PHẦN II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 36-37: THẦY BÓI XEM VOI
(Truyện ngụ ngôn ) I/ MỤC TIÊU HỌC TẬP
1/ Kiến thức:
- Hiểu nội dung ý nghĩa của truyện.
- Hiểu một số nét chính về nghệ thuật của truyện ngụ ngôn.
2/ Kĩ năng:
- Biết liên hệ tình huống truyện với thực tế. Kể diễn cảm truyện.
- kể diễn cảm truyện thầy bói xem voi.
3/ Thái độ:
Tự nhận thức giá trị của cách ứng xử khiêm tốn, dũng cảm, biết học hỏi trong cuộc sống II. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Hình thức: Dạy học trên lớp (cá nhân, nhóm, cả lớp), ngoài lớp (trải nghiệm,ở nhà).
- Phương pháp dạy học: Nêu vấn đề, phát vấn, phân tích, vấn đáp, gợi mở, thảo luận nhóm,...
- Kĩ thuật: khăn trải bàn.
III. PH ƯƠNG TIỆN:
- GV: Kế hoạch bài dạy, bảng phụ, sách hướng dẫn Ngữ văn 6, tranh ảnh, phiếu học tập.
- HS: Đọc, nghiên cứu bài, SGK, vở ghi.
IV. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN:
- Giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng; tranh ảnh - Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn trước bài theo hướng dẫn về nhà của GV.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG CẦN ĐẠT (Định hướng)
A. KHỞI ĐỘNG:
1. Mục tiêu:
-Huy động những hiểu biết đã có ban đầu bản thân về truyện ngụ ngôn.
-Nhận biết vấn đề/tình huống cần giải quyết thông qua bài học.
2. Thời gian dự kiến: 10 phút
3. Hình thức, PP, KT dạy học: Hoạt động cá nhân; Phát vấn; Động não.
Trong kho tàng văn học dân gian có nhiều tác phẩm kể về loài vật nhằm mục đích giáo huấn con người. Em hãy kể trên 2 tác phẩm và bài học giáo dục từ tác phẩm đó.
4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
5. Kiểm tra đánh giá:
GV nhận xét, đánh giá nội dung câu trả lời HS, tinh thần thái độ làm việc của HS B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
1. Mục tiêu:
-Biết được nhân vật và sự kiện trong truyện.
-Biết được nét nghệ thuật trong truyền thuyết.
-Hiểu được ý nghĩa của truyền thuyết.
2. Thời gian dự kiến: 60 phút
3. Hình thức, PP, KT dạy: Phát vấn, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung.
- GV hướng dẫn HS đọc: To, rõ ràng, giọng hóm hỉnh.
HS khác nhận xét. GV nhận xét.
GV cho HS đọc các chú thích ở Sgk.
GV giảng giải thêm cho HS hiểu.
?Bố cục và nội dung chính của từng phần?
3 phần: p1: Đầu…..sờ đuôi: Giới thiệu năm ông thầy bói.
P2: Tiếp…chổi sể cùn: Năm thầy bói sờ vào từng bộ phận và phán về voi.
P3: Còn lại: Năm thầy bói tranh nhau là mình đúng và xô xát lẫn nhau.
? xác định nhân vật chính của truyện?
Năm ông thầy bói
I/ Tìm hiểu chung 1. Đọc:
2. Chú thích: sgk
3. Bố cục: 3 phần
HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG CẦN ĐẠT (Định hướng) Chuyển ý: Để biết được 5 ông thầy bói xem voi bằng
cách nào, khi xem xong các ông đã phán về voi như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu diễn biến câu chuyện.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
? Các thầy bói có chung đặc điểm gì?
- Các thầy đều bị mù.
- Chưa biết gì về hình thù con voi.
? Các thầy bói xem voi trong hoàn cảnh nào?
Nhân buổi ế hàng, 5 thầy chung tiền biếu người quản voi, xin xem voi.
? Nhận xét về cách mở truyện?
Cách mở chuyện ngắn gọn, hấp dẫn.
Câu hỏi thảo luận: Có mấy thầy bói xem voi? Cách xem của các thầy có gì đặc biệt?
?Nói về cách nhận định của các ông thầy bói, tác giả dân gian sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng?
Sử dụng từ láy tượng hình, phép so sánh Khiến cho sự vật trở nên cụ thể, sinh động.
?Em có nhận xét gì về những nhận định mà Năm ông thầy bói đưa ra khi phán voi?
Nhận định khác nhau
?Tại sao năm thầy bói đã sờ tận tay vào con voi mà lại có ý kiến trái ngược nhau về nó? Họ đã đúng chỗ nào, sai chỗ nào?
Cả năm thầy đều đúng nhưng chỉ đúng với từng bộ phận của cơ thể voi.
Những hình ảnh được miêu tả đầy ấn tượng với những so sánh: Sừng sững như, sun sun như ... Là chính xác không có gì bàn cãi.
Sai lầm của các thầy bói: Sờ vào một bộ phận của con voi mà tưởng và đã phán đó là toàn bộ con voi. Hình dáng của con voi thực sự là tổng hợp những nhận xét của cả năm thầy.
? Năm ông thầy bói đã đưa ra nhận định của mình về con voi bàng cách nào?
Dùng bộ phận để nói toàn thể
GV: Năm thầy bói có năm cách xem voi khác nhau.
Mỗi thầy chọn một bộ phận của voi để sờ. Các thầy tả rất đúng từng bộ phận của con voi. Nhưng không ai đưa
II/ Tìm hiểu văn bản 1. Hoàn cảnh xem voi:
* Đặc điểm chung của các thầy bói:
- Các thầy đều bị mù
- Chưa biết gì về hình thù con voi.
