Giải pháp về công tác tổ chức và mạng lưới ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh nghệ an (Trang 109 - 117)

3. Đối tượng nghiên cứu

3.3.7. Giải pháp về công tác tổ chức và mạng lưới ngân hàng

NHNo & PTNT Chi nhánh Nghệ An hiện nay có mô hình tổ chức và mạng lưới khá phù hợp với chiến lược và phương thức kinh doanh. Tuy nhiên để hoạt động của Chi nhánh có hiệu quả hơn cần quan tâm thực hiên một số vấn đề sau:

- Thứ nhất: Khẩn trương thành lập các phòng giao dịch mới tại các thị tứ (trung tâm kinh tế liên xã), khu công nghiệp mới hình thành như Cầu Bùng - thuộc huyện Diễn Châu, Nghĩa Minh thuộc huyện Nghĩa Đàn, Bắc Hoàng Mai - thuộc Ngân hàng Hoàng Mai, Có như vậy để ngân hàng tiếp cận, thu hút khách hàng một cách tốt nhất.

- Thứ hai: Tăng quy mô thị phần hoạt động tại Thành phố Vinh

Tại Thành phố Vinh, đô thị loại 1, trung tâm kinh tế - văn hóa khu vực bắc miền trung, nhưng thị phần của NHNo&PTNT hiện nay còn thấp và đang có xu hướng giảm. Muốn tăng nhanh quy mô hoạt động, để giữ vững và tăng thị phần có thể thực hiện theo các phương án sau:

+ Thứ nhất là khi NHNo& PTNT Thành phố Vinh tách trụ sở (Hiện nay NHNo&PTNT Thành phố Vinh có chung trụ sở với NHNo & PTNT Chi nhánh Nghệ An, dự kiến sẽ tách riêng trong năm 2012), sẽ tiến hành mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh trực tiếp của trụ sở chính bằng cách thành lập thêm một số Phòng giao dịch trực thuộc Hội sở NHNo & PTNT Chi nhánh Nghệ An.

+ Thứ hai là thành lập thêm một hoặc một số Chi nhánh loại III trực thuộc NHNo & PTNT Chi nhánh Nghệ An, hoặc kết hợp cả hai cách như ở trên.

+ Thứ ba là Nâng cấp NHNo & PTNT Thành phố Vinh thành Chi nhánh cấp 1, đồng thời thành lập thêm các Chi nhánh loại III trực thuộc NHNo & PTNT Thành phố Vinh.

Thực tế cho thấy khi bộ phận Hội sở của NHNo &PTNT Chi nhánh Nghệ An hoạt động với quy mô nhỏ, không có sự tách biệt và tại địa bàn Thành phố Vinh chỉ có một Chi nhánh loại III (NHNo&PTNT Thành phố Vinh trực thuộc NHNo & PTNT Tỉnh Nghệ An) thì việc giữ vững và tăng thị phần của NHNo&PTNT trên địa bàn Thành phố Vinh là gần như không thể. Qua kinh nghiệm ở các tỉnh có thành phố trực thuộc tỉnh như: Thành phố Thanh Hóa - thuộc Thanh Hóa, Nam Định - thuộc Nam Định, Huế - thuộc Thừa Thiên Huế, Buôn Mê Thuột - Đắc Lắc, Pleiku - Gia Lai,v.v, tại các thành phố đó có nhiều Chi nhành NHNo& PTNT loại III, quy mô hoạt động cũng như thị phần hoạt động của NHNo&PTNT tại các thành phố trên chiếm khá lớn so với toàn bộ phần hoạt động của hệ thống NHTM, TCTD tại thành phố.

- Thứ ba là phải bố trí đầy đủ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, đặc biệt là cán bộ trưởng phó phòng Ngân hàng cấp huyện và phòng giao dịch. Hiện nay một số ngân hàng huyện có quy mô hoạt động lớn nhưng mới chỉ có một phó giám đốc, nhiều ngân hàng cơ sở đang thiếu chức danh trưởng hoặc phó phòng nghiệp vụ.

