SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ

Một phần của tài liệu giáo án 2020 2021 (autosaved) (Trang 26 - 29)

PHẦN II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 9: SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ

I/ MỤC TIÊU HỌC TẬP:

1.Kiến thức:

- Nắm được hai yếu tố then chốt: sự việc và nhân vật.

- Hiểu được ý nghĩa của sự việc và nhân vật trong văn tự sự.

2.Kĩ năng:

- Chỉ ra được sự việc, nhân vật trong một văn bản tự sự . -Xác định sự việc, nhân vật trong một đề bài cụ thể.

3.Thái độ:

- Khi nói, viết có ý thức trong việc sử dụng nhân vật và sự việc.

4. Định hướng năng lực hình thành:

Năng lực hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, cảm thụ thẫm mĩ văn học, vận dụng kiến thức vào trong các vấn đề thực tiễn đời sống.

II. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Hình thức: Dạy học trên lớp (cá nhân, nhóm, cả lớp), ngoài lớp (trải nghiệm,ở nhà).

- Phương pháp dạy học: Nêu vấn đề, phát vấn, phân tích, vấn đáp, gợi mở, thảo luận nhóm,...

III. PH ƯƠNG TIỆN:

- GV: Kế hoạch bài dạy, bảng phụ, sách hướng dẫn Ngữ văn 6, tranh ảnh, phiếu học tập.

- HS: Đọc, nghiên cứu bài, SGK, vở ghi.

IV. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN:

- Giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng.

- Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn trước bài theo hướng dẫn về nhà của GV.

V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG CẦN ĐẠT (Định hướng)

A. KHỞI ĐỘNG:

1. Mục tiêu:

-Huy động những hiểu biết đã có ban đầu bản thân về văn tự sự.

-Nhận biết vấn đề/tình huống cần giải quyết thông qua bài học.

2. Thời gian dự kiến: 5 phút

3. Hình thức, PP, KT dạy học: Hoạt động cá nhân; Phát vấn; Động não.

Gv gọi Hs kể tóm tắt câu chuyện thích nhất.

Hỏi: câu chuyện đó kể về ai, nói về việc gì.

Gv chốt, dẫn vào bài mới.

4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về vấn đề vừa nêu.

5. Kiểm tra đánh giá:

GV nhận xét, đánh giá nội dung câu trả lời HS, tinh thần thái độ làm việc của HS B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Mục tiêu:

-Biết được nhân vật và sự việc trong văn tự sự.

-Biết được cách viết một bài văn tự sự về nhân vật hay sự việc.

2. Thời gian dự kiến: 25 phút

3. Hình thức, PP, KT dạy: Phát vấn, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.

* Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự.

I/ Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự

1. Sự việc trong văn tự sự:

a. Ví dụ: Sgk b. Nhận xét:

* Sự việc trong truyện STTT:

1. Vua Hùng kén rể.

 Sự việc khởi đầu 2. ST-TT đến cầu hôn .

3. Vua Hùng ra điều kiện kén rể .

- GV dùng bảng phụ ghi các sự việc trong ST – TT. Cho hs thảo luận nhóm.

- Em hãy chỉ ra sự việc khởi đầu,sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc.Trong các sự việc đã nêu cho biết mối quan hệ nhân quả của chúng?

- Có thể bớt một sự việc nào không ?Vì sao ?Có thể thay đổi trật tự trước sau của các sự việc này không ?

- Em hãy giải thích 6 yếu tố trong truyện STTT? Có thể xóa bỏ yếu tố thời gian , địa điểm được không? Vì sao? Việc giới thiệu Sơn Tinh có cần thiết không?Bỏ qua sự việc vua Hùng kén rể được không? Việc Thủy Tinh nổi giận có lí không ?Lí ấy ở sự việc nào? Em cho biết sự việc nào thể hiện mối thiện cảm của

người kể với Sơn Tinh và vua Hùng? Việc Sơn Tinh thắng Thủy Tinh nhiều lần có ý nghĩa gì? Có thể để Thủy Tinh thắng Sơn Tinh được không ? Vì sao? Có thể xóa bỏ sự việc “hàng năm Thủy Tinh ……”

được không?Vì sao?

Đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xet, bổ sung. Gv nhận xét, chốt ý.

*Hoạt động 2: Nhân vật trong văn tự sự Y/c HS thảo luận các nội dung sau:

HĐ nhóm nhỏ, 2 bàn một nhóm (Sử dụng phiếu học tập):

Kể tên nhân vật trong truyện STTT? Ai là nhân vật chính, có vai trò quan trọng nhấn? Ai là người được nói tới nhiều nhất? Ai là nhân vật phụ? Nhân vật phụ có cần thiết không ? Có thể bỏ được không? Nhân vật trong văn tự sự được kể ntn? (được gọi tên đặt tên , giới thiệu lai lịch) Sự việc trong văn tự sự trình bày ntn? Nhân vật trong văn tự sự có yêu cầu gì?

- Hs trả lời, nhận xét. Gv chốt ý.

