Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tíndụng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh nghệ an (Trang 27 - 117)

3. Đối tượng nghiên cứu

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tíndụng

Hiện nay, chưa có một hệ thống chính thức các tiêu chuẩn quốc tế cũng như một hệ thống tiêu chuẩn của riêng Việt Nam để đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng thương mại. Vì vậy, việc đánh giá chất lượng tín dụng thì phải dựa trên một số tiêu chuẩn do các Ngân hàng Trung ương, cơ quan quản lý cao nhất trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia, ban hành.

Ở Mỹ, hệ thống NHTM với tư cách là nhóm trung gian tài chính lớn nhất. Hàng năm, hệ thống này cung cấp cho nền kinh tế hàng ngàn tỷ USD tín dụng. Các thanh tra ngân hàng Mỹ đã đưa ra đánh giá về chất lượng tín dụng dựa trên việc phân loại các khoản vay, quy đổi các khoản vay nguy hiểm theo các hệ số rủi ro tương ứng và đem so sánh với quy mô dự phòng tổn thất tín dụng và vốn chủ sở hữu.

Các khoản cho vay của một ngân hàng được các thanh tra ngân hàng phân loại như sau:

Những khoản vay đang tiến triển tốt nhưng có một vài điểm hạn chế do ngân hàng không tuân thủ chính sách cho vay hay không nhận được đầy đủ giấy tờ từ người vay thì được cho là khoản cho vay cần được xem xét.

Những khoản cho vay dường như chứa đựng những khiếm khuyết lớn, hay bị các thanh tra ngân hàng đánh giá là có sự tập trung tín dụng nguy hiểm vào một người vay, hay một ngành vay được gọi là những khoản cho vay cần lên kế hoạch. Các ngân hàng cần giám sát khoản tín dụng này một cách thận trọng và cố gắng hạn chế rủi ro, do sự cho vay tập trung. Các khoản cho vay chứa đựng mầm mống rủi ro không thể thu hồi theo đúng kế hoạch sẽ được xếp vào hạng nguy hiểm. Sau đó, khoản vay nguy hiểm lại được xếp vào một trong 3 nhóm như sau:

- Nhóm 1 (Các khoản cho vay dưới mức tiêu chuẩn): mức độ an toàn của ngân hàng không được đảm bảo do sự giảm sút trong giá trị tài sản thế chấp hay trong năng lực hoàn trả của người vay.

- Nhóm 2 (Các khoản cho vay đáng ngờ) có nhiều khả năng chúng mang lại tổn

thất cho ngân hàng.

- Nhóm 3 ( Các khoản cho vay không thể thu hồi được)

Các cấp quản lý, thanh tra sẽ nhân toàn bộ các khoản cho vay dưới mức tiêu chuẩn với 0,2; các khoản cho vay đáng ngờ với 0,5; và các khoản cho vay không thu hồi với 1,0. Sau đó tính tổng và so sánh kết quả với quy mô dự phòng tổn thất tín dụng và vốn chủ sở hữu. Nếu tổng các khoản cho vay nguy hiểm đã quy đổi tương đối lớn so với dự phòng tổn thất tín dụng và nguồn vốn chủ sở hữu thì thanh tra ngân hàng sẽ yêu cầu ngân hàng thay đổi chính sách và thủ tục cho vay hoặc đề nghị ngân hàng bổ sung thêm dự phòng tổn thất và vốn chủ sở hữu.

Tại Việt Nam, do còn những hạn chế về phân loại các khoản vay, cũng như quy mô quỹ dự phòng tổn thất tín dụng và quy mô nguồn vốn chủ sở hữu của các ngân hàng còn nhỏ nên không thể áp dụng cách đánh giá chất lượng tín dụng như của Mỹ và một số nước khác như trên, mà áp dụng những chỉ tiêu riêng theo hướng ngày càng gần với thông lệ quốc tế. Những chỉ tiêu này gồm có:

a, Chỉ tiêu tổng dư nợ

Tổng dư nợ phản ánh khối lượng vốn mà ngân hàng đã cho vay và chưa thu được

nợ hoặc khách hàng chưa phải trả nợ gốc, nó được tính bằng tổng số cho vay năm nay và số dư nợ năm trước trừ đi số thu nợ năm nay.

