PHẦN II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 48: SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ
I/ MỤC TIÊU HỌC TẬP 1.Kiến thức.
- Khái niệm số từ và lượng từ.
- Đặc điểm ngữ pháp số từ và lượng từ.
- Khả năng kết hợp số từ và lượng từ.
-Chức vô ngữ pháp của số từ và lượng từ.
2. Kỹ năng.
- Nhận biết được số từ và lợng từ.
- Phân biệt số từ với DT chỉ đơn vị.
- Vận dụng số từ và luợng từ khi nói và viết.
3. Thái độ: - Có ý thức dùng số từ và lượng từ đóng hoàn cảnh giao tiếp.
4. Định hướng phát triển năng lực hs:
-Năng lực giao tiếp.
-năng lực trình bày,nói ,viết
-Năng lực hợp tác làm việc theo nhóm
-N II. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Hình thức: Dạy học trên lớp (cá nhân, nhóm, cả lớp), ngoài lớp (trải nghiệm,ở nhà).
- Phương pháp dạy học: Nêu vấn đề, phát vấn, phân tích, vấn đáp, gợi mở, thảo luận nhóm,...
- Kĩ thuật: khăn trải bàn.
III. PH ƯƠNG TIỆN:
- GV: Kế hoạch bài dạy, bảng phụ, sách hướng dẫn Ngữ văn 6, tranh ảnh, phiếu học tập.
- HS: Đọc, nghiên cứu bài, SGK, vở ghi.
IV. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN:
- Giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng; tranh ảnh - Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn trước bài theo hướng dẫn về nhà của GV.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG CẦN ĐẠT (Định hướng)
A. KHỞI ĐỘNG:
1. Mục tiêu:
HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG CẦN ĐẠT (Định hướng) -Huy động những hiểu biết đã có ban đầu bản thân về .
-Nhận biết vấn đề/tình huống cần giải quyết thông qua bài học.
2. Thời gian dự kiến: 5 phút
3. Hình thức, PP, KT dạy học: Hoạt động cá nhân; Phát vấn; Động não.
GV: Em hiểu thế nằ lă số từ vă lượng từ, lăm thế năo để phđn biệt được lượng từ với danh từ chỉ đơn vị , bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu những vấn đề đó.
4. Sản phẩm: HS lắng nghe, ghi bài.
5. Kiểm tra đánh giá:
GV nhận xét, đánh giá nội dung câu trả lời HS, tinh thần thái độ làm việc của HS B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
1. Mục tiêu:
-Biết được nhân vật và sự kiện trong truyện.
-Biết được nét nghệ thuật trong truyền thuyết.
-Hiểu được ý nghĩa của truyền thuyết.
2. Thời gian dự kiến: phút
3. Hình thức, PP, KT dạy: Phát vấn, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu số từ.
- Giáo viên đưa ví dụ lên bảng phụ - Gọi học sinh đọc đoạn văn a, b
? Xác định các từ in đậm ở ví dụ? Cho biết các từ đó bổ sung ý nghĩa cho từ nào trong câu?
- Hai bổ sung cho chàng
- một trăm bổ sung cho ván cơm nếp, nệp bánh chưng.
- chín bổ sung cho ngà, cựa, hồng mao - một bổ sung cho đôi
? Các từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại gì?
- Danh từ
? Các từ in đậm đứng ở vị trí nào trong cụm danh từ?
Bổ sung ý nghĩa gì cho danh từ?
- Đứng trước danh từ, bổ sung ý nghĩa về số lượng.
- GV gọi HS đọc ví dụ 1b/sgk/128 và trả lời câu hỏi.
? Từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
- sáu bổ sung cho thứ
? Từ “sáu” đứng ở vị trí nào trong cụm từ và bổ sung ý nghĩa gì cho danh từ?
- Đứng sau danh từ, bổ sung ý nghĩa thứ tự
? Từ những ví dụ trên em hãy cho biết số từ là gì?
- Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.
? Khi nào số từ chỉ số lượng và khi nào số từ chỉ thứ tự?
- Khi đứng trước danh từ: chỉ số lượng - Khi đứng sau danh từ: chỉ thứ tự
? Từ “ đôi ” có nghĩa là bao nhiêu? Nó đứng ở vị trí
I/ Số từ 1. Ví dụ: sgk.
a)
- “Hai” bổ sung ý nghĩa “chàng”
- “một trăm” “ ván cơm nếp”
- “ một trăm ” “ nệp bánh chưng ” - “ chín ” “ngà”, “cựa”, “hồng mao ” - “một” “ đôi”.
Hai, một trăm, chín, một…đứng trước danh từ, bổ sung ý nghĩa về số lượng.
b)
- “sáu” bổ sung ý nghĩa “thứ”
đứng sau danh từ, bổ sung ý nghĩa về thứ tự.
Số từ
Lưu ý: Cần phân biệt số từ với danh từ mang ý nghĩa đơn vị.
2. Ghi nhớ: sgk.
HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG CẦN ĐẠT (Định hướng) nào trong cụm từ?
- “Đôi” có nghĩa là hai. Đứng sau số từ.
?“ Đôi ” trong cụm từ “ một đôi ” có phải là số từ không?
-GV tích hợp với bài Danh từ đã học.
? Hãy tìm thêm các danh từ có ý nghĩa khái quát và công dụng như từ “ đôi ”?
- Cặp, tá, chục…
? Khi sử dụng số từ cần lưu ý điều gì?
- Cần phân biệt số từ và danh từ chỉ đơn vị.
Chuyển: Như vậy, những từ chỉ số lượng cụ thể bổ sung ý nghĩa cho danh từ được gọi là số từ. Vậy những từ chỉ số lượng ước chừng, không cụ thể gọi là gì?
Chúng ta tìm hiểu qua phần Lượng từ.
Hoạt động 2
GV cho HS đọc kĩ ví dụ sgk/ 129 và trả lời câu hỏi.
? Xác định các từ in đậm trong ví dụ?
- Các, những, cả mấy.
? Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
- Các bổ sung cho hoàng tử - những bổ sung cho kẻ thua trận - cả mấy bổ sung cho vạn tướng lĩnh
? Các từ in đậm đứng ở vị trí nào trong cụm danh từ?
Bổ sung ý nghĩa gì cho danh từ?
- Đứng trước danh từ, bổ sung ý nghĩa về lượng ít hay nhiều cho danh từ.
? Đặt các từ in đậm vào mô hình CDT, cho biết lượng từ được chia làm mấy nhóm?
- Chia làm hai nhóm:
+ Chỉ ý nghĩa toàn thể
+ Chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối
? Em hãy tìm thêm những từ có ý nghĩa và công dụng tương tự?
- Ví dụ:
- tất cả những học sinh lớp 6.
- mỗi em HS được nhận một chiếc bút….
Thảo luận nhóm: Số từ và lượng từ có điểm gì giống và khác nhau?
Giống: Đều bổ sung ý nghĩa cho danh từ.
Khác:
- Số từ đứng trước hoặc sau danh từ, chỉ số lượng hoặc số thứ tự.
- Lượng từ đứng trước danh từ, chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
-GV chốt ý về kiến thức phần lí thuyết và nội dung bài học trước khi đi vào phần luyện tập.
II/ Lượng từ 1. Ví dụ sgk/129:
- “Các” bổ sung ý nghĩa cho “hoàng tử”
- “những” “kẻ thua trận”
- “cả mấy” “vạn tướng lĩnh”
Các, những, cả mấy….đứng trước danh từ, bổ sung ý nghĩa về lượng ít hay nhiều cho danh từ.
