PHẦN II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 15-16: TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU HỌC TẬP 1/ Kiến thức:
* Tiết 1: - HS biết cách tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự . * Tiết 2: - Vận dụng vào làm các bài tập .
2/ Kĩ năng:
- Bước đầu biết dùng lời văn của mình để viết bài văn tự sự . - Xác định đúng chủ đề và viết bài văn tự sự với bố cục 3 phần.
3/ Thái độ:
- Tuân thủ các bước tìm hiểu đề mà SGk đã nêu.
- Xem xét sự việc một cách kĩ lưỡng và toàn diện.
4. Định hướng năng lực hình thành:
Năng lực hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, cảm thụ thẫm mĩ văn học, vận dụng kiến thức vào trong các vấn đề thực tiễn đời sống.
II. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Hình thức: Dạy học trên lớp (cá nhân, nhóm, cả lớp), ngoài lớp (trải nghiệm,ở nhà).
- Phương pháp dạy học: Nêu vấn đề, phát vấn, phân tích, vấn đáp, gợi mở, thảo luận nhóm,...
III. PH ƯƠNG TIỆN:
- GV: Kế hoạch bài dạy, bảng phụ, sách hướng dẫn Ngữ văn 6, tranh ảnh, phiếu học tập.
- HS: Đọc, nghiên cứu bài, SGK, vở ghi.
IV. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN:
- Giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn trước bài theo hướng dẫn về nhà của GV.
V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG CẦN ĐẠT (Định hướng)
A. KHỞI ĐỘNG:
1. Mục tiêu:
- Huy động vốn kiến thức và kĩ năng vốn có về văn tự sự, từ đó chuẩn bị tiếp nhận KT, KN mới;
tạo tâm thế bước vào bài học.
- Nhận biết và giải quyết được bước đầu nhiệm vụ/vấn đề được nêu ra của bài học 2. Thời gian dự kiến: 10 phút
3. Hình thức, PP, KT dạy học: Phát vấn, nêu vấn đề; làm việc nhóm
- GV cho học sinh nhắc lại chủ đề và dàn bài của văn tự sự, chủ đề truyện “ Thánh Gióng”
- HS làm việc cá nhân à Trình bàyà GV nhận xét, đánh giá nội dung
- Nêu vấn đề (cần giải quyết của bài học): Kể lại một câu chuyện ngắn gọn bằng lời văn của em.
4. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
5. Kiểm tra đánh giá: GV nhận xét, đánh giá nội dung câu trả lời HS, tinh thần thái độ làm việc của HS
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
1. Mục tiêu:
- Biết và hiểu về cách tìm hiểu đề bài và làm bài của văn tự sự.
2. Thời gian dự kiến: 35 phút
3. Hình thức, PP, KT dạy: Phát vấn, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
* HĐ 1: Đề , tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
GV Yêu cầu hs đọc phần dữ liệu trong sgk và thực hiện (HS thảo luận nhóm: Nhóm viết trên phiếu học tập chung của nhóm, dựa vào phiếu học tập đã chuẩn bị sẵn ở nhà Trình bày trước lớp)
- Lời văn đề 1 nêu ra những yêu cầu gì về thể loại? Nội dung?
- Kể chuyện bằng lời văn của em có được kể y như bản gốc của truyện không?
- Yêu cầu của đề 1,2 có gì khác với yêu cầu của các đề 3,4,5,6?
- Đề văn tự sự giúp em xác định rõ điều gì?
- Nêu các từ trọng tâm của mỗi đề?
- Trong các đề : Đề nào kể việc, kể người, đề nào tường thuật?
-Đề văn tự sự giúp em xác định đúng điều gì?
- Vậy khi tìm hiểu đề ta cần phải làm gì?
TIẾT 2:
* Thời gian dự kiến: 30 phút
* HĐ 2: Cách làm bài văn tự sự GV nêu vấn đề:
? Đề nêu ra những yêu cầu nào buộc em phải thực hiện
- Em hiểu yêu cầu ấy như thế nào?
- Chủ đề của câu chuyện.
- Lập ý: Nhân vật, sự việc.
I/ Đề , tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự 1. Đề văn tự sự:
- Nội dung đề 1:
+ Thể loại: kể
+ Nội dung: câu chuyện em thích + Ngôn ngữ: lời văn của em.
- Đề 1, 2 nêu rõ yêu cầu kể chuyện.