- GV cho HS đọc ghi nhớ.

4. Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân HS; Phiếu học tập ghi kết quả thảo luận của nhóm, cặp đôi.

5. Kiểm tra đánh giá: GV quan sát, giám sát, hỗ trợ gợi mở cho các nhóm thảo luận, xem xét, đánh giá, định hướng nội dung vấn đề sau khi HS trình bày.

4. ST đến trước được vợ .

 Sự việc phát triển

5. Thủy Tinh đến sau đánh Sơn Tinh

6. Hai bên giao chiến,Thủy Tinh thua .

 Sự việc cao trào.

7. Hằng năm Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh.

 Sự việc kết thúc

- Trong các sự việc trên không bớt được sự việc nào vì nếu bớt thì thiếu tính liên tục, sự việc sau sẽ không được giải thích rõ.

- Các sự việc được kết hợp theo quan hệ nhân quả, không thể thay đổi.

* Sự việc cụ thể: ai làm, xảy ra ở đâu? Lúc nào? Nguyên nhân, diễn biến .

* Sự việc và chi tiết: phù hợp với chủ đề.

2. Nhân vật trong văn tự sự:

a. Ví dụ: Sgk b. Nhận xét:

- Nhân vật chính: Sơn Tinh, Thủy Tinh.

- Nhân vật phụ: Vua Hùng,Mị Nương,các lạc hầu.

-Nhân vật: Được gọi tên, lai lịch, tài năng, tính tình, việc làm, hành động, ý nghĩ,lời nói, tả chân dung trang phục.

c. Ghi nhớ: Sgk

C. LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu:

+Củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề trong văn tự sự.

+Hiểu và nhận biết được sự việc và nhân vật trong văn tự sự.

II/ Luyện tập

* Bài tập 1:

- Vua Hùng: Kén rể thách cưới.

- Mị Nương: Theo Sơn Tinh.

2. Thời gian dự kiến: 10 phút

3. Hình thức, PP, KT dạy: Hoạt động cá nhân, nêu vấn đề, KT động não.

- GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 1

- GV cho 4 HS lên bảng làm điền các sự việc tương ứng với các nhân vật.

- HS khác nhận xét, GV chỉnh sửa.

* GV chia nhóm cho HS thảo luận các câu:

a. Nhận xét vai trò, ý nghĩa của các nhân vật?

b. Tóm tắt truyện STTT theo sự việc gắn với nhân vật c. Tại sao gọi truyện STTT? Đổi tên khác được không - Các nhóm cử đại diện lên trình bày, các nhóm khác bổ sung.

- GV nhận xét sửa sai.

Bài tập 2:

- HS đọc yêu cầu BT.

- GV chia nhóm cho HS thảo luận.

- Mỗi nhóm tự viết một câu chuyện tưởng tượng theo đề: Một lần không vâng lời.

- Mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày, nhận xét.

- GV nhận xét, sửa sai.

4. Sản phẩm: Nội dung chia sẻ của hs.

5. Kiểm tra, đánh giá:

- HS trình bày, chia sẻ trao đổi, bổ sung.

- GVnhận xét, đánh giá; định hướng nội dung.

- Sơn Tinh: Cầu hôn mang đồ sính lễ đưa Mị Nương đi, chiến đấu với Thủy Tinh.

- Thủy Tinh: Cầu hôn,mang đồ sính lễ đến muộn, đánh Sơn Tinh.

a. Mỗi nhân vật có ý nghĩa riêng, làm cho câu chuyện thêm hâp1 dẫn.b. STTT đến cầu hôn, đưa đồ sính lễ, Sơn Tinh đến trước rước Mị Nương, Thủy Tinh đuổi theo, STTT đánh nhau.

c. Vì là hai nhân vật chính của truyện.

- Được nhưng không hay.

* Bài tập 2:

Dàn bài:

- Có thể bị thương, điểm kém.

- Diễn biến của sự việc.

- Có những nhân vật nào.

- Kết thúc câu chuyện,ý nghĩa.

D. VẬN DỤNG- TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Mục tiêu:

+Vận dụng kiến thức đã học vào bài làm cụ thể.

+Tìm tòi, mở rộng và bổ sung thêm kiến thức về văn tự sự.

2. Thời gian dự kiến: 3 phút.

3. Hình thức, PP, KT dạy: Nêu vấn đề, hs về nhà làm; tiết tiếp theo nộp (vở bài tập) -Nêu vấn đề: Tập phân tích sự việc và nhân vật trong truyện “Con Rồng Cháu Tiên”

4. Sản phẩm: Vở bài tập của HS khi đã thực hiện yêu cầu trên

5. Kiểm tra, đánh giá: GV kiểm tra và đánh giá xác xuất sản phẩm về nhà của HS điều chỉnh; cho điểm; và nêu đáp án, cách chấm (vào một thời điểm thích hợp để ghi nhận năng lực HS; cho điểm hoặc định hướng nội dung)

Một phần của tài liệu giáo án 2020 2021 (autosaved) (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(159 trang)
w