Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh nghệ an (Trang 100 - 101)

3. Đối tượng nghiên cứu

3.3.1. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định

Kinh tế Việt Nam đang hội nhập một cách sâu rộng vào kinh tế khu vực và thế giới, hàng chục vạn doanh nghiệp xuất hiện trong mấy năm qua, lại có hàng vạn doanh nghiệp giải thể chỉ trong hai năm 2010, 2011 đã nói lên rằng hoạt động kinh doanh rất nhạy cảm với những biến động kinh tế trong và ngoài nước. Do đó rủi ro hoạt động của doanh nghiệp là không nhỏ, kéo theo rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng ngày càng tăng. Để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng, thì phải nâng cao chất lượng công tác thẩm định. Chất lượng công tác thẩm định càng tốt bao nhiêu thì chất lượng tín dụng càng cao bấy nhiêu, đặc biệt công tác thẩm định được thực hiện trước khi cho vay. Nội dung thẩm định bao gồm thẩm định khách hàng và thẩm định dự án sản xuất kinh doanh. Trong đó, thẩm định khách hàng là một công việc rất khó khăn, đôi khi còn mang tính trừu tượng. Việc thẩm định khách hàng bao gồm thẩm định về tư cách pháp lý, về tư chất, uy tín, trình độ, kinh nghiệm, năng lực quản lý, hơp lệ của dự án, tính khả thi, hiệu quả của dự án bằng cách phân tích các định mức kinh tế, kỹ thuật, các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính, tài sản đảm bảo,.v.v.

Người thẩm định là cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định của phòng (tổ) thẩm định; tái thẩm định của lãnh đạo trưởng phó phòng tín dụng; tái thẩm định của ban giám đốc. Cơ chế hiện nay là tách bạch phòng (tổ) thẩm định ra khỏi phòng tín dụng.

Để công tác thẩm định có hiệu quả, không chỉ đòi hỏi người thẩm định phải có trình độ chuyên môn sâu, mà còn phải am hiểu pháp luật, có khả năng phân tích, khả năng nhạy bén, nắm bắt được thị trường hiện tại - dự báo những biến động của thị trường trong tương lai để có thể đánh giá, tiên liệu được những rủi ro có thể xẩy ra để có quyết định chính xác, ít rủi ro nhất.

Cơ chế xét duyệt cho vay hiện nay đã tách bộ phận thẩm định thành bộ phận riêng biệt đó là phòng thẩm định ở cấp tỉnh (Chi nhánh cấp I, loại I và II ) hoặc tổ thẩm định ở Chi nhánh cấp huyện (Chi nhánh cấp II, loại III), công tác thẩm định xét duyệt qua hai bộ phận riêng biệt làm tăng tính khách quan, chính xác cao hơn so với trước đây, chỉ có xét duyệt qua bộ phận tín dụng. Tuy nhiên tại hai bộ phận tín dụng và thẩm định nên khẩn trương tách riêng thành bộ phận khách hàng doanh nghiệp và khách hàng hộ, cá nhân thì tính chuyên môn hóa sẽ cao hơn lúc đó chất lượng thẩm định sẽ tốt hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh nghệ an (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)