* Hoàn cảnh:
- Ế hàng, đang ngồi chuyện gẫu, có voi đi qua
Cách mở chuyện ngắn gọn, hấp dẫn.
2. Cách xem và phán voi của các thầy bói
a. Cách xem:
- Dùng tay sờ rồi diễn tả hình thù con voi - Mỗi người sờ một bộ phận
b. Các thầy bói phán về voi.
Thầy 1: Sờ vòisun sun như con đĩa.
Thầy 2: Sờ ngà chần chẫn như cái đòn càn.Thầy 3: Sờ tai bè bè như cái quạt thóc Thầy 4: Sờ chân sừng sững như cái cột đình
Thầy 5: Sờ đuôi Tun tủn như cái chổi sể.
Lặp lại: Phán đúng từng bộ phận của voi nhưng không đúng về con voi.
* Thái độ và ý kiến của các thầy bói.
Tự tin, quả quyết rằng mình đúng.
Phủ định ý kiến của người khác: tưởng- hóa ra, không phải, đâu có, ai bảo, không đúng.
Câu phủ định: Tranh cãi gay gắt bất phân thắng bại
3. Kết quả
Kết quả: Xô xát, đánh nhau toác đầu chảy máu cũng không tìm ra hình thù con voi.
Phóng đại: Tạo tiếng cười hài hước và để lại bài học đáng nhớ về cách nhận thức..
HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG CẦN ĐẠT (Định hướng) ra kết luận đúng về con voi. Vì các thầy đều đem đặc
điểm của bộ phận thay cho toàn thể. Đây là một cách đánh giá chủ quan, phiến diện.
Hoạt động 3: Tổng kết
? Ngoài chuyện chế giễu nghề thầy bói câu chuyện còn có ý nghĩa nào khác?
? Từ câu chuyện này em rút ra bài học gì?
Hs trả lời, nhận xét. Gv chốt ý.
Thầy bói xem voi là một truyện ngụ ngôn có nội dung giáo dục rất thâm thúy ẩn chứa dưới hình thức nghệ thuật hài hước thú vị.
Từ việc chế giễu cách xem voi và nhận xét về voi rất phiến diện của năm ông thầy bói mù, người xưa khuyên chúng ta rằng khi tìm hiểu, xem xét, đánh giá các sự vật, sự việc, hiện tượng xung quanh thì phải thận trọng, kĩ càng và toàn diện để tránh những đánh giá lệch lạc, sai lầm.
4. Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân HS; Phiếu học tập ghi kết quả thảo luận của nhóm, cặp đôi.
5. Kiểm tra đánh giá: GV quan sát, giám sát, hỗ trợ gợi mở cho các nhóm thảo luận, xem xét, đánh giá, định hướng nội dung vấn đề sau khi HS trình bày.
III. Tổng kết 1. Nghệ thuật:
- Cách giáo huấn bóng gió, tự nhiên mà sâu sắc
- Phóng đại, lặp lại các sự việc
- Xây dựng đoạn thoại sinh động, nhốn nháo tạo ra tiếng cười hài hước.
2. Nội dung: Truyện khuyên nhủ con người khi tìm hiểu một sự vật, sự việc nào đó phải xem xét chúng một cách toàn diện.
C. LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu:
+Củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng về đọc hiểu truyện ngụ ngôn.
+Hiểu bài học ý nghĩa tác giả dân gian gởi gắm qua câu chuyện . 2. Thời gian dự kiến: 10 phút
3. Hình thức, PP, KT dạy: Hoạt động cá nhân, nêu vấn đề, KT động não.
GV yêu cầu HS thảo luận vấn đề sau:
* Hoạt động 4 : Hướng dẫn HS luyện tập GV chia nhóm cho HS thảo luận:
Phiếu học tập: kể về một số trường hợp của em hoặc các bạn đã nhận định,đánh giá sự vật hay con người một cách sai lầm theo “thầy bói xem voi”
- Các nhóm cử đại diện trình bày, nhóm khác bổ sung. GV nhận xét đánh giá.
4. Sản phẩm: Nội dung chia sẻ của hs.
5. Kiểm tra, đánh giá:
- HS trình bày, chia sẻ trao đổi, bổ sung.
- GVnhận xét, đánh giá; định hướng nội dung.
D. VẬN DỤNG- TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Mục tiêu:
+Vận dụng vào thực tiễn bản thân khi đọc hiểu những câu chuyện mang tính giáo huấn con người.
+Tìm tòi, mở rộng và bổ sung thêm kiến thức về truyện ngụ ngôn.
2. Thời gian dự kiến: 5 phút.
3. Hình thức, PP, KT dạy: Nêu vấn đề, hs về nhà làm; tiết tiếng Việt tiếp theo nộp (vở bài tập)
HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG CẦN ĐẠT (Định hướng) -Nêu vấn đề:
- Em rút ra được bài học gì từ câu truyện?.
- Em hãy kể một vài tình huống thực tế của em hoặc của các bạn đã nhận định, đánh giá sự vật hay con người một cách sai lầm theo kiểu “ Thầy bói xem voi” ?
4. Sản phẩm: Vở bài tập của HS khi đã thực hiện yêu cầu trên
5. Kiểm tra, đánh giá: GV kiểm tra và đánh giá xác xuất sản phẩm về nhà của HS điều chỉnh; cho điểm; và nêu đáp án, cách chấm (vào một thời điểm thích hợp để ghi nhận năng lực HS; cho điểm hoặc định hướng nội dung)