3. Đối tượng nghiên cứu
1.3.6.3. Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam
trường, chiếm lĩnh thị phần.
- Ứng dụng công nghệ ngân hàng một cách có hiệu quả trong công tác quản trịTD và hoàn thiện cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích, thẩm định, phòng ngừa rủi ro tín dụng.
- Thực hiện tái cơ cấu mô hình, tổ chức hoạt động tín dụng theo hướng tách bạch các bộ phận kinh doanh và quản lý tín dụng một cách triệt để nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro.
- Ban hành chính sách, quy trình cho vay một cách rõ ràng và đề cao tính tuân thủ của bộ phận tín dụng. Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định cho vay theo hướng chuyên môn hóa theo loại hình khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân, nhóm ngành hàng để hạn chế rủi ro tác nghiệp.
- Thực hiện các biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ để phòng ngừa rủi ro và đưa ra các giải pháp xử lý phù hợp.
Kết luận chương 1
Qua nghiên cứu lý luận chung về chất lượng tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng thương mại, nội dung các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ta thấy: Chất lượng tín dụng chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Vừa có nhân tố khách quan lại có nhân tố chủ quan, từ nhân tố bên ngoài tác động vào đến nhân tố bên trong của chính NHTM. Tùy theo sự phát triển của kinh tế xã hội, sự hoàn thiện môi trường pháp lý của từng nước, trình độ quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ của cán bộ của chính từng NHTM mà mức độ ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động tín dụng khác nhau . Do vậy, vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải nắm rõ được những nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng, có giải pháp để hạn chế đến mức thấp nhất những tác động xấu, vận dụng tối đa các nhân tố tích cực để không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, tăng hiệu quả hoạt động ngân hàng.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH NGHỆ AN
2.1. Khái quát chung về NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An 2.1.1. Khái quát chung về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An
Tỉnh Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung bộ, trên tuyến giao lưu kinh tế - xã hội Bắc - Nam, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Đông giáp Biển Đông với chiều dài 82 km bờ biển và phía Tây giáp nước bạn Lào với chiều dài biên giới 419 km. Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên là 16.490 km2 với 1 thành phố cấp I (TP. Vinh), 2 thị xã (Cửa Lò và Thái Hòa), 17 huyện gồm 479 xã, phường, thị trấn. Trong đó, có 6 huyện miền núi, 5 huyện núi cao, 145 xã núi thấp, 105 xã núi cao, có 84 xã thuộc chương trình 135.
Theo số liệu thống kê dân số tỉnh Nghệ An năm 2011 là 2.942.875 người, đứng thứ tư toàn quốc trong đó số lao động gần 1,7 triệu. Mật độ dân số là 178 người/km2. Việc phân bố dân cư trên địa bàn tỉnh không đều, phần lớn tập trung tại thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và một số huyện đồng bằng (mật độ trên 500 người/km2). Một số huyện miền núi có mật độ dân số rất thưa thớt (dưới 50 người/km2).
Về cơ sở vật chất hạ tầng, văn hoá và xã hội: Nghệ An nằm ở vùng trung tâm Bắc Trung Bộ, trên tuyến giao lưu Bắc Nam - Đông Tây, có các tuyến giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa và đường hàng không. Đây cũng là cửa ngõ thông ra biển đông của Trung Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan qua cảng Cửa Lò. Cảng biển Cửa Lò sức chứa 1,3 triệu tấn hàng, có thể đón tàu tải trọng 1,8 vạn tấn cập cảng. Ngoài cửa khẩu Nậm Cắn (Kỳ Sơn) và Thanh Thủy (Thanh Chương), sắp tới tỉnh Nghệ An sẽ mở thêm cửa khẩu Thông Thụ (Quế Phong), thông thương với Lào. Ngoài Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, Nghệ An đang từng bước nâng cấp Quốc lộ 7, 46, 48 và các tuyến tỉnh lộ, kết nối giao thông từ đồng bằng lên các huyện miền núi. Là vùng đất có truyền thống hiếu học, trung tâm giáo dục - đào tạo của khu vực Bắc miền Trung, toàn tỉnh có 9 trường đại học, cao đẳng với hơn 42.000 sinh viên, 7 trường đào tạo công nhân kỹ thuật và dạy nghề đóng trên địa bàn.
