SỰ TÍCH HỒ GƯƠM

Một phần của tài liệu giáo án 2020 2021 (autosaved) (Trang 36 - 40)

PHẦN II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 12: SỰ TÍCH HỒ GƯƠM

( Hướng dẫn đọc thêm ) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Kiến thức:

- Biết và hiểu được nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết sự tích Hồ Gươm.

- Biết truyền thuyết về địa danh

- Hiểu được cốt lõi lịch sử trong một tác phẩm thuộc chuỗi truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

2.Kĩ năng:

- Biết đọc- hiểu văn bản truyền thuyết.

- Biết phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của một số chi tiết tưởng tượng trong truyện.

- Biết kể lại được truyện.

3.Thái độ

- Tự hào, cảm phục, trân trọng, tôn kính những thế hệ thanh niên anh hùng dân tộc về lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước.

- Biết tự rèn luyện, bồi dưỡng lí tưởng, phẩm chất đạo đức, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội.

4. Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:

- Năng lực thẩm mĩ; ngôn ngữ; giao tiếp; tạo lập văn bản; giải quyết vấn đề; hợp tác; tự học,…

- Phẩm chất: yêu nước.

II. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Hình thức: Dạy học trên lớp (cá nhân, nhóm, cả lớp), ngoài lớp (trải nghiệm,ở nhà).

- Phương pháp dạy học: Nêu vấn đề, phát vấn, phân tích, vấn đáp, gợi mở, thảo luận nhóm,...

III. PH ƯƠNG TIỆN:

- GV: Kế hoạch bài dạy, bảng phụ, sách hướng dẫn Ngữ văn 6, tranh ảnh, phiếu học tập.

- HS: Đọc, nghiên cứu bài, SGK, vở ghi.

IV. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN:

- Giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng.

- Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn trước bài theo hướng dẫn về nhà của GV.

V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG CẦN ĐẠT (Định hướng)

A. KHỞI ĐỘNG:

1. Mục tiêu:

-Huy động những hiểu biết đã có ban đầu bản thân về truyền thuyết địa danh.

-Nhận biết vấn đề/tình huống cần giải quyết thông qua bài học.

2. Thời gian dự kiến: 5 phút

3. Hình thức, PP, KT dạy học: Hoạt động cá nhân; Phát vấn; Động não.

Hãy kể tên các di tích lịch sử mà em biết.

GV: Giữa thủ đô Thăng Long- Đông Đô- Hà Nội, Hồ Gươm đẹp lộng lẫy và duyên dáng. Những tên gọi đầu tiên của hồ như: Lục Thủy, Tả Vọng, Thủy Quân. Đến thế kỷ 15, hồ mới mang tên Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm, gắn với sự tích nhận gươm, trả gươm thần của người anh hùng đất Lam Sơn: Lê Lợi.

Sự tích ấy thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.

4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về di tích lịch sử.

5. Kiểm tra đánh giá:

GV nhận xét, đánh giá nội dung câu trả lời HS, tinh thần thái độ làm việc của HS B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Mục tiêu:

- Biết và hiểu được truyền thuyết địa danh, sự tích về sự ra đời của tên gọi các địa danh lịch sử và cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước của các vị anh hùng dân tộc.

- Biết được đặc điểm kiểu bài tự sự.

- Hiểu được cốt lõi lịch sử trong một tác phẩm thuộc chuỗi truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

2. Thời gian dự kiến: 30 phút

3. Hình thức, PP, KT dạy: Phát vấn, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.

* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung .

- GV hướng dẫn HS đọc: to, rõ ràng, truyền cảm.

- Chú ý các danh từ riêng, đúng tình tiết.

- GV đọc mẫu, HS đọc theo.

- GV cho HS đọc chú thích. GV lưu ý các từ khó.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản.

1. Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần:

Gv yêu cầu học sinh thảo luận nhóm:

Hãy nêu nguyên nhân, hình thức và ý nghĩa của việc Long Quân cho nhân dân ta mượn gươm thần?

I. Tìm hiểu chung 1. Đọc:

2. Chú thích: Sgk .

II/ Tìm hiểu văn bản

1. Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần:

- Giặc Minh đô hộ.

- Nghĩa quân yếu, nhiều lần thua.

