Nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 101 - 112)

CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG

3.2. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VCB QUẢNG BÌNH

3.2.2 Nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định

Con người là nhân tố trung tâm trong mọi hoạt động và trong hoạt động tín dụng cũng không phải là ngoại lệ. Khi nền kinh tế càng phát triển, hệ thống ngân hàng ngày càng hiện đại, đòi hỏi chất lượng con người trong ngân hàng ngày càng phải biến đổi về chất, chất lƣợng ngày càng phải đáp ứng kịp thời trong hoạt động ngân hàng nói chung và trong hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng. Do vậy, VCB Quảng Bình cần tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng, thẩm định theo hướng: Đảm bảo đủ số lượng cán bộ làm công tác tín dụng, thẩm định trên cơ sở có thời gian kiểm soát, quản lý khoản vay một cách đầy đủ, chặt chẽ từ khi phát sinh đến khi thu hồi nợ. Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ tín dụng, thẩm định, đáp ứng đƣợc yêu cầu cạnh tranh và hội nhập trong điều kiện hiện nay. Theo đó, cán bộ tín dụng, thẩm định phải đủ yếu tố về kiến thức, năng lực chuyên môn cũng nhƣ đạo đức nghề nghiệp.

Về trình độ chuyên môn: Tất cả cán bộ tín dụng, thẩm định phải có năng lực chuyên môn vững vàng, cũng nhƣ hiểu biết về tình hình kinh tế, xã hội, thị trường, pháp luật. Đồng thời, có khả năng đánh giá, nhìn nhận tốt,

nắm bắt nhanh, sáng tạo những phương pháp thẩm định mới, nhanh nhạy, linh hoạt trong xử lý công việc, tình huống phát sinh, sử dụng thành thạo các trang thiết bị hỗ trợ, khai thác xử lý thông tin.

Về đạo đức nghề nghiệp: Phải nâng cao tinh thần trách nhiệm với công việc, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, bản lĩnh vững vàng và có ý thức tự rèn luyện, bồi dƣỡng, góp sức mình vào sự phát triển của cơ quan. Cán bộ tín dụng nếu không có đạo đức nghề nghiệp tốt thì mọi tiêu chuẩn khác sẽ không có giá trị vì dễ bị vật chất cám dỗ dẫn đến đƣa ra những quyết định sai lệch với sự thật là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu phát sinh.

Để nâng cao đƣợc chất lƣợng cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định, VCB Quảng Bình cần chú trọng đầu tiên tới khâu tuyển dụng cán bộ, trong tuyển dụng phải thực hiện khách quan, vô tƣ, tuyển dụng những cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định thực sự có trình độ, từ đó xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng, thẩm định có nền tảng chuyên môn cao.

Ngân hàng cần phải xây dựng chính sách đãi ngộ nhân sự thật hợp lý, thực hiện cơ chế tài chính thông thoáng nhằm thu hút đƣợc nhân tài và duy trì đủ nhân lực chất lƣợng có thể đảm trách các hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì việc tăng trưởng tín dụng hàng ngày không đồng bộ với số lượng và chất lƣợng của cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định phụ trách sẽ dễ dẫn đến có nhiều rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng. Số lƣợng cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định có kinh nghiệm hiện nay tại VCB Quảng Bình còn thiếu, trong khi đó các ngân hàng mới thành lập lại thu hút nhân sự với chính sách đãi ngộ tốt hơn.

Bên cạnh đó, VCB Quảng Bình cần mở rộng các lớp tập huấn nghiệp vụ và chuyên môn sâu về tín dụng ngành nghề, về pháp luật, thị trường và môi trường kinh doanh nhằm giúp công tác tín dụng đạt kết quả tốt và mang

lại hiệu quả cao hơn, cử cán bộ đi đào tạo tại nước ngoài để đáp ứng yêu cầu khi ngân hàng hội nhập thế giới.

Ngoài việc quan tâm nhiều hơn đến công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ nhân viên, VCB Quảng Bình phải chú trọng nhiều hơn, đòi hỏi cao hơn, có thái độ rõ ràng hơn đối với cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định của mình:

Một là, về năng lực công tác yêu cầu mỗi cán bộ không những phải thường xuyên nghiên cứu, học tập nắm vững và thực hiện đúng các quy định hiện hành mà còn phải không ngừng nâng cao năng lực công tác, nhất là khả năng phát hiện, ngăn chặn những thủ đoạn lợi dụng của khách hàng.