- Cơ cấu kinh tế theo ngành và tăng trưởng kinh tế của tỉnh Nghệ an
Kinh tế Nghệ An có sự chuyển dịch đúng hướng: Tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ năm 2009 tỷ trọng là 32,07% và 37,46% đến năm 2011 tăng lên là 34,86 và 37,54%, giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm ngư diêm nghiệp năm 2009 chiếm tỷ trọng 30,47% đến 2011 tỷ trọng còn là 27,6% đúng với xu thế phát triển chung và tinh thần Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (xem thêm biểu đồ 2.1) dưới đây:
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh Nghệ An từ 2009-2011
0 20 40 60 80 100 120 2009 2010 2011 Dịch vụ
Công nghiệp và xây dựng
Nông lâm ngư diêm nghiệp
(Nguồn: Phụ lục báo cáo chính trị của Ban chấp hành tỉnh khóa XVI trình Đại hội tỉnh Đảng bộ Nghệ An khóa XVII và báo cáo của Cục thống kê)
Tăng trưởng GDP của tỉnh Nghệ An: Thu nhập bình quân đầu người của Nghệ An hiện nay còn thấp hơn bình quân của cả nước. Tuy nhiên mấy năm qua kinh tế của tỉnh đã có nhiều bứt phá, tốc độ tăng GDP của Nghệ an tăng nhanh hơn nhiều so tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của cả nước: Tốc độ tăng trưởng của Nghệ An năm 2009,2010,2011 lần lượt là 12%, 14,16% và 10,38% còn tốc độ tăng GDP của cả nước là 5,89%, 6,78% và 5,32%.
Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng GDP bình quântại tỉnh Nghệ An và cả nước giai đoạn từ 2009 - 2011 0 2 4 6 8 10 12 14 16
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tốc độ tăng GDP việt nam Tốc độ tăng GDP Nghệ an
(Nguồn: Phụ lục báo cáo chính trị của Ban chấp hành tỉnh Nghệ An Khóa XII, Cục thống kê và của Tổng cục thống kê)
- Tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn
Tính đến tháng 12/2011 trên địa bàn đã có tổng cộng 113 Chi nhánh tổ chức tín dụng hoạt động bao gồm 36 Chi nhánh NHTM Nhà nước (12 Chi nhánh cấp I và 34 Chi nhánh cấp II), 1 Hội sở chính NHTM cổ phần (Bắc Á) và 21 Chi nhánh cấp I NHTM cổ phần, 1 Chi nhánh quỹ tín dụng trung ương, 52 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cùng 121 phòng giao dịch và hàng chục điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm. Điều này cho thấy Nghệ An đang dần hình thành trung tâm tài chính ngân hàng khu vực Bắc Trung bộ. Đây cũng là thách thức cho NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Nghệ An trong hoạt động kinh doanh của mình, cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt và gay gắt nếu không nắm được thế chủ động cũng như không nâng cao được chất lượng hoạt động thì thị phần ngày càng bị chia sẻ và mất dần vai trò chủ đạo của mình.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An
Tiền thân của NHNo&PTNT Việt Nam là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập năm 1988, theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, với chức năng chính là hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng Phát triển Nông
nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận tất cả các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố.
Với xu hướng phát triển của các NHTM là thiên về hoạt động đa năng, ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. NHNo & PTNT Việt Nam là NHTM đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. Nghị định 53/HĐBT ra đời và chuyển hệ thống ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang hai cấp là một bước đột phá mạnh mẽ, trong đó có ngân hàng nông nghiệp được thành lập.
Hơn hai mươi năm qua, từ khi tổ chức triển khai thực hiện nghị định 53/HĐBT, NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An đã thu được nhiều kết quả tốt, tạo điều kiện và tiền đề quan trọng trong thực hiện các cơ chế mới của ngành, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thực hiện chiến lược mở rộng thị trường và khách hàng, trong đó giữ vững vai trò chủ đạo và chủ lực trên lính vực nông nghiệp và nông thôn, chú trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng địa bàn hoạt động tại các vùng kinh tế trọng điểm. Tập trung vốn đầu tư cho các vùng nguyên liệu như mía đường cho các nhà máy Nghệ An Taste&Lely, nhà máy đường Sông Lam, Sông Con; dứa cho nhà máy dứa cô đặc; sắn cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn, cao su, v.v. thông qua đó xuất hiện nhiều mô hình liên kết trong nông nghiệp, nông thôn như kinh tế trang trại, hộ kinh doanh. Đến cuối năm 2011 quy mô dư nợ tín dụng của NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An đạt 6.705 tỷ đồng.
Đi đôi với việc mở rộng các hoạt động kinh doanh, đơn vị đã thường xuyên quan tâm đến đầu tư đổi mới công nghệ, tăng cường cơ sở vật chất từ tỉnh đến các ngân hàng huyện, phòng giao dịch. Hệ thống thanh toán chuyển tiền điện tử đã nối mạng đến tận các Chi nhánh huyện thị đáp ứng mọi nhu cầu chuyển tiền an toàn, nhanh chóng thuận tiện cho khách hàng trên cả nước. Dịch vụ chuyển tiền nhanh WESTERN UNION, SWIFT,... với doanh số chi trả kiều hối hàng năm đạt 80 triệu USD với hơn 70 ngàn món.
