Lời văn, đoạn văn tự sự

Một phần của tài liệu giáo án 2020 2021 (autosaved) (Trang 49 - 52)

PHẦN II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 17: TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA

I. Lời văn, đoạn văn tự sự

* Đoạn 1: Giới thiệu nhân vật Hùng Vương, Mị Nương gồm 2 câu:

- Câu 1 : giới thiệu tên, lai lịch, quan hệ , chân dung nhân vật.

- Câu 2: giới thiệu về tình cảm, nguyện vọng của Vua Hùng.

* Đoạn 2: gồm 6 câu giới thiệu về lai lịch , tài năng, tên của nhân vật Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, các câu kể lại liên kết chặt chẽ.

 Lời văn giới thiệu nhân vật là lời kể để giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật.

2. Lời văn kể sự việc Tìm hiểu đoạn văn (3)

- Đoạn văn kể sự việc TT dâng nước sông đánh ST (hành động nv)

- Từ ngữ: nổi giận, đòi cướp, hô mưa, gọi gió, giông bão, dâng nước đánh nhau, nước ngập, nước dâng

- Dùng những động từ miêu tả hành động của TT.

- Kể sự việc theo trình tự thời gian.

- Người đọc dễ hình dung diễn biến của sự việc.

Lời văn kể sự việc là kể các hành động, việc làm kết quả và sự thay đổi do các hành động ấy đem lại.

Em rút ra kết luận gì về lời văn kể sự việc?

HS làm việc cá nhân

* HĐ 3: Đoạn văn

Đoạn văn tự sự được đánh dấu bằng chữ cái mở đầu viết hoa lùi đầu dòng và hết đoạn có dấu chấm xuống dòng, mỗi đoạn văn thường biểu đạt 1 ý.

- Mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính nào? Gạch chân dưới những câu văn biểu đạt ý chính ấy?

-Tại sao lại gọi là câu văn chủ đề?

- Để dẫn dắt đến ý chính người kể dẫn dắt từng bước ntn ? Kể các ý phụ như thế nào? Chỉ ra các ý phụ và mối quan hệ của chúng với ý chính?

Học sinh trả lời. nhận xét.

Gv nhận xét. Chốt. gọi hs đọc ghi nhớ.

4. Kiểm tra đánh giá: GV quan sát, giám sát, hỗ trợ gợi mở cho các nhóm thảo luận, xem xét, đánh giá, định hướng nội dung vấn đề sau khi HS trình bày

5. Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân HS; Phiếu học tập ghi kết quả thảo luận của nhóm, cặp đôi.

3. Đoạn văn

- Câu diễn đạt ý chính gọi là câu chủ đề, các câu khác diễn giải hoặc giải thích cho ý chính.

* Ghi nhớ (SGK-T59) -Lời văn tự sự

-Đoạn văn tự sự

C/ LUYỆN TẬP

1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài tập sgk.

2. Thời gian dự kiến: 5 phút

3. Hình thức, PP, KT dạy: Nêu vấn đề, phát vấn

GV nêu vấn đề: Mỗi đoạn văn kể về điều gì ? Câu chủ đề của đoạn ? Các câu văn triển khai chủ đề ấy như thế nào?

Học sinh trả lời. Nhận xét Gv nhận xét, bổ sung.chốt.

4. Sản phẩm: Bài viết của HS 5. Kiểm tra, đánh giá:

- HS trình bày, chia sẻ trao đổi, bổ sung.

- GVnhận xét, đánh giá; định hướng nội dung.

D/ VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để tạo lập văn bản (viết đoạn)

2. Thời gian dự kiến: 5 phút.

3. Hình thức, PP, KT dạy:

- HS làm ở nhà.

- Giải quyết vấn đề GV nêu vấn đề:

- Kể lại câu chuyện “ Thánh Gióng; ST,TT; Bánh chưng bánh giầy” bằng lời văn của em. Xác định ý chính của 1 số đoạn trong các truyện đã học và phân tích tính mạch lạc của đoạn.

HS làm vào vở, một tuần sau, GV kiểm tra và đánh giá xác xuất sản phẩm về nhà.