3.3.8. Giải pháp hỗ trợ hoạt động tín dụng

Để nâng cao chất lượng tín dụng, ngoài các giải pháp ở trên NHNo & PTNT Chi nhánh Nghệ An còn phải thực hiện một số vấn đề sau:

a/ Tăng cường công tác huy động vốn.

Thực hiện phương châm "đi vay để cho vay", coi công tác huy động vốn là nhiệm vụ hàng đầu, trên cơ sở phát huy nội lực, triệt để khai thác các nguồn vốn tại địa phương bằng cách đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Chú trọng công tác quãng bá sản phẩm, thương hiệu. Phát huy thế mạnh mạng lưới rộng khắp, gần dân, đổi mới phong, thái độ, lề lối làm việc. Đa dạng hóa các hình thức huy động với lãi suất hấp dẫn phù hợp tạo sự tin cậy của khách hàng. Đồng thời tích cực thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài như vốn dự án WB, ADB, KFW, AFD2 và nguồn vốn của cấp trên. Do vậy, Chi nhánh có điều kiện để mở rộng cho vay, thu hút dược nhiều khách hàng lớn có tiềm

năng với các dự án kinh doanh khả thi, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. Đội ngũ cán bộ CNVC đi sâu sát vận động khách hàng, có cơ chế khuyến khích đối khách hàng để thu hút vốn từ các tổ chức, cá nhân. Thực hiện cơ chế khoán nguồn vốn đến từng cá nhân và bộ phận tập thể, đưa các chỉ tiêu khoán nguồn vào xét lương, thưởng và thi đua.

b, Phát triển, mở rộng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng:

Khai thác thế mạnh mạng lưới, thương hiệu NHNo&PTNT (AGRIBANK) để phát triển dịch vụ, sử dụng sản phẩm chéo như tiền gửi, vay vốn, thanh toán, thẻ, bảo hiểm,v.v. Thông qua việc sử dụng nhiều sản phẩm chéo sẽ làm tăng doanh thu cho ngân hàng và qua đây ngân hàng nắm rõ được khách hàng, lựa chọn được khách hàng có tư chất, uy tín, có tiềm lực tài chính,... để đầu tư cho vay vốn. như vậy sẽ đảm bảo an toàn vốn cho vay và nâng cao được hiệu quả hoạt động.

c, Thực hiện chiến lược khách hàng hợp lý:

Chiến lược khách hàng là một bộ phận quan trọng của marketing hiện đại. Một chiến lược khách hàng hợp lý là phải nắm rõ nhu cầu của khách hàng và biết cách thỏa mãn những nhu cầu đó cũng như khơi dậy các nhu cầu tiềm năng của khách hàng, điều đó mang lại hiệu quả cho từng dịch vụ cụ thể được khách hàng sử dụng và góp phần tạo dựng uy tín, hình ảnh của NHNo & PTNT Chi nhánh Nghệ An trong lòng khách hàng.

c, Tăng cường củng cố cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng phục vụ:

Không ngừng tăng cường trang bị công nghệ - thiết bị, tài liệu thu thập thông tin, phương tiện làm việc để nâng cao năng suất lao động, tạo nhiều tiện ích cho khách hàng,.. đảm bảo kinh doanh an toàn vốn và tăng hiệu quả kinh doanh; nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên thông qua việc cải tiến lề lối, tác phong làm việc, nâng cao kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng; tổ chức hội nghị khách hàng định kỳ để trao đổi, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhau và dịp để tri ân sự phối hợp - giúp đỡ của khách hàng đối với ngân hàng.

d, Làm tốt công tác thi đua

Chủ động ngăn ngừa và phòng chống các tiêu cực phát sinh, xử nghiêm cán bộ sai phạm. Sử dụng có hiệu quả hộp thư góp ý, đường dây nóng, khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể có thành tích trong việc nâng cao chất lượng tín dụng.

3.4. Một số kiến nghị

3.4.1. Kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

- Với Quốc hội, Chính phủ, Bộ tài chính

+ Phải có giải pháp để ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát đặc biệt làm lành mạnh hóa hệ thống tài chính- ngân hàng, cải thiện môi tường đầu tư - kinh doanh; tập trung giải quyết tình trạng nợ xấu, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

+Cần có các biện pháp hữu hiệu và cứng rắn về kinh tế và hành chính để buộc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp lệnh kế toán thống kê và chế độ kiểm toán bắt buộc.

+ Đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp nhà nước phải được tổ chức lại theo mô hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn phù hợp với luật doanh nghiệp nhà nước; Cần kiện toàn lại hoạt động và tăng vốn cho Công ty mua bán nợ.

+ Cần thành lập quỹ bảo hiểm cho sản xuất nông nghiệp, vì rủi ro trong nông nghiệp dễ xẩy ra và rất lớn, doanh nghiệp và hộ nông dân khó có khả năng tự khắc phục rủi ro.

+ Để thực hiện chính sách nông nghiệp - nông thôn và nông dân theo chủ trương của Đảng và Nhà Nước cần có chính sách hổ trợ về vốn, cơ chế tài chính cho NHTM đặc biệt là với NHNo& PTNT .

- Với Cấp ủy đảng, Chính quyền và các Ban ngành tỉnh Nghệ An

+ Sở tài nguyên môi trường, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã phải khẩn trương trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ), quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Rút ngắn thời gian cấp, tạo điều kiện để đăng ký giao dịch bảo đảm cho khách hàng.

+ Toà án nhân dân và cơ quan thi hành án các cấp nên ủng hộ các NHTM giải quyết nhanh chóng, dứt điểm những vụ kiện đồi nợ nhằm thu hồi vốn về cho Ngân hàng.

+ Động viên cả hệ thống chính trị vào cuộc để gải quyết vấn đề nợ xấu và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ sản xuất, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

` 3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng của các NHTM, không để các NHTM cạnh tranh một cách thiếu lành mạnh; có cơ chế đủ mạnh để xử lý các vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng.

- Nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng và dự báo. Mở rộng và nâng cao chất lượng, hệ thống thông tin tín dụng CIC phục vụ cho công tác tín dụng .

- Cần thường xuyên cập nhật, chính xác và toàn diện các thông tin, đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu qủa hoạt động cho vay của các NHTM. Khẩn trương hướng dẫn các trung tâm, bộ phận thông tin của các NHTM trong công tác thu thập thông tin theo quy định, phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Quy định thống nhất nội dung, cách thức, .. để đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, kịp thời trong công tác truyền tin.

Sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước theo hướng bắt buộc tất cả các NHTM hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam phải tham gia cung cấp thông tin nhằm mục đích có được một hệ thống thông tin đầy đủ về khách hàng và tổ chức tín dụng. Có chế tài để xử lý nghiêm khắc đối với các Ngân hàng không thực hiện nghiêm túc quy định về thông tin, cung cấp thông tin sai lệch.

- Nên đưa ra bộ tiêu chí thống nhất về chấm điếm, xếp hạng khách hàng để tất cả các NHTM cùng thực hiện xếp hạng tín dụng.

- Có cơ chế để giao cho các NHTM phải có trách nhiệm đầu tư cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn theo các chủ trương, chính sách của nhà nước, đây là lĩnh vực có rủi ro cao nhưng hiệu quả thấp mà hiện nay NHNo & PTNT đang có vai trò chủ đạo thực hiện.

3.4.3. Kiến nghị với NHNo & PTNT Việt Nam

- Nghiên cứu cải tiến hồ sơ thủ tục tín dụng, theo hướng đơn giản nhưng đảm bảo tính pháp lý. Ký kết, tiếp nhận nhiều nguồn ủy thác trong và ngoài nước, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn, lãi suất thấp để đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn.

Để nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ can bộ thì phải nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng, bồi dưỡng giáo dục đội ngũ cán bộ trong hệ thống NHNo&PTNT đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dụng.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát. Ngoài việc kiểm tra kiểm soát theo định kỳ NHNo& PTNT cần tổ chức nhiều đợt kiểm tra đột xuất tại các Chi nhánh có biểu hiện bất thường, kiểm tra chéo giữa các Chi nhánh, giữa các CBTD với nhau.

