PHẦN II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 32-33: NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU HỌC TẬP 1/ Kiến thức:
- Khái niệm ngôi kể trong văn tự sự.
- Nắm được đặc điểm và ý nghĩa của ngôi kể trong văn tự sự . - Sự khác nhau giữa ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất.
2/ kĩ năng:
- Biết lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn tự sự . - Vận dụng ngôi kể vào đọc-hiểu văn bản tự sự.
3/ Thái độ:
HS biết sử dụng đúng ngôi kể khi tạo văn bản tự sự.
4/ Năng lực: Năng lực giao tiếp,năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề .
II. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Hình thức: Dạy học trên lớp (cá nhân, nhóm, cả lớp), ngoài lớp (trải nghiệm,ở nhà).
- Phương pháp dạy học: Nêu vấn đề, phát vấn, phân tích, vấn đáp, gợi mở, thảo luận nhóm,...
- Kĩ thuật: khăn trải bàn.
III. PH ƯƠNG TIỆN:
- GV: Kế hoạch bài dạy, bảng phụ, sách hướng dẫn Ngữ văn 6, tranh ảnh, phiếu học tập.
- HS: Đọc, nghiên cứu bài, SGK, vở ghi.
IV. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN:
- Giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng; tranh ảnh - Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn trước bài theo hướng dẫn về nhà của GV.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG CẦN ĐẠT (Định hướng)
A. KHỞI ĐỘNG:
1. Mục tiêu:
-Huy động những hiểu biết đã có ban đầu bản thân về ngôi kể trong văn tự sự.
-Nhận biết vấn đề/tình huống cần giải quyết thông qua bài học.
2. Thời gian dự kiến: 10 phút
3. Hình thức, PP, KT dạy học: Hoạt động cá nhân; Phát vấn; Động não.
Các nhân vật trong truyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh” được giới thiệu như thế nào?
4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
5. Kiểm tra đánh giá:
GV nhận xét, đánh giá nội dung câu trả lời HS, tinh thần thái độ làm việc của HS B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
1. Mục tiêu:
-Biết được ngôi kể và lời kể trong truyện.
-Hiểu được vai trò của ngôi kể trong đoạn và bài văn.
2. Thời gian dự kiến: 40 phút
3. Hình thức, PP, KT dạy: Phát vấn, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu ngôi kể và vai trò của ngôi kể.
- GV cho HS đọc phần khái niệm ngôi kể để HS rút ra kết luận về ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.
? Kể theo ngôi thứ nhất là kể ntn?
? Kể theo ngôi thứ ba là kể ntn?
- GV đọc đoạn văn1.
?Trong đoạn văn 1 người kể gọi tên các nhân vật là gì? Xác định các tên gọi đó?
?Đoạn một kể theo ngôi thứ mấy? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết ra điều đó?
-?Đoạn hai kể theo ngôi thứ mấy? Làm sao để nhận ra
điều đó ?
I/ Ngôi kể và vai trò của ngôi kể 1. Ngôi kể là gì?
a/ Ví dụ: (Sgk trang 88) b/ Nhận xét:
* Đoạn 1:
- Nhân vật : vua, thằng bé, hai cha con, sứ giả, sứ thần chim sẻ.
- Người kể dấu mình đi gọi các nhân vật bằng tên,
- Kể linh hoạt
Ngôi kể thứ ba
* Đoạn văn 2 : - Nhân vật: Tôi
- Thứ tự kể về bản thân, việc làm, hành động, ý nghĩ của mình.
Ngôi thứ nhất.
HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG CẦN ĐẠT (Định hướng) ? Người xưng tôi trong đoạn 2 là Dế Mèn hay tác giả?
? Vậy trong văn bản tự sự có mấy ngôi kể?
* Hoạt động 2:
? Trong hai ngôi kể trên ngôi kể nào có thể kể tự do, không bị hạn chế?
? Ngôi kể nào chỉ được kể những điều mình biết và trải
qua?
? Hãy thử đổi ngôi kể trong đoạn 2 thành ngôi kể thứ ba, thay tôi bằng Dế Mèn? Lúc đó em sẽ có một đoạn vă ntn? Có thể đổi ngôi kể thứ ba trong đoạn 1 thành ngôi kể thứ nhất, xưng tôi được không ? Vì sao?