Tổng dư nợ thấp phản ánh ngân hàng không có khả năng mở rộng hoạt động cho vay, trình độ marketing tiếp cận với khách hàng và thị trường còn thiếu nhạy bén. Tổng dư nợ cao có thể kì vọng lãi từ hoạt động tín dụng cao nhưng không có nghĩa là chất lượng tín dụng tốt bởi rủi ro đối với ngân hàng sẽ tăng lên, ngân hàng có thể không thu hồi được nợ do khách hàng bị phá sản, không còn khả năng trả nợ hoặc cố tình chây ì, không trả nợ cho ngân hàng, trốn nợ,... Thông thường ngân hàng nào theo đuổi mục tiêu lợi nhuận sẽ mong muốn mở rộng dư nợ tín dụng, còn nếu theo đuổi mục tiêu an toàn sẽ thận trọng trong gia tăng dư nợ tín dụng. Tuy nhiên, nâng cao chất lượng tín dụng không phải là việc hạn chế rủi ro bằng cách thắt chặt tín dụng mà phải mở rộng tín dụng với hiệu quả hoạt động cao nhất, nghĩa là có khả năng sinh lời cao nhất và an toàn nhất.

Chỉ tiêu này được sử dụng để phản ánh quy mô tín dụng của ngân hàng, có thể thể hiện ở dạng số tuyệt đối hoặc số tương đối (cơ cấu tỷ lệ trong tổng dư nợ theo thời gian: dư nợ tín dụng ngắn hạn - trung/dài hạn; dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế: Doanh nghiệp nhà nước, Doanh ngoài quốc doanh, cá nhân; Dư nợ tín dụng có tài sản đảm bảo - không có tài sản đảm bảo,... ). Bên cạnh đó chỉ tiêu này cũng phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng song không phải là chỉ tiêu duy nhất, người ta phải kết hợp chỉ tiêu tổng dư nợ tín dụng và một số chỉ tiêu khác như doanh số cho vay, thu nợ,... để đánh giá chính xác chất lượng tín dụng của NHTM.

b, Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn được xem là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn bằng tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ, chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng là khả năng quản lý tín dụng tại Ngân hàng thương mại.

Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn =

Nợ quá hạn là điều mà các ngân hàng không mong muốn, trên thực tế, các NHTM luôn cố gắng giảm đến mức thấp nhất tỷ lệ nợ quá hạn và theo thông lệ quốc tế tỷ lệ này dưới 5% được coi là có thể chấp nhận được.

Tỷ lệ nợ quá hạn thấp biểu hiện chất lượng tín dụng tại ngân hàng cao, độ an toàn của ngân hàng cao. Ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn cao biểu hiện chất lượng tín dụng thấp, rủi ro trong hoạt động tín dụng cao.

Tuy nhiên nếu đơn thuần xét tỷ lệ nợ quá hạn như trên sẽ thiếu tính chính xác khi xác định mức độ rủi ro hoặc chất lượng tín dụng vì một ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn cao nhưng trong đó chủ yếu là nợ quá hạn tạm thời trong thời gian ngắn (Khách hàng tạm khó khăn về tài chính) sẽ thu được nợ trong tương lai gần sẽ khác với ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn thấp hơn nhưng những món nợ quá hạn đó là rất khó thu hồi, khách hàng đã bị phá sản, khách hàng chây ì hay lừa đảo.

