3. Đối tượng nghiên cứu
2.5.2. Những mặt hạn chế
Mặc dù đã đạt được những kết quả rất khả quan trong hoạt động tín dụng như tăng trưởng dư nợ, tăng thị phần, chất lượng tín dụng đảm bảo, phục vụ tốt kinh tế xã hội địa phương vv. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế:
- Dư nợ tín dụng tăng trưởng khá song cơ cấu tín dụng còn chưa hợp lý, chưa cân đối với cơ cấu vốn huy động. Mặc dầu đối tượng cho vay chủ yếu nông nghiệp - nông thôn nhưng tỷ trọng của dư nợ tín dụng trung - dài hạn còn thấp, nên chưa phát huy tối đa khả năng sinh lời cho Chi nhánh.
- Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu là rất thấp so với quy định của NHNo& PTNT Việt Nam. Tuy nhiên có biểu hiện tăng dần cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. Giá trị các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày trong tổng nợ quá hạn và nợ nhóm 5 trong tổng nợ xấu chiếm tỷ trọng lớn và tăng nhanh chứng tỏ chất lượng tín dụng có dấu hiệu bị suy giảm, công tác xử lý thu hồi nợ xấu còn hạn chế, tổn thất sẽ có nguy cơ tăng lên.
- Chưa mở rộng được đối tượng cho vay cũng như đa dạng các hình thức cho vay, còn nặng về các hình thức cho vay truyền thống: Trong lúc chất lượng tín dụng cho vay doanh nghiệp nhà nước rất tốt, thì dư nợ cho vay đối với thành phần kinh tế này rất thấp và tăng trưởng rất chậm, đến cuối năm 2011 dư nợ cho vay doanh nghiệp Nhà Nước chỉ có 344 tỷ chiếm tỷ trọng 5,13% trong tổng dư nợ, không có nợ quá hạn
và nợ xấu; chưa tích cực triển khai cho vay đồng tài trợ các dự án lớn như thủy điện, nhiệt điện, vật liệu xây dựng, giao thông vận tải, xây dựng để giải quyết vấn đề tăng trưởng nhanh dư nợ; chưa quan tâm đúng mức việc cho vay bằng ngoại tệ, bão lãnh, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ,...Tất cả những yếu tố trên làm cho tín dụng chưa tăng trưởng như mong muốn, dư nợ bình quân cán bộ thấp so toàn quốc, áp lực công việc lớn, tài chính đơn vị chưa thực sự vững chắc.
- Trình độ cán bộ chuyên môn còn nhiều bất cập, số lượng cán bộ trẻ chiếm tỉ lệ lớn tuy có năng động, nhiệt tình song thiếu kinh nghiệm; phần lớn còn đang trong quá trình tiếp cận, đào tạo, học hỏi thêm. Số cán bộ lớn tuổi thì hạn chế về công nghệ, tin học, hầu hết ở các ngân hàng cơ sở Ngân hàng huyện, thị xã, thành phố còn thiếu cán bộ chuyên ngành chuyên môn kỹ thuật để thẩm định tính khả thi và hiệu quả của dự án.
Từ những bất cập trên, chứng tỏ hoạt động tín dụng tại NHNo& PTNT Chi nhánh Nghệ An chưa phải thực sự phát triển bền vững, còn tiềm tàng nhiều rủi ro vì vậy cần thiết phải tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng, đặt ra yêu cầu là phải đề ra các giải pháp hợp lý và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhằm không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng và chất lượng hoạt động của NHNo & PTNT Chi nhánh Nghệ An trong thời gian tới.
2.5.3 Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An trong thời gian qua