Lượng từ Phân loại:
- Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể: cả , tất cả , tất thảy
- Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: Các, những, mọi, mỗi, từng … 2. Ghi nhớ 2: (sgk/129)
HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG CẦN ĐẠT (Định hướng) 4. Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân HS; Phiếu học tập
ghi kết quả thảo luận của nhóm, cặp đôi.
5. Kiểm tra đánh giá: GV quan sát, giám sát, hỗ trợ gợi mở cho các nhóm thảo luận, xem xét, đánh giá, định hướng nội dung vấn đề sau khi HS trình bày.
C. LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức đã học giải quyết vấn đề; rèn năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực giao tiếp, Năng lực hợp tác
+ Tìm các số từ, lượng từ trong một văn bản đã học + Phân tích ý nghĩa các số từ, lượng từ trong câu + Phân biệt được số từ lượng từ với danh từ đơn vị.
2. Thời gian dự kiến: 10 phút
3. Hình thức, PP, KT dạy: Hoạt động cá nhân, nêu vấn đề, KT động não.
GV yêu cầu HS thảo luận vấn đề sau:
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập - HS đọc yêu cầu bài tập 1
- Tìm số từ trong bài thơ? Xác định nghĩa?
- GV cho hai HS lên bảng làm . - HS khác nhận xét , bổ sung cho bạn - GV đánh giá cho điểm .
- HS đọc yêu cầu bài tập 2
- Các từ in đậm trong hai câu thơ được dùng với ý nghĩa ntn?
- HS lên bảng làm, HS khác bổ sung, nhận xét.
- GV đánh giá cho điểm.
- HS đọc yêu cầu bài tập 3
- Qua ví dụ em thấy nghĩa từ từng và từ mỗi có gì khác
nhau?
- GV cho HS lên bảng làm, HS nhận xét bổ sung - GV đánh giá cho điểm.
4. Sản phẩm: Nội dung chia sẻ của hs.
5. Kiểm tra, đánh giá:
- HS trình bày, chia sẻ trao đổi, bổ sung.
- GVnhận xét, đánh giá; định hướng nội dung.
III/ Luyện tập
* Bài tập 1 : Các số từ :
- Một canh , hai canh , ba canh , năm cánh chỉ số lượng .
- Canh bốn , canh năm chỉ thứ tự .
* Bài tập 2 :
- Các từ in đậm dùng với ý nghĩa chì số từ , chỉ số lượng nhiều , rất nhiều
* Bài tập 3 :
- Giống : tách ra từng sự vật , cá thể - Khác :
+ Từng : ý nghĩa trình tự , hết cá thể này đến cá thể khác .
+ Mỗi : ý nghĩa nhấn mạnh tách riêng từng cá thể không mang ý nghĩa lần lượt .
D. VẬN DỤNG- TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống thực tiễn; rèn năng lực xử lĩ tình huống , tạo lập văn bản
Rèn năng lực tự học, tích hợp mở rộng vốn từ tiếng Việt 2. Thời gian dự kiến: 5 phút.
HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG CẦN ĐẠT (Định hướng) 3. Hình thức, PP, KT dạy: Nêu vấn đề, hs về nhà làm; tiết tiếng Việt tiếp theo nộp (vở bài tập) -Nêu vấn đề:
Quan sát đời sống, các văn bản, ghi lại những số từ, lượng từ sử dụng chưa hợp lí.
Giải thích tại sao?/ Tích hợp kĩ năng sử dụng chuẩn từ tiếng Việt để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt .
VD: Những người nhân dân có tinh thần đoàn kết tương thân tương ái.
4. Sản phẩm: Vở bài tập của HS khi đã thực hiện yêu cầu trên
5. Kiểm tra, đánh giá: GV kiểm tra và đánh giá xác xuất sản phẩm về nhà của HS điều chỉnh; cho điểm; và nêu đáp án, cách chấm (vào một thời điểm thích hợp để ghi nhận năng lực HS; cho điểm hoặc định hướng nội dung)