Khả năng thu hồi : là một tiêu thức quan trọng để đánh giá chính xác hơn chất lượng tín dụng, ta thấy dù tỷ lệ nợ quá hạn cao nhưng trong đó chủ yếu là những khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi lớn thì vẫn có thể khẳng định chất lượng tín dụng của ngân hàng đó là tốt. Theo cách này, chỉ tiêu thường được sử dụng là:

NQH có khả năng thu hồi Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi =

Nợ quá hạn

Nếu chỉ tiêu này mà cao thì tốt khi đó mặc dầu nợ quá hạn nhưng sẽ thu được và ngược lại.

* Chỉ tiêu về cơ cấu nợ quá hạn

Muốn xác định được cơ cấu nợ quá hạn phải xác định được các tiêu thức hợp lý để phân loại chúng. Bằng việc này ngân hàng có thể nắm được nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở đối tượng nào, theo hình thức nào, thời hạn bao nhiêu, từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục.

Tại Việt Nam, để quản lý và đánh giá đánh giá đúng bản chất các khoản nợ quá hạn nhằm hạn chế rủi ro thấp nhất cho hoạt động kinh doanh của các NHTM, nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng người ta thường phân loại nợ quá hạn theo các tiêu thức sau:

- Căn cứ theo thành phần kinh tế có thể chia nợ quá hạn như sau: + Nợ quá hạn của doanh nghiệp nhà nước.

+ Nợ quá hạn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. + Nợ quá hạn của cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh.

Việc phân loại nợ quá hạn theo nguyên nhân sẽ giúp ngân hàng quản lý tốt các khoản đã cho vay, là cơ sở cho việc tìm ra các giải pháp phù hợp.

+ Nợ quá hạn theo nguyên nhân chủ quan. + Nợ quá hạn theo nguyên nhân khách quan.

Ngoài ra, trong quá trình phân tích, có thể phân loại nợ quá hạn theo thời hạn cho vay, từng loại đối tượng, v.v.

c, Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu:

Hiện nay, đối với các NHTM Việt Nam để đánh giá chất lượng tín dụng của một Ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro thấp nhất trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng hì các Ngân hàng thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Theo quyết định này thì các khoản cho vay của Ngân hàng sẽ được phân thành các nhóm sau:

- Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

+ Các khoản nợ trong hạn mà Ngân hàng nơi cho vay đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.

+ Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và Ngân hàng nơi cho vay đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc, lãi bị quá hạn và thu hồi đẩy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.

- Nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày. + Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.

- Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày.

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu trừ các khoản điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2.

+ Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ năng lực trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

+ Các khoản nợ phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết quá hạn dưới 30 ngày.

- Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2.

+ Các khoản nợ phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết quá hạn từ 30 đến 90 ngày.

- Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2 quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ 2.

Nợ xấu là nợ nhóm 3, nhóm 4 và nợ nhóm 5, tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu và tổng dư nợ cho vay:

Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu =

Tổng dư nợ

Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng tín dụng, tỷ lệ này càng lớn thì chất lượng tín dụng càng thấp và ngược lại.

d, Chỉ tiêu về tốc độ chu chuyển vốn

Doanh số thu nợ trong năm Vòng quay vốn

tín dụng = Dư nợ bình quân trong năm

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn nhanh hay chậm, nghĩa là một đồng vốn của ngân hàng cho vay được bao nhiêu lần trong năm. Số vòng quay càng lớn chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng luân chuyển nhanh, sử dụng vốn hiệu quả. Tuy nhiên, đánh giá nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào đối tượng kinh doanh là ngành nghề nào; là doanh nghiệp thương mại hay doanh nghiệp sản xuất, chẳng hạn đối với các doanh nghiệp thương mại, vòng quay vốn tín dụng đòi hỏi phải lớn, có khi đạt 4 -

7 lần/năm mới được coi là tốt trong khi đó các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất có thể chỉ cần đạt khoảng 1 - 2 vòng/năm; ngoài ra vòng quay vốn tín dụng còn phụ thuộc vào tính thời vụ, tính chu kì của sản xuất; phụ thuộc vào thời gian của dự án,...

e, Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay

Như ta đã đề cập, chất lượng tín dụng nhìn từ phía ngân hàng xét trên hai khía cạnh: lợi nhuận và an toàn. Do vậy, chất lượng tín dụng tốt chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó làm tăng cao khả năng sinh lời của ngân hàng. Và đây là một chỉ tiêu cần thiết để đánh giá hiệu quả công tác tín dụng ngân hàng.

