Ngân hàng United Overseas Bank (UOB)

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh nghệ an (Trang 49 - 51)

3. Đối tượng nghiên cứu

1.3.6.2. Ngân hàng United Overseas Bank (UOB)

Ngân hàng UOB thành lập năm 1935, ngân hàng hiện có 500 văn phòng trên 18 quốc gia với tổng tài sản đạt 237 tỷ USD, tổng dư nợ tín dụng là 141 tỷ USD và thu nhập từ lãi tín dụng đạt 3.67 tỷ USD năm 2011. Với hơn 70 năm kinh nghiệm, UOB đã thiết lập cho mình một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng tương đối mạnh để đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, đặc biệt trong giai đoạn UOB đang thực hiện chiến lược mua lại một số ngân hàng ở các nước Châu Á khác. Mặc dù, không lớn mạnh như HSBC, nhưng UOB cũng là một trong những ngân hàng hàng đầu trong khu vực châu Á.

Hiệu quả quản trị hoạt động tín dụng chính là sự thành công trong công tác quản lý rủi ro của UOB được dựa trên các điểm sau:

- Xác định được đầy đủ các điểm có thể phát sinh rủi ro trong hoạt động tín dụng để có các quy trình xử lý phù hợp đảm bảo tính hiệu quả và an toàn.

- Các chính sách và quy trình của UOB được trình bày rất dễ hiểu, tập hợp thành cẩm nang và được truyền đạt liên tục cho tất cả các thành viên liên quan của hệ thống.

- Đặc biệt đề cao công tác đào tạo trình độ nhân viên.

- Tính tuân thủ rất cao của các thành viên của UOB đối với các quy định, chính sách tín dụng của ngân hàng và Ngân hàng Trung ương.

- Hệ thống thông tin khách hàng được tập trung hoá tối đa và được chia sẻ cho toàn hệ thống. Đây cũng là nguồn thông tin cho việc định lượng mức độ rủi ro tín dụng.

- Việc phân chia cán bộ quản lý theo nhóm khách hàng, nhóm ngành nghề đạt đến trình độ chuyên môn hoá cao, giảm thiểu tối đa rủi ro do hạn chế về kiến thức ngành nghề của cán bộ kinh doanh sản phẩm tín dụng.

- Việc phân quyền phê duyệt cho cán bộ được xem xét rất kỹ lưỡng và thủ tục ủy quyền đều mang tính pháp lý rất cao (có qua công chứng nhà nước) để đảm bảo người được ủy quyền nhận thức được quyền hạn và trách nhiệm của mình.

- Hệ thống cảnh báo các dấu hiệu bất thường của các khoản tín dụng được vận hành mạnh mẽ để có thể có những biện pháp khắc phục kịp thời tránh tổn thất xảy ra.

Sơ đồ1.1: Hệ thống quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng UOB Thiết lập các chính sách tín dụng và xác định các yếu tố rủi ro: - Mức độ tập trung tíndụng - Các loại tài sản đảm bảo được chấp nhận và mức độ cho vay.

- Mức cho vay tối đa 1 khách hàng/nhóm khách hàng. - Thời hạn tối đa của các loại tín dụng. - Xác định các hoạt dộng rủi ro cao. Đánh giá các khoản tín dụng và lập dự phòng rủi ro: - Đánh giá các khoản tín dụng. - Lập dự phòng rủi ro. - Phương án chuyển nhượng/thoát rủi ro. - Thông báo nợ có dấu hiệu bất thường. Đánh giá danh mục tín dụng: - Thiết lập hạn mức tập trung tín dụng. - Phân tích mức độ tập trung tín dụng.

- Kiểm tra thử khủng hoảng. Áp dụng Basell II:

- Nghiên cứu các ảnh hưởng. - Yêu cầu của cơ sở dữ liệu. - Nâng cấp hệ thống.

- Điều chỉnh quy trình tín dụng.

Ủy quyền hạn mức phê duyệt theo các tiêu chí: - Cấp bậc chức vụ trong hệ thống.

- Đặc điểm danh mục tín dụng đang quản lý.

- Kinh nghiệm. Rủi ro của quốc gia: - Lập hạn mức rủi ro tín dụng cho từng quốc gia. - Phân tích rủi ro của các quốc gia.

Chuyển tải chính

sách/quy trình tín dụng: - Huấn luyện, truyền đạt các chính sách/quy trình thông qua các kênh trực tuyến.

- Đào tạo nâng cao kỹ năng.

- Hoạt động “kiểm tra thử khủng hoảng” được thực hiện định kỳ hoặc tại những thời điểm nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn để lượng hoá rủi ro chính xác trong từng thời kỳ và có biện pháp phòng chống, dự phòng rủi ro.

- Hoạt động kiểm toán nội bộ với phương thức kiểm tra bất ngờ đang được duy trì một cách rất hiệu quả đảm bảo tính tuân thủ tuyệt đối trong hệ thống.

Hiệu quả quản trị hoạt động tín dụng chính là sự thành công trong công tác quản lý rủi ro của UOB được dựa trên các điểm sau:

- Xác định được đầy đủ các điểm có thể phát sinh rủi ro trong hoạt động tín dụng để có các quy trình xử lý phù hợp đảm bảo tính hiệu quả và an toàn.

- Các chính sách và quy trình của UOB được trình bày rất dễ hiểu, tập hợp thành cẩm nang và được truyền đạt liên tục cho tất cả các thành viên liên quan của hệ thống.

- Đặc biệt đề cao công tác đào tạo trình độ nhân viên.

- Tính tuân thủ rất cao của các thành viên của UOB đối với các quy định, chính sách tín dụng của ngân hàng và Ngân hàng Trung ương.

- Hệ thống thông tin khách hàng được tập trung hoá tối đa và được chia sẻ cho toàn hệ thống. Đây cũng là nguồn thông tin cho việc định lượng mức độ rủi ro của danh mục tín dụng.

- Việc phân chia cán bộ quản lý theo nhóm khách hàng, nhóm ngành nghề đạt đến trình độ chuyên môn hoá cao, giảm thiểu tối đa rủi ro về kiến thức của CBTD. - Việc phân quyền phê duyệt cho cán bộ được xem xét rất kỹ lưỡng và thủ tục ủy quyền đều mang tính pháp lý rất cao (có qua công chứng nhà nước) để đảm bảo người được ủy quyền nhận thức được quyền hạn và trách nhiệm của mình.

- Hệ thống cảnh báo các dấu hiệu bất thường của các khoản tín dụng được vận hành mạnh mẽ để có những biện pháp khắc phục kịp thời tránh tổn thất xảy ra.

- Hoạt động “kiểm tra thử khủng hoảng” được thực hiện định kỳ hoặc tại những thời điểm nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn để lượng hóa rủi ro trong từng thời kỳ và có biện pháp phòng chống, dự phòng rủi ro, chính sách giá phù hợp.

- Hoạt động kiểm toán nội bộ với phương thức kiểm tra bất ngờ đang được duy trì một cách rất hiệu quả đảm bảo tính tuân thủ tuyệt đối trong toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh nghệ an (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)