ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG

Một phần của tài liệu giáo án 2020 2021 (autosaved) (Trang 65 - 70)

PHẦN II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 27-28: ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG

(Truyện ngụ ngôn) I/ MỤC TIÊU HỌC TẬP

1/ Kiến thức:

- Hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn.

- Hiểu nội dung ý nghĩa của truyện.

2/ Kĩ năng:

- Biết liên hệ tình huống truyện với thực tế.

- Kể lại được truyện.

3/ Thái độ:

Tự nhận thức giá trị của cách ứng xử khiêm tốn, dũng cảm, biết học hỏi trong cuộc sống 4. Định hướng năng lực hình thành:

Năng lực hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, cảm thụ thẫm mĩ văn học, vận dụng kiến thức vào trong các vấn đề thực tiễn đời sống.

II. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Hình thức: Dạy học trên lớp (cá nhân, nhóm, cả lớp), ngoài lớp (trải nghiệm,ở nhà).

- Phương pháp dạy học: Nêu vấn đề, phát vấn, phân tích, vấn đáp, gợi mở, thảo luận nhóm,...

- Kĩ thuật: khăn trải bàn.

III. PH ƯƠNG TIỆN:

- GV: Kế hoạch bài dạy, bảng phụ, sách hướng dẫn Ngữ văn 6, tranh ảnh, phiếu học tập.

- HS: Đọc, nghiên cứu bài, SGK, vở ghi.

IV. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN:

- Giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng; tranh ảnh - Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn trước bài theo hướng dẫn về nhà của GV.

HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG CẦN ĐẠT (Định hướng)

A. KHỞI ĐỘNG:

1. Mục tiêu:

-Huy động những hiểu biết đã có ban đầu bản thân về những kiến tượng đáng lên án trong cuộc sống..

-Nhận biết vấn đề/tình huống cần giải quyết thông qua bài học.

2. Thời gian dự kiến: 10 phút

3. Hình thức, PP, KT dạy học: Hoạt động cá nhân; Phát vấn; Động não.

Nêu những hiểu biết của em về thành ngữ: Ếch ngồi đáy giếng

GV: Bên cạnh truyền thuyết và cổ tích kho tàng văn học dân gian còn có thể loại rất lý thú, đó là truyện ngụ ngôn. Truyện ngụ ngôn có những điểm và giá trị rât riêng khác hẳn với TT và cổ tích.

Ba câu truyện hôm nay sẽ giúp chung ta làm sáng tỏ điều đó.

4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

5. Kiểm tra đánh giá:

GV nhận xét, đánh giá nội dung câu trả lời HS, tinh thần thái độ làm việc của HS B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG CẦN ĐẠT (Định hướng) 1. Mục tiêu:

-Biết được nhân vật và sự kiện trong truyện.

-Biết được nét nghệ thuật trong truyện cổ tích.

-Hiểu được ý nghĩa của truyện cổ tích 2. Thời gian dự kiến: 35 phút

3. Hình thức, PP, KT dạy: Phát vấn, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.

* Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện ngụ ngôn là gì.

- GV cho HS đọc chú thích.

? Thế nào là truyện ngụ ngôn?

? Đặc điểm chính của truyện ngụ ngôn?

- GV giảng giải thêm cho HS hiểu về truyện ngụ

ngôn .

* Hoạt động 2: Tìm hiểu chú thích

- GV hướng dẫn HS đọc văn bản: to, rõ ràng, diễn tả giọng điệu nhân vật , pha chút hài hước - HS nhận xét cách đọc. GV nhận xét

- GV cho HS tìm hiểu từ: nhâng nháo.

* Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.

? Ếch đã tưởng tượng phía trên giếng ntn?

? Vì sao ếch nghĩ chỉ bé bằng cái vung?

Vì ếch nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nên cứ tưởng bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung.

? Cuộc sống xung quanh ếch ntn?

Không gian: Nhỏ bé, chật hẹp, không thay đổi.

Cuộc sống: Xung quanh chỉ có một vài con nhái, cua, ốc nhỏ…hằng ngày….khiếp sợ.

Ếch thường kêu ộp ộp, tiếng kêu trong không gian chật hẹp và sâu trở nên vang động làm các con vật xung quanh hoảng sợ nên ếch tưởng mình là kẻ có quyền lực có thể chi phối những kẻ khácChật hẹp, trì truệ, đơn giảncuộc sống ấy ếch ta oai như một vị chúa tể, coi trời bằng vungHiểu biết nông cạn lại huênh hoang.

? Em có nhận xét gì môi trường sống của ếch và sự hiểu biết của ếch?

GV: Môi trường sống hạn hẹp, không gian tù túng, cách li với thế giới bên ngoài, không mở rộng giao tiếp bên ngoàiSự hiểu nông cạn, không có tầm nhìn xa trông rộng, lại huênh hoan kiêu ngạo. Với môi trường hạn hẹp dễ khiến người ta tưởng mình là nhất, dễ trở nên

I/ Truyện ngụ ngôn là gì:

- Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

II/ Đọc – chú thích 1. Đọc:

2. Chú thích:

III/ Tìm hiểu văn bản 1. Sự tưởng tượng của ếch:

- Sống lâu ở giếng

- Tiếng kêu ồm ộp vang cả giếng - Xung quanh con vật bé nhỏ - Bầu trời bé bằng vung

 Chủ quan, kiêu ngạo.

HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG CẦN ĐẠT (Định hướng) kiêu ngạo, không biết rõ về thực lực của mình.