Nghiệp vụ huy động vốn đạt 8.259 tỷ đồng và ngoại tệ đạt trên 20 triệu USD; hoạt động mua bán ngoại tệ vừa đáp ứng nhu cầu thanh toán vừa gắn với kinh doanh hàng năm đạt doanh số trên 134 triệu USD; nghiệp vụ thanh toán quốc tế đã thực hiện đến các huyện có kinh tế phát triển đáp ứng nhu cầu khách hàng đạt doanh số thanh toán hơn 17 triệu USD. Dịch vụ thẻ ATM tiện lợi nhanh chóng, an toàn hiệu quả đã thu hút trên 163.407 khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ trong đó có 39.626 khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile Banking, thu hút được 427 đơn vị trả lương qua tài khoản với 10.723 tài khoản. Đặc biệt Chi nhánh đã hoàn thành dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách hàng (IPCAS), qua đó cung ứng nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại có tính tích hợp công nghệ cao như dịch vụ SMS Banking, VNTOPup,... nhiều tiện ích cho khách hàng. Nét nổi bật trong hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Nghệ An là vốn cho vay đã phủ sóng đến tất cả các vùng, miền trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Nghệ An là ngân hàng có thị phần lớn nhất trên địa bàn Nghệ an về quy mô mạng lưới, nguồn vốn, dư nợ, tài khoản thẻ, số máy ATM, số lượng khách hàng... Hoạt động của NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An đã góp phần thúc đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh đúng hướng.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An
Tổng số cán bộ CNVC của Chi nhánh là 995 người. Trong đó: cán bộ có trình độ đại học và trên đại học là 621 người chiếm tỷ lệ 62,4%; cán bộ có trình cao đẳng, trung cấp và kỹ thuật nghiệp vụ là 334 người chiếm tỷ lệ 37,6%.
* Mạng lưới kinh doanh : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An có hệ thống mạng lưới kinh doanh hàng đầu so với các NHTM trên địa bàn, trải rộng khắp toàn tỉnh gồm Hội sở tỉnh, 21 Chi nhánh ngân hàng huyện, thị xã, thành phố, 44 phòng giao dịch. Toàn bộ mạng lưới 66 điểm giao dịch đã được hiện đại hoá công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại tất cả các địa bàn từ thành phố, thị xã đến khu vực nông thôn, nơi biên giới vùng sâu, vùng xa của tỉnh.
* Cơ cấu tổ chức :
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An
- Cơ cấu tổ chức hệ thống dọc:
+ Hội sở chính, 21 Chi nhánh Ngân hàng loại 3, trong đó 18 Chi nhánh huyện, 2 Chi nhánh thị xã và 1 Chi nhánh tại thành phố Vinh
+ 44 phòng giao dịch thuộc Chi nhánh loại 3: Theo quyết định 1377/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 24/12/2007 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, NHNo& PTNT Chi nhánh tỉnh Nghệ An là Chi nhánh loại 1, các Chi nhánh huyện, thị xã, thành phố là Chi nhánh hoạt động hạn chế gọi là Chi nhánh loại 3 có các phòng giao dịch trực thuộc.
Phòng Giao dịch NHNo TỈNH NGHỆ AN CHI NHÁNH LOẠI 1 Phòng Kế hoạch tổng hợp Phòng Hành chính Quản trị Phòng Tín dụng Phòng Tổ chức Cán bộ Phòng Kiểm tra, Kiểm soát nội Phòng Kinh doanh Ngoại hối Phòng Kế toán và Ngân quỹ Phòng Điện toán Phòng Dịch vụ và Marketin Phòng Giao dịch NHNo HUYỆN, THÀNH PHỐ, THỊ XÃ - CHI NHÁNH LOẠI 3 Phòng Tín dụng Phòng Kế toán N.quỹ Phòng Hành chính nhân sự Hội sở Tỉnh Phòng thẩm định
- Cơ cấu tổ chức ngang:
Gồm 10 phòng chuyên môn có các nhiệm vụ sau:
+ Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch Tổng hợp : Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi,...và quản lý các hệ số an toàn theo quy định; Tham mưu cho Giám đốc điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp phát triển nguồn vốn; Đầu mối, tham mưu cho giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; Đầu mối quản lý thông tín (thu thập, tổng hợp, quản lý lưu trữ, cung cấp) về kế hoạch phát triển; Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn; Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các Chi nhánh trực thuộc.
+ Phòng Tín dụng : Đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng; Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền; Phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục; chịu trách nhiệm Marketing tín dụng.
+ Phòng thẩm định : Thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng; Thẩm định các khoản cho vay theo quy định.
+ Phòng Kế toán Ngân quỹ: Trực tiếp hạch toán, kế toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam; Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương của Chi nhánh trên địa bàn trình Ngân hàng nông nghiệp cấp trên phê duyệt; Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng; Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán; Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước; Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ.
+ Phòng Kinh doanh Ngoại hối: Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định; Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT Ngân hàng Nông nghiệp; Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế; Thực hiện các dịch vụ kiều hối