- Cần khẩn trương ban hành nội quy: Quy định trách nhiệm cán bộ có các hành vi sai phạm trong hoạt động cho vay, cho thuê và bảo lãnh.

- Cần quan tâm hơn đến chế độ cho cán bộ tín dụng như tiền lương, công tác phí, bảo hộ lao động, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, thẩm định dự án.

KẾT LUẬN

Quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới đang mở ra nhiều cơ hội cho hệ thống NHTM nói chung và Chi nhánh NHNo & PTNT Nghệ An nói riêng nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đòi hỏi phải có những thay đổi thích ứng, đặc biệt là công tác tín dụng. Hiện nay, NHNo & PTNT Chi nhánh Nghệ An đang đẩy mạnh các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng để đảm bảo hoạt động của Chi nhánh hiệu quả, bền vững. Không ngừng mở rộng thị phần, tăng sức cạnh tranh, nâng vị thế của mình.

Trong phạm vi nghiên cứu, Luận văn đã khái quát những vấn đề về chất lượng tín dụng của NHTM, mục đích và ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM. Trên cơ sở phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh Nghệ An, tìm ra những tồn tại, yếu kém và những nguyên nhân. Luận văn đã đề đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh. Đồng thời, với định hướng và quan điểm phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, chiến lược phát triển kinh tế xã hội và của ngành ngân hàng và địa phương. Luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Ngân hàng Nhà nước và NHNo & PTNT Việt Nam nhằm thực hiện được các giải pháp đã đề ra, góp phần từng bước nâng cao chất lượng tín dụng, hiệu quả kinh doanh của NHNo & PTNT Chi nhánh Nghệ An, hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh của mình đồng thời phục vụ đắc lực cho việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Mặc dù bản thân đã rất cố gắng trong việc nghiên cứu, thu thập tài liệu song Luận văn chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả mong nhận được những lời góp ý của Thầy cô giáo, đồng nghiệp và những người quan tâm đến vấn đề này.

Xin trân trọng cảm ơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

hiệu Tài liệu từ sách giáo trình và các bài nghiên cứu [1] Hồ Diệu (2000), Tín dụng ngân hàng, NXB thống kê Hà Nội.

[2] Nguyễn Đăng Dờn (2004), Tiền tệ ngân hàng, NXB thống kê, TP.HCM.

[3] Trần Đình Định, Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực,

thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam, NXB Tư Pháp 2/2008.

[4] Tô Kim Ngọc (2005), Lý thuyết tiền tệ ngân hàng; Nhà xuất bản thống kê Hà Nội.

[5] Nguyễn Duệ (2003), Quản trị Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội

[6] Ngô Hướng, Phan Đình Thế, Giáo trình Quản trị và kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê Hà nội 2002.

[7] Nguyễn Văn Tiến (1999), Quản trị rủi ro trong knh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội.

[8] Frederic S.Mishkin, Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 2001.

[9] Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010). [10] Luật các Tổ chức tín dụng (2010).

[11]

Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

[12] Quyết định 1627/2001/QĐ NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

[13] Các Văn bản hiện hành của NHNo & PTNT Việt Nam.

[14] NHNo & PTNT Chi nhánh tỉnh Nghệ An, Báo cáo tổng kết hoạt động

[15]

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2003), Lịch sử 15

năm xây dựng và trưởng thành 26/3/1998 - 26/3/2003, Nhà xuất bản Văn hóa

thông tin, Hà Nội.

[16] Sổ tay tín dụng (2004) NHNo & PTNT Việt Nam.

Một số trang Website

[17] www.agribank.com.vn (Ngân hàng nông nghiệp & PTNT Việt Nam)

[18] www.na.gov.vn (Quốc hội Việt Nam)

[19] www.nghean.gov.vn (Công thông tin điện tử Nghệ An)

[20] www.sbv.gov.vn (Ngân hàng nhà nước Việt Nam)

[21] www.tapchitaichinh.vn (Tạp chí Tài chính)

[22] www.thoibaonganhang.vn (Thời báo ngân hàng)

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh nghệ an (Trang 109 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)