4. Sản phẩm: Vở HS

5. Kiểm tra, đánh giá: GV kiểm tra và đánh giá xác xuất sản phẩm về nhà của HS điều chỉnh; cho điểm; và nêu đáp án, cách chấm (vào một thời điểm thích hợp để ghi nhận năng lực HS; cho điểm hoặc định hướng nội dung)

Ngày soạn:06/10/2020 Ngày dạy:09/10/2020 Tiết 19-20 THẠCH SANH

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC 1/ Kiến thức:

- Hiểu và biết được những nét đặc sắc về thể loại cổ tích.

- Biết được các kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích: Dũng sĩ ( Thạch Sanh) - Hiểu được ước mơ mà tác giả dân gian muốn gởi gắm qua tác phẩm.

2/ Kĩ năng:

- Biết đọc văn bản văn học dân gian.

- Biết viết đoạn văn, lập dàn ý bài văn.

- Biết đánh giá, tự đánh giá bài trình bày miệng theo vấn đề được yêu cầu.

3/ Thái độ:

-Giáo dục học sinh có lòng nhân ái , biết đấu tranh chống lại cái ác.

- Biết tự rèn luyện, bồi dưỡng lí tưởng, phẩm chất đạo đức để trở thành người có tài năng và lương thiện 4/N ăng lực:

- Năng lực thẩm mĩ; ngôn ngữ; giao tiếp; tạo lập văn bản; giải quyết vấn đề; hợp tác; tự học,…

- Phẩm chất: Sống lương thiện.

II. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Hình thức: Dạy học trên lớp (cá nhân, nhóm, cả lớp), ngoài lớp (trải nghiệm,ở nhà).

- Phương pháp dạy học: Nêu vấn đề, phát vấn, phân tích, vấn đáp, gợi mở, thảo luận nhóm,...

- Kĩ thuật: khăn trải bàn.

III. PH ƯƠNG TIỆN:

- GV: Kế hoạch bài dạy, bảng phụ, sách hướng dẫn Ngữ văn 6, tranh ảnh, phiếu học tập.

- HS: Đọc, nghiên cứu bài, SGK, vở ghi.

IV. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN:

- Giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng.

- Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn trước bài theo hướng dẫn về nhà của GV.

Hoạt động Nội dung cần đạt (Định hướng)

A/ KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu:

- Huy động vốn kiến thức và kĩ năng vốn có về truyện cổ tích từ đó chuẩn bị tiếp nhận KT, KN mới; tạo tâm thế bước vào bài học.

- Nhận biết và giải quyết được bước đầu nhiệm vụ/vấn đề được nêu ra của bài học 2. Thời gian dự kiến: 10 phút

3. Hình thức, PP, KT dạy học: Phát vấn, nêu vấn đề; Làm việc nhóm

- Gv cho học sinh kể lại một câu chuyện đã học ở cấp 1. Ý nghĩa của truyện em vừa kể.

- HS làm việc nhóm  Trình bày GV nhận xét, đánh giá nội dung và tinh thần làm việc của HS

- Nêu vấn đề (cần giải quyết của bài học): Em đã chuẩn bị ở nhà vậy thì qua bài “Thạch Sanh” em biết gì về:

+ Kiểu nhân vật trong truyện cổ tích.

+ Nhân vật dũng sĩ

+ Ước mơ, niềm tin của nhân dân ta gởi gắm trong tác phẩm.

GV: “Thạch Sanh” là một trong những truyện cổ tích tiêu biểu của kho tàng truyện cổ tích VN, được nhân dân ta rất yêu thích. Truyện “Thạch Sanh” kể về Cuộc đời và những chiến công của TS cùng với sự hấp dẫn của truyện, những chi tiết tưởng tượng thần kì đã làm say mê, xúc động rất nhiều thế hệ người đọc, người nghe. Để hiểu sâu hơn về truyện và nhân vật TS, hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu tác phẩm này.

4. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

5 .Kiểm tra đánh giá: GV nhận xét, đánh giá nội dung câu trả lời HS, tinh thần thái độ làm việc nhóm B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Mục tiêu:

- Biết và hiểu được khái niệm truyện cổ tích.

- Biết về các kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích.

- Hiểu được ước mơ, niềm tin của nhân dân ta gởi gắm vào hai tác phẩm.

2. Thời gian dự kiến: 130 phút 3. Hình thức, PP, KT dạy:

Một phần của tài liệu giáo án 2020 2021 (autosaved) (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(159 trang)
w