3. Đối tượng nghiên cứu
3.3.6. Giải pháp thu hồi nợ xấu
3.3.6 3.3.6
3.3.6. . . . Giải pháp thu hồi nợ xấu
Thu hồi nợ xấu, đặc biệt là nợ khó đòi là công việc hết sức khó khăn nhưng vô cùng quan trọng. Thu hồi được nợ xấu tức là thu hồi được vốn vay, không bị thất thoát vốn làm tăng năng lực tài chính, làm lành mạnh môi trường tín dụng, nâng cao được uy tín của ngân hàng.
- Để giải quyết vấn đề nợ xấu có hiệu quả. NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An phải tranh thủ được sự lãnh đạo, giúp đỡ của cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể xã hội, cơ quan thi hành pháp luật,v.v. Đòi hỏi có chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Chi nhánh và các Ngân hàng cơ sở, thực hiện tốt việc phân tích, đánh giá nợ xấu, xác định nguyên nhân để đề ra giải pháp hợp lý.
- Hàng quý Chi nhánh cần phải họp định kỳ để đánh giá việc thực hiện kế hoạch xử lý nợ xấu của quý trước, đề ra kế hoạch thu nợ xấu quý sau. Giao chỉ tiêu, gắn với kế hoạch tài chính, thi đua của các Ngân hàng cơ sở; Tại Ngân hàng cơ sở thực hiện việc phân tích nợ xấu, đề ra biện pháp để xử lý từng khách hàng, từng món nợ cụ thể gắn với việc giao khoán cho phòng , tổ cá nhân gắn với cơ chế tiền lương, tiền thưởng, thi đua.
- Để xử lý tốt nợ xấu, Chi nhánh nên thành lập hội đồng thu nợ, tại Ngân hàng cơ sở thành lập tổ xử lý nợ tồn đọng, trong đó có thành viên trong Ban Giám đốc làm tổ trưởng, có nhiệm vụ chuyên trách chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xử lý thu hồi nợ xấu.Các thành viên trong tổ gồm có lãnh dạo phòng tín dụng và một số cán bộ tín dụng, cán bộ làm công tác thấm định.
* Để thu hồi được nợ xấu , cách xử lý cụ thể như sau:
- Đối với những khách hàng còn năng lực hoạt động, đang tạm thời khó khăn về tài chính thì chúng ta tiếp tục cho vay bổ sung vốn, khoản nợ cũ có thể dùng biện pháp thu gốc trước, thu lãi sau. Tuy nhiên cán bộ ngân hàng phải theo dõi, giám sát chặt chẽ.
- Đối với những khách hàng không còn khả năng trả nợ do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh,...Chi nhánh xử lý bằng cách cho giãn nợ, cho khoanh nợ, cho vay mới nhằm tạo điều kiện cho khách hàng tái sản xuất để trả dần nợ cho ngân hàng. Trường hợp khách hàng không còn khả năng trả nợ do không còn tài sản, bị phạt tù, mất tích...ngân hàng tổng hợp xử lý rủi ro. Nợ xấu do nguyên nhân thiên tai bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt, hạn hán,... trên diện rộng, cần đề nghị Chính Phủ cho khoanh nợ và xuất ra khỏi nội bảng để theo dõi trên tài khoản ngoại bảng, hoặc ngân hàng sẽ xử lý từ khoản nguồn dự phòng rủi ro tín dụng của Chi nhánh.
- Nợ xấu đối với khách hàng không còn tồn tại (chết, bỏ trốn) hoặc các doanh nghiệp đã giải thể, tài sản đã bán và không còn tài sản để thu nợ. Chi nhánh tổng hợp đưa vào đề án xử lý nợ tồn đọng, có thể đề nghị cấp trên cho xóa nợ theo chế độ. - Nợ xấu đối với khách hàng vay vốn cố tình làm trái quy định, sử dụng vốn sai mục đích, cố tình chây ì, lừa đảo cần phải đưa ra pháp luật để xử lý như khởi kiện, phát mại tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh để thu hồi.
- Đối với nợ xấu cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài, trước mắt phải làm việc với các công ty làm dịch vụ xuất khẩu để trích số tiền đã ký quỹ của công ty tại ngân hàng để thu nợ. Trường hợp vẫn thiếu nợ thì tiếp tục yêu cầu khách hàng trả nợ, các trường hợp cố tình chây ì thì tiến hành khởi kiện ra tòa án.
- Đối với số nợ xấu do chủ quan cán bộ tín dụng, giao trách nhiệm cho cán bộ cho vay phải trực tiếp đòi nợ. Trường hợp không đòi được nợ thì quy trách nhiệm cho cá nhân có sai phạm phải bồi hoàn.
- Để xử lý nợ xấu trước hết phải đôn đốc, động viên khách hàng trả nợ, tự bán tài sản để trả nợ ngân hàng. Trường hợp những khách hàng cố ý chây ỳ không trả, không chịu bàn giao tài sản cho ngân hàng để bán thu nợ, xiết nợ thì mới tiến hành khởi kiện, đề nghị cơ quan pháp luật phát mại tài sản để thu nợ.
- Chi nhánh cần tăng cường công tác thanh kiểm tra, kiểm soát quá trình xử lý nợ xấu, tránh tình trạng thực hiện sai quy trình, vi phạm luật, để khách hàng khiếu kiện lại ngân hàng.