* Hoạt động 3 :
? Vậy trong văn bản tự sự kể theo những ngôi nào?
? Vai trò của từng ngôi kể ntn ?
Hs trả lời, nhận xét. Gv nhận xét. Chốt ý.
- GV cho HS đọc ghi nhớ.
4. Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân HS; Phiếu học tập ghi kết quả thảo luận của nhóm, cặp đôi.
5. Kiểm tra đánh giá: GV quan sát, giám sát, hỗ trợ gợi mở cho các nhóm thảo luận, xem xét, đánh giá, định hướng nội dung vấn đề sau khi HS trình bày.
2. Vai trò ngôi kể:
- Ngôi kể thứ ba người kể sinh động, tự do.
- Ngôi thứ nhất: kể trực tiếp điều mình nghe, thấy, trải qua, nói cảm tưởng, ý nghĩ
3. Ghi nhớ: Sgk
C. LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu:
+Củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôi kể trong viết văn.
+Hiểu được vai trò của ngôi kể.
2. Thời gian dự kiến: 30 phút
3. Hình thức, PP, KT dạy: Hoạt động cá nhân, nêu vấn đề, KT động não.
GV yêu cầu HS thảo luận vấn đề sau:
* Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập .
Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận bài tập 1,2 SGK
( Phiếu học tập):
1.Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn sgk thành ngôi thứ ba và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì mới cho đoạn văn?
2.Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn sgk thành ngôi thứ nhất và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì khác cho đoạn văn?
Đại diện nhóm lên trả lời?
Nhóm khác nhận xét,bổ sung
II/ Luyện tập
* Bài tập 1:
- Thay tôi thành Dế Mèn. Ngôi thứ ba có sắc thái khách quan.
* Bài tập 2:
- Thay tôi vào các từ Thanh, chàng. Ngôi thứ nhất tô đậm sắc thái tình cảm.
* Bài tập 3:
- Truyện cây bút thần kể theo ngôi thứ ba. Vì gọi tên nhân vật Mã Lương.
* Bài tập 4:
- Trong truyện cổ tích, kể theo ngôi thứ ba nó khách quan và người kể có mặt mọi nơi tự do hơn
* Bài tập 5:
- Viết thư dùng ngôi thứ nhất .
HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG CẦN ĐẠT (Định hướng) Gv kết luận.
- HS đọc yêu cầu bài tập 3 .
- GV cho HS suy nghĩ trả lời , HS khác nhận xét . - GV đánh giá cho điểm .
- HS đọc yêu cầu bài tập 4 .
- HS suy nghĩ trả lời , các HS khác bổ sung . - GV đánh giá cho điểm .
- GV hướng dẫn cho HS viết đúng một số chính tả . 4. Sản phẩm: Nội dung chia sẻ của hs.
5. Kiểm tra, đánh giá:
- HS trình bày, chia sẻ trao đổi, bổ sung.
- GVnhận xét, đánh giá; định hướng nội dung.
D. VẬN DỤNG- TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Mục tiêu:
+Vận dụng vào thực tiễn bản thân khi kể lại một câu chuyện nào đó . +Tìm tòi, mở rộng và bổ sung thêm kiến thức về ngôi kể và lời kể . 2. Thời gian dự kiến: 3 phút.
3. Hình thức, PP, KT dạy: Nêu vấn đề, hs về nhà làm; tiết tiếng Việt tiếp theo nộp (vở bài tập) -Nêu vấn đề:
Sáng nay trên đi học em đã chứng kiến một hành động rất đẹp: một cô học trò giúp cụ già qua đường. Em hãy kể lại chi tiết câu chuyện đó. Xác định ngôi kể và lời kể trong bài trên.
4. Sản phẩm: Vở bài tập của HS khi đã thực hiện yêu cầu trên
5. Kiểm tra, đánh giá: GV kiểm tra và đánh giá xác xuất sản phẩm về nhà của HS điều chỉnh; cho điểm; và nêu đáp án, cách chấm (vào một thời điểm thích hợp để ghi nhận năng lực HS; cho điểm hoặc định hướng nội dung)
Ngày soạn:31/10/2020 Ngày dạy:02/11/2020 Tiết 34 – 35: THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