CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI
1.3.1. Nhóm nhân tố bên trong ngân hàng
Đây là nhóm nhân tố xuất phát từ phía bản thân các ngân hàng. Đối với hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng, đây nhóm nhân tố quyết định chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp. Nhóm nhân tố này bao gồm các nhân tố cơ bản sau:
a. Chính sách tín dụng nói chung và chính sách cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp nói riêng
Chính sách tín dụng là tổng thể các quy định của ngân hàng thương mại về hoạt động tín dụng nhằm đưa ra định hướng và hướng dẫn hoạt động của cán bộ ngân hàng thương mại trong việc cấp tín dụng cho khách hàng thông qua các nội dung cụ thể về nguyên tắc cho vay, mức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, mức bảo đảm cho mỗi khoản tín dụng.
Một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm cho danh mục tín dụng của ngân hàng an toàn và hiệu quả đó là việc hình thành một chính sách tín dụng hiệu quả. Chính sách tín dụng sẽ giúp tối thiểu hóa rủi ro tín dụng của ngân hàng để theo đuổi mục tiêu lợi nhuận bằng cách định hướng việc ra quyết định cũng nhƣ giới hạn mức cho vay đối với một khách hàng, một nhóm khách hàng, định giá khoản vay và kỳ hạn cho vay, tài sản đảm bảo, cho đến việc đa dạng danh mục đầu tƣ tín dụng, sử dụng công cụ tín dụng phát sinh và chứng khoán hóa tài sản. Thông qua chính sách tín dụng, cán bộ tín dụng biết đƣợc họ phải làm gì và làm nhƣ thế nào khi thực hiện một khoản cho vay, trách nhiệm của họ tới đâu. Đồng thời nhà quản lý có định hướng để
đạt đƣợc một danh mục tín dụng đa mục đích nhƣ tăng khả năng sinh lợi, kiểm soát rủi ro và đáp ứng các đòi hỏi từ phía nhà quản lý.
Chính sách tín dụng nói chung và chính sách cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp nói riêng sẽ có tác động mạnh mẽ đối với chất lƣợng và hiệu qủa của hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp vì nó tạo nên khuôn khổ và khung quyết định cho các hoạt động quản trị tín dụng nói chung và quản trị hoạt động cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp nói riêng.
b. Quy mô cho vay và mức độ tăng trưởng quy mô cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp:
Theo quan điểm quản trị hiện đại, quy mô cho vay của từng loại hình cho vay tùy thuộc vào chiến lƣợc kinh doanh mà từng ngân hàng lựa chọn cho từng thời kỳ hoạt động. Vì vậy, quy mô cho vay và mức độ tăng trưởng dư nợ cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp là một quyết định tùy thuộc vào những quyết định khác. Đến lƣợt nó, quyết định về quy mô cho vay và mức tăng trưởng dư nợ cho vay lại tác động lớn đến hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp vì sự đánh đổi giữa quy mô và mức độ rủi ro, giữa việc gia tăng năng lực cạnh tranh với gia tăng rủi ro.
c. Sự tuân thủ trong việc thực thi chính sách tín dụng và quy trình quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp:
Về phương diện quản trị rủi ro tín dụng, quy trình tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp đƣợc bắt đầu từ khâu nhận dạng, đo lường rủi ro tín dụng, quyết định tín dụng, giải ngân, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay đến khi thu hồi đƣợc nợ. Trong quá trình thực hiện quy trình cho vay, công tác nhận dạng, đánh giá rủi ro tín dụng là khâu quan
trọng nhất quyết định đến việc tăng hay giảm rủi ro tín dụng đối với mỗi khoản vay. Làm tốt khâu này sẽ tạo tiền đề cho việc thu hồi vốn và lãi khi đến hạn thanh toán, tạo điều kiện cho vốn tín dụng luân chuyển nhanh. Tuy nhiên, nhận dạng, đo lường rủi ro khó đạt đến mức dự đoán chính xác về một khoản vay hoàn trả đúng hạn hay không. Vì thế công tác kiểm soát rủi ro sẽ giúp ngân hàng khắc phục đƣợc những thiếu sót này.
d. Chất lượng và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, nhân viên:
Con người là yếu tố quyết định sự thành bại trong quản lý tài sản của ngân hàng nói chung và tài sản tín dụng nói riêng. Hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển và đa dạng, sử dụng các phương tiện làm việc hiện đại, tiên tiến đòi hỏi chất lƣợng đội ngũ nhân viên phải đảm bảo nghiệp vụ chuyên môn lẫn đạo đức. Chất lƣợng nhân viên chính là khả năng giao tiếp, trình độ ngoại ngữ, tin học, khả năng hiểu biết về các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Ngoài ra, đội ngũ nhân viên phải có đạo đức tốt, có trách nhiệm sẽ tránh tình trạng câu kết với khách hàng để lừa đảo, gây thiệt hại cho ngân hàng. Đội ngũ nhân viên có năng lực cao, có đạo đức nghề nghiệp vững vàng sẽ giúp nâng cao chất lƣợng dịch vụ tín dụng cung cấp, tạo niềm tin cho khách hàng, làm cho họ hiểu biết và gắn bó với ngân hàng hơn, tránh rủi ro trong quan hệ tín dụng.
e. Công tác tổ chức, quản lý, kiểm soát nội bộ:
Công tác tổ chức, quản lý đƣợc tiến hành chặt chẽ, khoa học; các phòng ban chức năng có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tín dụng giúp cho hoạt động tín dụng diễn ra lành mạnh, hiệu quả, ngƣợc lại, sẽ tạo khe hở cho nhân viên ngân hàng cấu kết với khách hàng gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng. Việc kiểm soát nội bộ không được thực hiện hoặc thực hiện không thường xuyên, kịp thời thì những sai sót, lệnh lạc trong hoạt động cho vay sẽ không đƣợc phát hiện và
không có biện pháp khắc phục kịp thời, do vậy rủi ro tín dụng sẽ xẩy ra.
g. Cơ sở vật chất và công nghệ ngân hàng:
Nhân tố công nghệ ở đây còn đƣợc hiểu là việc ứng dụng công nghệ trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng. Do các mô hình đo lường rủi ro tín dụng hiện đại đòi hỏi phải xử lý một khối lƣợng dữ liệu lớn và phức tạp nên cần phải áp dụng các công nghệ xử lý dữ liệu hiện đại. Mặt khác, hệ thống quản lý tín dụng bao gồm: hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về khách hàng; hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; hệ thống xử lý quyết định... cũng yêu cầu các đầu tƣ công nghệ phù hợp để nâng cao hiệu quả của quá trình hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Tuy nhiên, việc đầu tƣ công nghệ trong quản trị rủi ro tín dụng nói riêng, trong quản trị tín dụng nói chung cần cân nhắc để tránh các kiểu rủi ro công nghệ. Những yếu tố cần đƣợc quan tâm kỹ là: quy mô đầu tƣ, trình độ công nghệ, phạm vi ứng dụng...