Hai là, về phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm yêu cầu mỗi cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định phải luôn tự tu dƣỡng phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm công việc. Cán bộ ở cương vị càng cao phải gương mẫu trong thực hiện các quy chế cho vay, quy định về bảo đảm tiền vay, quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng RRTD để xử lý rủi ro trong hoạt động của VCB Quảng Bình và các văn bản có liên quan khác. Có nhƣ vậy, không những giữ vững đƣợc phẩm chất đạo đức mà ý thức trách nhiệm cũng được nâng lên, xử lý công việc hiệu quả hơn, khắc phục được tư tưởng ỷ lại, trông chờ, tạo ra chuyển biến tích cực trong quản lý.

Đối với nhân viên lâu năm cũng nhƣ mới tuyển dụng, lãnh đạo VCB Quảng Bình cũng cần định hướng rõ cho họ tầm quan trọng của việc thường xuyên nghiên cứu, học tập để cập nhật những kiến thức về chuyên môn và kiến thức xã hội khác, gắn lý luận với thực tiễn để có thể vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả khi tiến hành cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp, đảm bảo sự đồng đều trong chất lƣợng của cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định trong toàn Chi nhánh.

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, VCB Quảng Bình cần đào tạo thêm

cho cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định sử dụng thành thạo kỹ năng giao tiếp, kỹ năng điều tra, phân tích, đàm phán, thương thuyết với khách hàng thông qua việc tổ chức thường xuyên các khoá đào tạo kỹ năng mềm ngắn hạn do những cá nhân, tổ chức có chuyên môn sâu, uy tín trên lĩnh vực kỹ năng đó giảng dạy trực tiếp.

Ngoài ra, VCB Quảng Bình cũng cần kiện toàn công tác sử dụng, phân phối cán bộ công nhân viên:

+ Tùy theo chức năng nhiệm vụ của từng vị trí, phòng ban công tác được phân công trong hoạt động tín dụng mà người cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định có những tiêu chuẩn riêng phù hợp. Thực hiện luân chuyển cán bộ trong quản lý khách hàng để giảm trừ những tiêu cực do mối quan hệ đƣợc tạo lập quá dài, đồng thời tạo điều kiện cho các cán bộ tiếp cận những khách hàng khác nhau sẽ có khả năng xử lý công việc đƣợc nhanh chóng.

+ Xu hướng hiện nay, quy mô vốn cho vay mỗi hợp đồng tín dụng, mỗi khách hàng ngày càng lớn hơn. Các dự án, phương án vay vốn có mục đích đa dạng hơn, lĩnh vực kinh doanh phức tạp hơn, thị trường diễn biến thất thường và tính cạnh tranh ngày càng cao. Do đó, công tác thẩm định lại càng quan trọng hơn trước khi quyết định cho vay. Việc thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh chính là việc đƣa ra những nhận định về khả năng trả nợ của khách hàng. Để chất lượng thẩm định dự án, phương án đạt chất lượng cần bố trí những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm trong nghiệp vụ thẩm định, nên bố trí cán bộ thành các nhóm khác nhau phụ trách thẩm định cho vay đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau, từ đó tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định có thể có kiến thức sâu hơn về ngành nghề mà mình đang tiến hành thẩm định cho vay, nâng cao đƣợc chất lƣợng thẩm định.

3.2.3 Thường uyên rà soát các danh mục đầu tư, để có định hướng cho vay phù hợp với ngành nghề ưu tiên phát triển của ngành và địa phương.

VCB Quảng Bình cần thực hiện xây dựng danh mục đầu tƣ phù hợp với định hướng phát triển ngành nhằm phân tán rủi ro, tránh việc đầu tư quá nhiều vào một ngành nghề cụ thể để hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra. Một trong những nguyên tắc cổ điển nhất trong kinh doanh là “không nên bỏ trứng vào một giỏ”. Đây là nguyên lý không có gì mới, nhƣng trong thực hiện thì cần luôn quán triệt, xuyên suốt, nó được thể hiện dưới các hình thức sau:

- Đa dạng hóa danh mục cho vay: Đây là biện pháp tốt nhất, chủ động nhất trong việc phân tán rủi ro tín dụng. VCB Quảng Bình phải tuân thủ theo định hướng đầu tư cho vay của ngành, trên cơ sở những khuyến nghị những ngành nghề cần mở rộng, hạn chế; dừng cho vay và các định hướng ngành nghề phát triển kinh tế địa phương, để từ có định hướng cụ thể trong việc phát triển đầu tƣ tín dụng các dự án cho vay trung dài hạn trên địa bàn. Các biện pháp đa dạng hóa danh mục cho vay gồm:

+ Cho vay nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau: mở rộng cho vay đối với mọi lĩnh vực, ngành nghề kinh tế, tránh việc tập trung cho vay vào một lĩnh vực cụ thể, nhất là lĩnh vực có rủi ro cao nhƣ bất động sản, xây dựng.