- Đề 3, 4, 5, 6: Gián tiếp nêu lên yêu cầu kể chuyện vì đề yều cầu có câu chuyện, có việc.
Đề văn tự sự giúp xác định rõ yêu cầu kể chuyện
1. Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.
2. Kể chuyện một người bạn tốt...
3. Kỉ niệm ngày thơ ấu 4. Ngày sinh nhật của em 5. Quê em đổi mới
6. Em đã lớn rồi.
- Trong các đề trên:
+ Đề nghiêng về tả người: 2,6 + Đề nghiêng về kể việc: 3,4,5 +Đề nghiêng về tường thuật: 3,4,5
Đề văn tự sự giúp xác định đối tượng kể.
Tìm hiểu đề văn tự sự phải đọc kĩ đề, tìm hiểu kĩ lời văn của đề, xác định đúng yêu cầu của đề.
Ghi nhớ. (sgk/48)
2. Cách làm bài văn tự sự:
a. Chủ đề : b. Dàn ý
1. Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật, sự việc.
- Thánh Gióng là vị anh hùng nổi tiếng trong truyền thuyết.
2. Thân bài :
- Lập dàn ý: Mở bài, thân bài, kết bài.
Học sinh trả lời, nhận xét Gv nhận xét. Chốt
- GV giới thiệu cách viết bằng lời văn của em.
+ Không được sao chép ý nguyên văn bản . + Dựa vào chủ đề, lựa chọn các sự việc chính, ghi lại bằng suy nghĩ của người viết.
4. Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân HS;
Phiếu học tập ghi kết quả bài làm.
5. Kiểm tra đánh giá: GV quan sát, giám sát, hỗ trợ gợi mở cho học sinh, xem xét, đánh giá, định hướng nội dung vấn đề sau khi HS trình bày
+ Thánh Gióng sinh ra thật kỳ lạ.
+ Thánh Gióng cất tiếng nói đầu tiên đòi đi đánh giặc.
+ Thánh Gióng lớn nhanh như thổi .
+ Thánh Gióng biến thành tráng sĩ ra trận đánh giặc .
+ Thắng giặc, Thánh Gióng bay về trời .
3. Kết bài: Vua nhớ công ơn, lập đền thờ, phong danh hiệu.
* Ghi nhớ: ( SGK, 48).
C. LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để kể
lại truyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh” bằng lời văn của học sinh.
2. Thời gian dự kiến: 10 phút
3. Hình thức, PP, KT dạy: Nêu vấn đề, phát vấn
- Cho đề bài.
- Mở bài em sẽ viết những ý gì? Thân bài?
Kết bài?
- HS làm việc theo nhóm (5 HS/nhóm) trên giấy A4à Trình bày sản phẩm trước lớp 4. Sản phẩm: Bài viết của
5. HS Kiểm tra, đánh giá:
- HS trình bày, chia sẻ trao đổi, bổ sung.
- GVnhận xét, đánh giá; định hướng nội dung.
II. Luyện tập
* Đề: Kể lại truyện Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời văn của em.
1. Tìm hiểu đề - Kể truyện STTT.
- Kể bằng lời văn của em.
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu chung về sự việc.
- Vua Hùng thứ 18 có con gái là Mị Nương.
- Muốn kén rể . b. Thân bài :
- STTT đến cầu hôn . - Hai chàng có tài lạ .
- Vua ra câu đố với đồ vật kì lạ.
- Sơn Tinh đến trước, Thủy Tinh đến sau tức tối.
- Hai bên đánh nhau hàng tháng trời.
c. Kết bài:
- Thủy Tinh thua.
- Hằng năm Thủy Tinh đều đánh Sơn Tinh.
D/ VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để tạo lập văn bản (viết đoạn)
2. Thời gian dự kiến: 5 phút.
3. Hình thức, PP, KT dạy:
- HS làm ở nhà.
- Giải quyết vấn đề
Nêu cách làm bài văn tự sự ? Học bài , hoàn thành bài tập.
Lập dàn ý cho đề: kể lại một câu chuyện mà em thích bằng lời văn của em.
Ôn lại kiến thức lí thuyết của phần TLV đề tiết sau viết bài.
4. Sản phẩm: Vở HS
5. Kiểm tra, đánh giá: GV kiểm tra và đánh giá xác xuất sản phẩm về nhà của HS điều chỉnh; cho
điểm; và nêu đáp án, cách chấm (vào một thời điểm thích hợp để ghi nhận năng lực HS; cho điểm hoặc định hướng nội dung)