3. Đối tượng nghiên cứu
3.3.4. Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm soát hoạt động tíndụng tạ
NHNo&PTNT Chi nhánhNghệ An
Công tác kiểm soát hoạt động tín dụng là một biện pháp phòng ngừa rủi ro rất có hiệu quả. thời gian qua NHNo& PTNT Chi nhánh Nghệ An đã thực hiện khá tốt công tác này. Để nâng cao chất lượng tín dụng của Chi nhánh cần phải tăng cường hơn nữa công tác kiểm soát hoạt động tín dụng gắn với phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng.
Kiểm soát tín dụng là công tác kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập và công tác kiểm tra giám sát tín dụng của các bộ phận nghiệp vụ của Chi nhánh. Mục đích của kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập là: Ngày càng nâng cao chất lượng tín dụng của
Chi nhánh; đảm bảo tuân thủ các chính sách tín dụng đã đề ra như các tỷ lệ an toàn, danh mục đầu tư, cơ cấu danh mục đầu tư, tỷ lệ cho vay so giá trị tài sản đảm bảo .v.v.; tài sản đảm bảo nợ vay phải đầy đủ tính pháp lý và phù hợp với quy định của NHNo & PTNT Việt Nam; các khoản vay, phí phải được tính và hạch toán đầy đủ; Nợ phải được phân loại, trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định của pháp luật; đảm bảo tính chính xác, đúng đắn trong hoạt động tài chính ngân hàng.
Trách nhiệm bộ phận kiểm tra, giám sát tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An gồm:
+ Kiểm tra giám sát hoạt động tín dụng tại Chi nhánh.
+ Giám sát và định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra hoạt động tín dụng tại các Chi nhánh cấp dưới.
+ Yêu cầu tiếp nhận và quản lý báo cáo về kiểm tra giám sát tín dụng của cấp dưới gửi lên.
+ Thực hiện công tác báo cáo, thống kê về hoạt động kiểm tra và giám sát hoạt động tín dụng cho Ban giám đốc và trung tâm điều hành theo quy định và khi được yêu cầu.
- Phương pháp kiểm tra:
+ Yêu cầu cán bộ tín dụng cung cấp báo cáo mới nhất về khách hàng các khoản vay của khách hàng.
+ Kiểm tra toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng, gồm khoản vay còn dư nợ hoặc đã trả hết nợ. Nếu số lượng hồ sơ quá lớn, không đủ thời gian để kiểm tra hết thì dùng phương pháp chọn ngẫu nhiên một số hồ sơ để kiểm tra. Do hồ sơ vay vốn của Chi nhánh là rất lớn nên chúng ta phân loại hồ sơ cho vay để kiểm tra, cho vay doanh nghiệp có mức vay lớn, khách hàng ít có thể kiểm tra 100%, cho vay hộ sản xuất chỉ cần kiểm tra ngẫu nhiên theo mẫu, hoặc có thể phân nhóm theo mức vay vv.
+ Kiểm tra thông qua phỏng vấn cán bộ tín dụng, nhằm đánh giá về cảm tính trình độ chuyên môn, kỹ năng, hiểu biết của cán bộ tín dụng.
- Nội dung kiểm tra, giám sát tín dụng:
+ Giám sát sự tuân thủ chính sách, pháp luật Nhà Nước trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh.
+ Giám sát sự tuân thủ chính sách, quy định của NHNo&PTNT Việt Nam và của Chi nhánh, phát hiện và ghi nhận những sai lệch, tìm hiểu ghi nhận nguyên nhân sai lệch.
+ Giám sát việc thực hiện hạn mức tín dụng, danh mục tín dụng. + Giám sát đảm bảo tiền vay và người bảo lãnh.
Kiểm tra giấy tờ hợp lệ, hợp pháp của tài sản; việc chấp hành tỷ lệ cho vay trên giá trị thế chấp, cầm cố, bảo lãnh,.v.v.
+ Kiểm tra quy trình cho vay và quy trình phê duyệt tín dụng. + Kiểm tra việc chấp hành quy định vè quản lý nợ xấu.
+ Kiểm tra hợp đồng vay vốn.
+ Kiểm tra việc phân loại tài sản có, trích lập dự phòng rủi ro. + Kiểm tra việc bảo quản, lưu trữ hồ sơ tín dụng.
- Sau khi kiểm tra, giám sát tín dụng ta thực hiện việc đánh giá, nhận xét:
+ Đánh giá chung về công tác tín dụng, chỉ tiêu kế hoạch dư nợ, nợ xấu, nợ quá hạn, kế hoạch thời gian sắp tới.
+ Đánh giá những sai phạm được phát hiện qua kiểm tra. + Cán bộ tín dụng có sai phạm giải trình.
+ Kiến nghị:
Với đối tượng được kiểm tra: Những vi phạm cần chỉnh sửa ngay, những vi phạm cần biện pháp khắc phục (thời gian phải khắc phục).
Những vi phạm do nguyên nhân chủ quan, có kiến nghị cụ thể, quy kết trách nhiệm tới từng bộ phận và cán bộ cho vay.
Kiến nghị với cấp trên về hình thức xử lý trách nhiệm, về xây dựng quy chế, quy trình kiểm tra giám sát.