Hiểu theo nghĩa đen, thu nhập từ hoạt động cho vay chính là lãi từ hoạt động cho vay nhưng ta có thể xét thêm thu nhập thực từ hoạt động cho vay của ngân hàng sau khi đã trừ đi các chi phí phát sinh trong quá trình hình thành và chấp nhận cho vay, ví dụ như các chi phí thẩm định, chi phí quản lý theo dõi khoản vay,... Trên thực tế, các NHTM Việt Nam hiện nay hiểu thu nhập từ hoạt động cho vay chính là tỷ lệ lãi từ hoạt động cho vay trên tổng thu nhập.

Lãi từ hoạt động cho vay Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động

cho vay = Tổng thu nhập

Tỷ lệ này cho thấy tầm quan trọng của hoạt động tín dụng trong việc tạo ra tổng thu nhập của ngân hàng. Ở Việt Nam hiện nay, các NHTM có tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay còn rất lớn, điều đó thể hiện rõ rằng tín dụng vẫn là hoạt động sinh lời chủ yếu. Ngân hàng ở các nước phát triển thì tỷ lệ này lại rất khiêm tốn, bởi các ngân hàng có xu hướng phát triển các loại hình dịch vụ tài chính trung gian khác hơn là việc cung cấp tín dụng.

Ngoài các chỉ tiêu như trên, ngân hàng còn được đánh giá về chất lượng tín dụng trên cơ sở nhiều tiêu chuẩn khác như: thái độ tiếp đón, hướng dẫn và phục vụ khách hàng lịch sự chu đáo, thủ tục nhanh gọn, đơn giản, chính xác, phục vụ cho khách hàng nhanh nhất trong phạm vi thời gian quy định; đồng thời tuân thủ các quy định do Nhà nước và của ngành đề ra trong lĩnh vực cho vay.

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

Ta biết rằng chất lượng hoạt động tín dụng có ý nghĩa rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của các NHTM và cả nền kinh tế. Để quản lý chất lượng tín dụng đồng bộ,

đòi hỏi phải hiểu rõ tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới nó. Có thể chia các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng làm hai loại: các nhân tố bên ngoài (khách quan) và các nhân tố bên trong (chủ quan).

a, Các nhân tố bên ngoài: Gồm 3 nhân tố là : kinh tế, xã hội và pháp lý

- Nhân tố kinh tế: Về phương diện tổng thể, nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng. Nền kinh tế ổn định làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tiến hành bình thường. Khi lạm phát, khủng hoảng xẩy ra làm cho khả năng trả nợ vay biến động lớn. Ngược lại nếu không xẩy ra lạm phát, khủng hoảng chất lượng tín dụng chỉ phụ thuộc chủ yếu vào khả năng quản lý tín dụng của bản thân các NHTM.

Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra là nền kinh tế phải có tăng trưởng, thì cũng phải chấp nhận sử dụng mức lạm phát, tăng trưởng tín dụng, kích thích đầu tư. Giới hạn của mở rộng quy mô tín dụng có ảnh hưởng lớn chất lượng tín dụng: nếu mở rộng quá giới hạn cho phép sẽ làm cho giá cả tăng quá mức, xảy ra lạm phát thậm chí là siêu lạm phát, các NHTM sẽ chịu thiệt hại lớn do đồng tiền mất giá, chất lượng tín dụng bị giảm thấp. Ngoài ra, chính sách và luật lệ điều tiết về ưu tiên hay hạn chế sự phát triển của

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh nghệ an (Trang 27 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)