LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN I/ MỤC TIÊU HỌC TẬP

Một phần của tài liệu giáo án 2020 2021 (autosaved) (Trang 92 - 95)

PHẦN II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 40: LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN I/ MỤC TIÊU HỌC TẬP

Cách trình bày miệng một bài kể chuyện dựa theo dàn bài đã chuẩn bị.

2.Kĩ năng:

- Lập dàn bài kể chuyện.

- Lựa chọn, trình bày miệng những việc có thể kể chuyện theo một thứ tự hợp lí, lời kể rõ ràng, mạch lạc, bước đầu biết thể hiện cảm xúc.

- Phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật nói trực tiếp.

3. Thái độ:

-Giáo dục HS dùng từ đóng nghĩa.

4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

- Năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ, giao tiếp - Năng lực tự học, năng lực tư duy phê phán.

II. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Hình thức: Dạy học trên lớp (cá nhân, nhóm, cả lớp), ngoài lớp (trải nghiệm,ở nhà).

- Phương pháp dạy học: Nêu vấn đề, phát vấn, phân tích, vấn đáp, gợi mở, thảo luận nhóm,...

- Kĩ thuật: khăn trải bàn.

III. PH ƯƠNG TIỆN:

- GV: Kế hoạch bài dạy, bảng phụ, sách hướng dẫn Ngữ văn 6, tranh ảnh, phiếu học tập.

- HS: Đọc, nghiên cứu bài, SGK, vở ghi.

IV. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN:

- Giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng; tranh ảnh - Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn trước bài theo hướng dẫn về nhà của GV.

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG CẦN ĐẠT (Định hướng)

A. KHỞI ĐỘNG:

1. Mục tiêu:

-Huy động những hiểu biết đã có ban đầu bản thân về văn tự sự . -Nhận biết vấn đề/tình huống cần giải quyết thông qua bài học.

2. Thời gian dự kiến: 5 phút

3. Hình thức, PP, KT dạy học: Hoạt động cá nhân; Phát vấn; Động não.

GVNêu y/cầu: Em được bố mẹ cho đi Hà Nội nhân kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, em có muốn kể cho các bạn cùng lớp nghe về chuyến đi đó không? Vậy em cần kể những gì? Kể như thế nào để các bạn biết được?

4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

5. Kiểm tra đánh giá:

GV nhận xét, đánh giá nội dung câu trả lời HS, tinh thần thái độ làm việc của HS B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

1. Mục tiêu:

- Học sinh vận dụng kiến thức để làm thực hành, luyện kĩ năng nói

- Định hướng phát triển năng lực giao tiếp , năng lực tự học, năng lực tư duy phê phán

2. Thời gian dự kiến: 5 phút

3. Hình thức, PP, KT dạy: Phát vấn, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.

Nêu yêu cầu: Hãy nhắc lại các kiến thức về chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự?

HS nhắc lại các kiến thức đã học.

HS khác nhạn xét, bổ sung

4. Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân HS; Phiếu học tập ghi kết quả thảo luận của nhóm, cặp đôi.

5. Kiểm tra đánh giá: GV quan sát, giám sát, hỗ trợ gợi mở cho các nhóm thảo luận, xem xét, đánh giá, định hướng nội dung vấn đề sau khi HS trình bày.

I.Củng cố kiến thức

1.Chủ đề của bài văn TS 2.Dàn bài

3.Đoạn văn tự sự 4.Lời kể và ngôi kể

C. LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu:

+Củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng . +Hiểu .

II. Luyện nói trước lớp 1. Đề bài.

Em được bố mẹ cho đi chơi xa. Hãy kể về

HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG CẦN ĐẠT (Định hướng) 2. Thời gian dự kiến: 30 phút

3. Hình thức, PP, KT dạy: Hoạt động cá nhân, nêu vấn đề, KT động não.

GV nêu đề bài, HD HS tìm hiểu y/cầu của đề.

-Đề bài yêu cầu những gì?