Việc cho vay tập trung vào một lĩnh vực thường sẽ mang lại lợi nhuận cao trong ngắn hạn cho các ngân hàng, do lĩnh vực đó thường có lợi nhuận cao.

Tuy nhiên, đó cũng chính là lĩnh vực có rủi ro cao, khó lường trước được những biến động trong tương lai. Nếu xảy ra biến động tiêu cực trong lĩnh vực mà ngân hàng tập trung cho vay thì các ngân hàng sẽ có khả năng lớn bị mất số tài sản tín dụng đó. Việc cho vay nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau sẽ giúp VCB Quảng Bình tránh đƣợc sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác trong việc giành giật thị phần trong phạm vi hẹp của một số ngành đang

phát triển cũng như tránh gặp phải rủi ro do những chính sách của Nhà nước với mục đích hạn chế hoạt động của một số ngành nghề nhất định trong kế hoạch cơ cấu lại một số ngành nghề kinh tế. Hiện nay, tài sản tín dụng của VCB Quảng Bình đang tập trung nhiều vào ngành xây dựng – cũng là ngành có rủi ro cao. VCB Quảng Bình cần giảm tín dụng vào ngành này để tăng tín dụng vào các ngành khác nhƣ nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp chế biến, chế tạo, các ngành thương mại, dịch vụ,…Chi nhánh càng lập kế hoạch cụ thể, chi tiết, rõ ràng cho từng lĩnh vực thì càng góp phần kiểm soát tình hình cấp tín dụng từ đó hạn chế rủi ro tín dụng.

+ Cho vay nhiều đối tƣợng sản xuất kinh doanh, nhiều loại hàng hóa khác nhau, tránh tập trung cho vay sản xuất một số loại sản phẩm, đặc biệt là những loại sản phẩm không thiết yếu mà Nhà nước không khuyến khích hay những sản phẩm đã xuất hiện quá nhiều trên thị trường.

+ Tránh cho vay quá nhiều đối với một khách hàng, luôn đảm bảo một tỷ lệ cho vay nhất định trong tổng số vốn hoạt động của khách hàng để tránh sự ỷ lại và rủi ro bất ngờ của khách hàng đó. Không cho vay một số tiền lớn cho một khách hàng mà phải san ra cho nhiều khách hàng trong cùng một ngành sản xuất đó. Đây chính là việc phân tán hệ số rủi ro trên số món vay.

+ Nên đầu tƣ vào nhiều địa bàn khác nhau: VCB Quảng Bình nên mở rộng địa bàn cho vay, phân tán vốn cho vay tới nhiều vùng, tránh dồn vốn cho một vùng để giảm nguy cơ rủi ro thuần tuý bởi thiên tai nhƣ bão lụt, hoả hoạn.

- Sử dụng phương thức cho vay hợp vốn: trong hoạt động cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp, VCB Quảng Bình có thể xem xét áp dụng phương thức cho vay hợp vốn để phân tán rủi ro.

Đối với các khoản cho vay lớn, VCB Quảng Bình có thể sử dụng phương thức cho vay hợp vốn, mời các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn

tham gia cấp tín dụng hợp vốn hoặc tham gia cấp tín dụng hợp vốn với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. Theo hình thức này, các thành viên tham gia sẽ phải cùng thẩm định, cùng quyết định cấp tín dụng cho khách hàng và cùng tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động cấp tín dụng của mình. Các thành viên tham gia cấp tín dụng hợp vốn đóng góp vốn (hoặc nghĩa vụ) theo tỉ lệ tham gia được qui định trong hợp đồng hợp vốn, được hưởng các lợi ích (lãi và phí theo qui định) và chia sẻ các chi phí, rủi ro phát sinh đƣợc qui định trong hợp đồng hợp vốn. Do vậy, phương thức cho vay hợp vốn là một biện pháp hữu hiệu để VCB Quảng Bình phân tán rủi ro.

3.2.4. Xây dựng chính sách cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp khoa học, cụ thể

Đến hiện tại VCB Quảng Bình vẫn chƣa có văn bản cụ thể nào thể hiệnchính sách tín dụng khoa học, cụ thể đối với cho vay trung dài hạn khách hàng doanh nghiệp mà chỉ có những chỉ đạo rời rạc, không hệ thống, mang tính tình thế. Điều này dẫn tới công tác cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp đôi lúc sẽ gặp phải những mâu thuẫn trong chính sách, chỉ đạo của cấp trên. Do vậy, VCB Quảng Bình cần nhanh chóng xây dựng chính sách cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp một cách hệ thống, khoa học, rõ ràng và cụ thể. Nội dung chính sách cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp cần thể hiện các vấn đề sau:

- Định hướng phát triển hoạt động cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp phải gắn với xu hướng phát triển ngành ngân hàng, thị trường dịch vụ, thị trường vốn, cũng như tính đến tình hình quốc tế. Nếu đi ngược lại xu hướng chung, các khoản cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp của VCB Quảng Bình sẽ có nguy cơ rủi ro cao hơn.