TIẾT 2

* Thời gian dự kiến: 30 phút

* HĐ 3: Tìm hiểu văn bản (tt)

Chuyển ý:Nếu không có cơn mưa thì ếch vẫn cứ ở trong giếng kia và đàng hoàng là một vị chúa tể trong vương quốc nhỏ bé của mình, nơi mà bầu trời chỉ bé bằng cái vung và các thần dân nhỏ bé thì coi ếch là chúa tể.

? Vì sao ếch bị trâu giẫm bẹp?

GV: Cơn mưa đã phá vỡ thế giới nhỏ bé của ếch đưa ếch đến một thế giới mới. Một bầu trời rộng bao la đã mở ra, một thế giới muôn màu muôn vẻ ở xung quanh, thế giới có những con vật to lớn như trâu bò voi ngựa thì ếch chỉ là con vật bé nhỏ vậy mà ếch vẫn quen thói cũ.

GV: Ếch cứ tưởng mình oai như trong

giếng,coi thường mọi thứ xung quanh, do sống lâu trong môi trường chật hẹp, không có kiến thức về thế giới rộng lớn. Thay đổi môi trường nhưng bản tính kiêu ngạo không thay đổi.

?Có người cho rằng ếch chết nguyên nhân chính là bởi cơn mưa, là do sự thay đổi của môi trường sống. Em có đồng ý với ý kiến đó không vì sao?

? Hậu quả đó có xứng đáng với ếch không?

Môi trường sống của ếch nhỏ bé hạn hẹp. Tầm nhìn của ếch hạn chế ít hiểu biết. Cái chết của ếch là kết quả tất yếu của những kẻ hiểu biết hạn hẹp, nhưng lại huênh hoang coi mình là nhất không chịu mở rộng tầm mắt. Khi hoàn cảnh sống thay đổi con người ta phải thay đổi nếu không sẽ bị tụt hậu. Câu chuyện về chú ếch để lại cho ta những bài học những suy ngẫm sâu sắc.

Trời mưa to nước dâng lên: hiện tượng lụt lội hàng năm do sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Trong đó Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất. tuy nhiên câu chuyện trên không hoàn toàn nói về sự thay đổi của khí hậu mà cái chính đó là phản ánh cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua cái miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện ngầm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp lại hay huênh hoang, khoác lác, luôn cho mình là đúng. Đồng thời khuyên mọi người phải cố gắng mở rộng

2. Hậu quả ếch nhận phải:

- Ếch ra khỏi giếng.

- Không để ý, nhâng nhá, kêu ồm ộp, nghênh ngang, nhìn lên trời.

 Bị trâu giẫm bẹp.

ND ta muốn khuyên nếu không nhận thức rõ giới hạn của mình sẽ bị thất bại thảm hại.

3. Bài học của truyện:

- Ghi nhớ /sgk

HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG CẦN ĐẠT (Định hướng) tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình, không

nên chủ quan, kiêu ngạo.

? Câu chuyện ngoài kể về ếch ra còn có ý nói điều

gì trong cuộc sống hàng ngày?Em rút ra được điều gì từ bài học của ếch?

GV: Một con ếch cả đời có thể chỉ sống ở một nơi nhưng con người thì không thể. Môi trường xã hội và môi trường tự nhiên của con người luôn thay đổi. Con người muốn tồn tại, phát triển, thịnh vượng phải luôn mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan kiêu ngạo

4. Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân HS; Phiếu học tập ghi kết quả thảo luận của nhóm, cặp đôi.

5. Kiểm tra đánh giá: GV quan sát, giám sát, hỗ trợ gợi mở cho các nhóm thảo luận, xem xét, đánh giá, định hướng nội dung vấn đề sau khi HS trình bày.

C. LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu:

+Củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng đọc hiểu một văn bản cổ tích.

+Hiểu và khắc phục những thói hư tật xấu trong xã hội.

2. Thời gian dự kiến: 10 phút

3. Hình thức, PP, KT dạy: Hoạt động cá nhân, nêu vấn đề, KT động não.

GV yêu cầu HS thảo luận vấn đề sau:

Kể diễn cảm câu chuyện

Nêu bài học ý nghĩa rút ra từ câu chuyện trên.

4. Sản phẩm: Nội dung chia sẻ của hs.

5. Kiểm tra, đánh giá:

- HS trình bày, chia sẻ trao đổi, bổ sung.

- GVnhận xét, đánh giá; định hướng nội dung.

D. VẬN DỤNG- TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Mục tiêu:

+Vận dụng vào thực tiễn bản thân để khắc phục những khuyết điểm trong cách ứng xử.

+Tìm tòi, mở rộng và bổ sung thêm kiến thức về cổ tích.

2. Thời gian dự kiến: 3 phút.

3. Hình thức, PP, KT dạy: Nêu vấn đề, hs về nhà làm; tiết tiếng Việt tiếp theo nộp (vở bài tập) -Nêu vấn đề:

Xung quanh em có những biểu hiện của tính ếch ngồi đáy giếng ko? Nếu có, em sẽ làm gì để họ thấy được những hạn chế của bản thân.

4. Sản phẩm: Vở bài tập của HS khi đã thực hiện yêu cầu trên

5. Kiểm tra, đánh giá: GV kiểm tra và đánh giá xác xuất sản phẩm về nhà của HS điều chỉnh; cho

HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG CẦN ĐẠT (Định hướng) điểm; và nêu đáp án, cách chấm (vào một thời điểm thích hợp để ghi nhận năng lực HS; cho điểm hoặc định hướng nội dung)

Một phần của tài liệu giáo án 2020 2021 (autosaved) (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(159 trang)
w