-Với đề bài này, chúng ta phải kể những gì?

-Em dự định sẽ kể theo ngôi kể nào và thứ tự kể ra sao?

Ghi đề bài, suy nghĩ, xác định các y/cầu của đề,

*Yêu cầu

- ND: kể về chuyến đi chơi xa - HT: Kể miệng

*Dàn bài.

-MB: Lí do được đi (đạt được thành tích cao trong học tập, cơ quan bố mẹ tổ chức đi...)

-TB: Kể toàn bộ diễn biến chuyến đi (những nơi được đến, tâm trạng, cảnh vật...)

-KB: Cảm nghĩ sau chuyến đi (thích thú, muốn được đi nữa..)

*Ngôi kể: ngôi thứ nhất - xưng em

*Thứ tự kể: theo trình tự chuyến đi

Nêu y/cầu: Theo em, khi kể cần phải đảm bảo những yêu cầu nào? (Lời kể, tác phong, thái độ...)

*GV chốt lại ý cơ bản Chia tổ cho HS luyện nói

-Quan sát, theo dõi các tổ luyện nói.

Từng cá nhân nói trước tổ, tổ nh/ xét, góp ý, bổ sung.

3.Yêu cầu HS nói trước lớp. Nhận xét, uốn nắn, sửa chữa, bổ sung những thiếu sót, tuyên dương những bài nói hay.

Mỗi tổ cử 1 đại diện nói trước lớp.

Tổ khác nhận xét, góp ý bài nói.

chuyến đi chơi xa đó

-Lời kể to, rõ ràng để mọi người đều nghe -Tác phong bình tĩnh, tự tin, nghiêm túc, mắt nhìn mọi người, nét mặt tươi vui.

-Nội dung kể mạch lạc, không ấp úng, từ ngữ chính xác, tránh lặp từ.

-Thể hiện tình cảm (điệu bộ) khi kể.

Luyện nói theo tổ

Bài học rèn kĩ năng luyện nói:

(1) Chuẩn bị : đọc kĩ đề, tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài chi tiết.

(2) Xác định yêu cầu của tiết luyện nói - Yêu cầu về nội dung: sự việc hợp lí, sắp xếp trình tự, lời văn lưu loát, có hình ảnh...

- Yêu cầu về hình thức: Phong thái, giọng điệu, ngữ điệu, phát âm...( tránh đọc) (3) Luyện nói:

- Nói từng phần Nói toàn bài

- Nói một mình nói trước nhóm bạn  nói trước lớp.

HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG CẦN ĐẠT (Định hướng) 4. Sản phẩm: Nội dung chia sẻ của hs.

5. Kiểm tra, đánh giá:

- HS trình bày, chia sẻ trao đổi, bổ sung.

- GVnhận xét, đánh giá; định hướng nội dung.

D. VẬN DỤNG- TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Mục tiêu:

+Vận dụng vào thực tiễn bản thân khi để giải quyết bài tập; rèn năng lực xử lí tình huống.

+Tìm tòi, mở rộng và bổ sung thêm kiến thức về văn tự sự . 2. Thời gian dự kiến: 5 phút.

3. Hình thức, PP, KT dạy: Nêu vấn đề, hs về nhà làm; tiết tiếng Việt tiếp theo nộp (vở bài tập) Về nhà kể cho bố mẹ nghe, bài văn viết của mình, nhờ bố mẹ nhận xét, đánh giá cho kĩ năng nói của bản thân

4. Sản phẩm: Vở bài tập của HS khi đã thực hiện yêu cầu trên

5. Kiểm tra, đánh giá: GV kiểm tra và đánh giá xác xuất sản phẩm về nhà của HS điều chỉnh; cho điểm; và nêu đáp án, cách chấm (vào một thời điểm thích hợp để ghi nhận năng lực HS; cho điểm hoặc định hướng nội dung)

Một phần của tài liệu giáo án 2020 2021 (autosaved) (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(159 trang)
w