3. Đối tượng nghiên cứu
3.4.1. Kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
- Với Quốc hội, Chính phủ, Bộ tài chính
+ Phải có giải pháp để ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát đặc biệt làm lành mạnh hóa hệ thống tài chính- ngân hàng, cải thiện môi tường đầu tư - kinh doanh; tập trung giải quyết tình trạng nợ xấu, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
+Cần có các biện pháp hữu hiệu và cứng rắn về kinh tế và hành chính để buộc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp lệnh kế toán thống kê và chế độ kiểm toán bắt buộc.
+ Đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp nhà nước phải được tổ chức lại theo mô hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn phù hợp với luật doanh nghiệp nhà nước; Cần kiện toàn lại hoạt động và tăng vốn cho Công ty mua bán nợ.
+ Cần thành lập quỹ bảo hiểm cho sản xuất nông nghiệp, vì rủi ro trong nông nghiệp dễ xẩy ra và rất lớn, doanh nghiệp và hộ nông dân khó có khả năng tự khắc phục rủi ro.
+ Để thực hiện chính sách nông nghiệp - nông thôn và nông dân theo chủ trương của Đảng và Nhà Nước cần có chính sách hổ trợ về vốn, cơ chế tài chính cho NHTM đặc biệt là với NHNo& PTNT .
- Với Cấp ủy đảng, Chính quyền và các Ban ngành tỉnh Nghệ An
+ Sở tài nguyên môi trường, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã phải khẩn trương trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ), quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Rút ngắn thời gian cấp, tạo điều kiện để đăng ký giao dịch bảo đảm cho khách hàng.
+ Toà án nhân dân và cơ quan thi hành án các cấp nên ủng hộ các NHTM giải quyết nhanh chóng, dứt điểm những vụ kiện đồi nợ nhằm thu hồi vốn về cho Ngân hàng.
+ Động viên cả hệ thống chính trị vào cuộc để gải quyết vấn đề nợ xấu và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ sản xuất, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn.