khởi kiện….
- VCB Quảng Bình mới chỉ thực hiện các biện pháp để né tránh, ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng, mà chƣa thực hiện các biện pháp trung hòa hoặc chuyển giao rủi ro tín dụng để giảm rủi ro tín dụng xuống mức thấp nhất.
Nguyên nhân của hạn chế:
- Công tác thu thập, đánh giá thẩm định hồ sơ cho vay chƣa đƣợc chặt chẽ, thiếu sự kiểm soát, phụ thuộc lớn vào nhận định chủ quan của cán bộ tín dụng: Trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng, bước thẩm định tín dụng tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Những tài liệu của khách hàng cung cấp nhƣ giấy tờ pháp lý, phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ, hợp đồng kinh tế và các báo cáo tài chính của công ty mang tính chất đối phó và không minh bạch. Cán bộ tín dụng và thẩm định nếu nhƣ không nhạy bén và kiểm tra cụ thể, kỹ lƣỡng dẫn đến gây tổn thất cho ngân hàng. Một vấn đề tồn tại ở đây là việc thẩm định tín dụng được giao cho một hoặc một số người thực hiện toàn bộ nội dung thẩm định. Cách này giúp cho quá trình thẩm định đƣợc đảm bảo
tính liên tục và có hệ thống, tiết kiệm đƣợc chi phí và thời gian. Tuy nhiên lại mang tính chủ quan cao do phụ thuộc vào trình độ, bản lĩnh cán bộ thẩm định.
Bên cạnh đó, Chƣa phân định rõ trách nhiệm pháp lý của các phòng tham gia trong hoạt động cấp tín dụng mà trong vấn đề hình sự hóa các quan hệ kinh tế vẫn còn tồn tại dẫn đến tâm lý e ngại của các cán bộ có liên quan.
- Chất lƣợng đội ngũ cán bộ tín dụng chƣa cao. Cán bộ tín dụng là người chịu trách nhiệm thu thập thông tin cần thiết, vì vậy chất lượng cán bộ tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng khoản vay. Tuy hầu hết cán bộ tín dụng đều có trình độ đại học, nhƣng ngoài kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, cán bộ tín dụng cần am hiểu các lĩnh vực khác. Mặt khác hầu hết cán bộ tín dụng đều rất trẻ nên thiếu thực tiễn kinh nghiệm và hiểu biết về các ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, trong khi đó môi trường kinh doanh ngày càng biến động phức tạp đòi hỏi cán bộ tín dụng có khả năng phân tích tổng hợp rất rộng, dẫn đến hạn chế trong việc thẩm định khách hàng, làm giảm chất lƣợng thẩm định tín dụng. Mặt khác,số lƣợng cán bộ tín dụng và thẩm định còn hạn chế nên công tác thẩm định và theo dõi khoản vay sau khi giải ngân của VCB Quảng Bình chƣa thực sự đƣợc chú trọng nên chƣa kịp thời phát hiện rủi ro để chủ động thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro.
- Sự phân công cán bộ tín dụng thiếu hợp lý: Hiện nay, tại VCB Quảng Bỉnh, mỗi cán bộ tín dụng đƣợc phân công một số lƣợng khách hàng cụ thể, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, phụ thuộc vào năng lực và kinh nghiệm của từng cán bộ tín dụng. Tuy nhiên để đảm bảo chất lƣợng thẩm định, giám sát tín dụng, thì cán bộ tín dụng cần phải thực sự am hiểu sâu sắc về lĩnh vực kinh doanh và đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp. Việc cán bộ tín dụng phụ trách nhiều đối tƣợng khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau có thể dẫn đến sự hạn chế trong kết quả thẩm định.
- Chƣa có chính sách tín dụng khoa học, cụ thể đối với cho vay trung dài hạn khách hàng doanh nghiệp: Đến hiện tại VCB Quảng Bình vẫn chƣa có văn bản cụ thể nào về đầu tƣ chiến lƣợc, tỷ trọng cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp mà chỉ có những chỉ đạo rời rạc, không hệ thống, mang tính tình thế. Chính sách tín dụng của VCB Quảng Bình cũng chƣa có quy định về phân tán rủi ro. Cụ thể: không có hạn mức cấp tín dụng riêng cho từng lĩnh vực kinh tế để lĩnh vực có rủi ro cao thì hạn mức cấp tín dụng thấp, lĩnh vực có rủi ro thấp thì hạn mức cấp tín dụng cao.
- Công tác kiểm soát nội bộ của VCB Quảng Bình chƣa đƣợc thực hiện sát sao, dẫn tới không phát hiện đƣợc những vi phạm trong quy trình cho vay của các cán bộ tín dụng và thẩm định.
- Tỷ lệ trích lập dự phòng của chi nhánh đầy đủ theo quy định của NHNN, Tuy nhiên, qua thực tế kiểm tra, giá trị dự phòng rủi ro còn chịu ảnh hưởng bởi các hợp đồng tín dụng của VCB Quảng Bình luôn có các điều khoản ràng buộc cho phép VCB Quảng Bình chủ động sử dụng một số biện pháp để giảm thiểu rủi ro tín dụng; chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp; các điều khoản về định giá lại tài sản đảm bảo, sự đối chiếu chênh lệch giá trị tài sản thực tế với trên hệ thống máy tính; giá trị tài sản khó bán thu hồi vẫn giữ nguyên giá trị ban đầu, không định giá lại... gây ảnh hưởng đến kết quả trích lập dự phòng rủi ro.
- Tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của Quảng Bình nói riêng, Việt Nam và thế giới nói chung trong giai đoạn 2016 – 2018 có nhiều biến động lớn, có tác động tích cực nhƣng cũng có tác động tiêu cực tới hoạt động của các doanh nghiệp như: Sự cố ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra cho khu vực biển miền Trung; Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ với thắng lợi của ông Donald Trump vào cuối năm 2016; sự kiện Anh rút khỏi EU; Trung Quốc tăng cường chiến lược nâng tầm ảnh hưởng bằng việc đưa ra một loạt sáng
kiến tham vọng, lấy Trung Quốc làm trung tâm nhƣ Sáng kiến “Một vành đai, một con đường”, Chiến lược “Made in China 2025;…
Trên đây là một số những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại VCB Quảng Bình. VCB Quảng Bình cần khắc phục những hạn chế này để hoàn thiện hơn nữa công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp của mình.
Kết luận chương 2
Ở chương 2, tác giả đã mô tả tổng quan về tình hình hoạt động của VCB Quảng Bình, phân tích thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp của VCB Quảng Bình theo những nội dung của hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng được nêu ra ở chương 1. Từ đó tác giả đưa ra những nhận định, đánh giá về kết quả đạt đƣợc và những hạn chế, tìm hiểu nguyên nhân của hạn chế trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng hoạt động cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp của Vietcombank Quảng Bình, làm cơ sở để đƣa ra những giải pháp ở chương 3.
CHƯƠNG 3