- Xây dựng chỉ tiêu tín dụng: Cần xem xét xây dựng chỉ tiêu cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp cho các cán bộ tín dụng phù

hợp với tình hình phát triển chung của ngân hàng, có tính đến các yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội tại Quảng Bình, để hạn chế tình trạng cán bộ tín dụng vì thành tích ngắn hạn mà bỏ qua việc đánh giá các rủi ro dài hạn, không phân tích đến chất lƣợng tín dụng và không thực hiện đủ các thủ tục theo quy trình nghiệp vụ.

- Xác định mức độ rủi ro và khả năng mang lại lợi nhuận của các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế phù hợp với từng giai đoạn phát triển, từ đó quy định tỷ trọng tín dụng cụ thể cho từng ngành nghề.

- Quy định các tiêu chuẩn của các khoản vay cần phải thực hiện phương thức cho vay hợp vốn, như tiêu chuẩn về quy mô khoản vay, về lĩnh vực đầu tƣ của dự án, về sự phức tạp của dự án cho vay,… Căn cứ vào các tiêu chuẩn đó, cán bộ tín dụng sẽ dễ dàng xác định đƣợc dự án nào cần phải sử dụng phương thức cho vay hợp vốn để phân tán rủi ro, dự án VCB Quảng Bình có thể tự tài trợ đƣợc.

3.2.5. Thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng quy định hiện hành

Rủi ro trong hoạt động tín dụng là khó tránh khỏi, trong nhiều trường hợp khách hàng không thể trả nợ khiến cho VCB Quảng Bình có thể lâm vào tình trạng mất vốn kinh doanh. Để khắc phục tình trạng đó việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng là rất cần thiết, đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của VCB Quảng Bình, có nguồn bù đắp lại những rủi ro trong hoạt động kinh doanh mà VCB Quảng Bình phải gánh chịu. Chi nhánh phải xác định rõ việc trích lập dự phòng nhƣ thế nào là hợp lý bởi vì nếu lập quỹ trích lập dự phòng rủi ro quá mức sẽ gây lãng phí không cần thiết, nhƣng nếu trích lập quỹ dự phòng quá thấp sẽ không đủ bù đắp rủi ro khi xảy ra.

Để xác định đƣợc mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng phù hợp, trước hết VCB Quảng Bình cần thực hiện phân loại nợ một cách chính xác.

Việc phân loại nợ cần được thực hiện theo cả phương pháp định lượng và định tính. Phương pháp định lượng giúp VCB Quảng Bình phân loại các khoản nợ nhanh chóng và đơn giản, dễ dàng hơn, tuy nhiên sẽ không bao quát được các thông tin tiêu cực có thể ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp đi vay, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Khi đó, phương pháp định tính sẽ giải quyết được vấn đề này. Phương pháp định tính cho phép và yêu cầu VCB Quảng Bình tự xác định nhóm nợ cho một khoản vay dựa vào những đánh giá định tính của mình trên cơ sở các thông tin liên quan đến khoản nợ, đến doanh nghiệp vay mà đơn vị có, phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay. VCB Quảng Bình cũng cần chú trọng đến việc chuyển nhóm nợ, kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng tín dụng có nguy cơ gây ra rủi ro, tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh mà không tuân thủ chính xác quy định về phân loại nợ.

Dựa trên kết quả phân loại nợ, VCB Quảng Bình cần trích lập dự phòng tối thiểu theo đúng quy định của NHNN. VCB Quảng Bình cũng có thể trích lập dự phòng nhiều hơn mức quy định của NHNN nếu thấy cần thiết, tuy nhiên cần tính toán mức phù hợp để tránh lãng phí vốn kinh doanh và làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, bởi chi phí dự phòng rủi ro sẽ đƣợc hạch toán vào tài khoản chi phí khi tính toán lợi nhuận.

3.2.6 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ

Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong hoạt động tín dụng là một công cụ vô cùng quan trọng, thông qua hoạt động kiểm soát có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai xót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng đồng thời cũng phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức, nhằm đổi mới tăng cường hiệu lực của công tác kiểm tra, kiểm toán đáp ứng yêu cầu mới trong hội nhập kinh tế quốc tế. Chi nhánh cần:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 101 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)