- Lê Thận bắt được gươm.

- Lê Lợi được chuôi gươm.

 Nguyện vọng dân tộc đã nhất trí nghĩa quân trên dưới một lòng.

- Nhuệ khí nghĩa quân tăng.

- Gươm thần tung hoành ngang dọc khiến quân Minh bạt vía.

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét. Gv nhận xét bổ sung. Chốt

GV: Giặc Minh đô hộ nước ta làm nhiều điều bạo ngược, nhân dân ta căm giận chúng đến xương tuỷ. Ở vùng Lam Sơn nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng buổi đầu thế lực còn non yếu, nhiều lần bị thua. Đức Long Quân thấy vậy quyết định cho nghĩa quân mượn gươm Thần.

GV: Lưỡi gươm dưới nước ,chuôi gươm trên rừng, khả năng cứu nước có ở khắp nơi, từ miền sông đến vùng rừng núi cũng đánh giặc. Các bộ phận cuả thanh gươm rời nhau nhưng khi khớp lại thì “vừa như in”. Nguyện vọng của dân tộc là nhất trí, nghĩa quân trên dưới một lòng cùng chung giết giặc. Lê Lợi được chuôi gươm . Lê Thận dâng gươm cho Lê Lợi. Nhân dân, dân tộc đã giao gươm cho Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn trách nhiệm đánh giặc.

2. Long Quân đòi gươm

- Hoàn cảnh đất nước khi Đức Long Quân đòi gươm?

- Cảnh đòi gươm và trả gươm diễn ra ntn? Lấy chi tiết chứng minh?

- Nêu ý nghĩa của truyện?

Hs trả lời, nhận xét. Gv chốt ý.

* Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS tổng kết.

- Nêu nội dung chính của truyện?

- Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng?

- GV cho HS đọc ghi nhớ .

GV: Tác phẩm khẳng định chiến tranh kết thúc, đất nước trở lại thanh bình. Dân tộc ta là dân tộc yêu hòa bình.

Giờ đây thứ mà muôn dân Đại Việt cần hơn là cày, cuốc, là cuộc sống lao động dựng xây đất nước. Trả gươm lại có ý nghĩa là gươm vẫn còn đó, hàm ý cảnh giác cao độ, răn đe kẻ thù.

* Lồng ghép quốc phòng và an ninh:

- Cửa Hàm Tử: Thuộc xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên ngày nay. Vào tháng 4 năm 1285, quân ta đã đánh bại giặc ở đây, cắt đường liên lạc 2 đại trại Thăng Long và Trường Yên của giặc.( K/c chống quân Mông- Nguyên)

- Sông Bạch Đằng: Chảy giữa thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) và huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng). Nó nằm trong hệ thống sông Thái Bình nổi tiếng với 3 chiến công của dân tộc Việt Nam:

Đất nước không còn bóng giặc.

2. Long Quân đòi gươm:

- Nhân dân đánh đuổi giặc Minh.

- Lê Lợi lên làm vua.

- Lê Lợi chơi thuyền trên hồ.

- Rùa vàng đòi gươm.

- Lê Lợi trả gươm.

 Đất nước thanh bình không cần đến gươm thần.

III. Tổng kết - Ghi nhớ / sgk.

+Trận thủy chiến sông Bạch Đằng năm 938: Ngô Quyền đánh thắng quân xâm lược Nam Hán

+Trận thủy chiến sông Bạch Đằng năm 981: Hoàng đế Lê Đại Hành đập tan quân Tống xâm lược

+Trận thủy chiến sông Bạch Đằng năm 1288: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đại thắng quân xâm lược

Nguyên (trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba).

4. Kiểm tra đánh giá: GV quan sát, giám sát, hỗ trợ gợi mở cho các nhóm thảo luận, xem xét, đánh giá, định hướng nội dung vấn đề sau khi HS trình bày

5. Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân HS; Phiếu học tập ghi kết quả thảo luận của nhóm.

C/ LUYỆN TẬP

1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để biết kể lại một câu chuyện khác về câu chuyện về địa danh có cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước.

2. Thời gian dự kiến: 5 phút

3. Hình thức, PP, KT dạy: Nêu vấn đề, phát vấn (1) GV thảo luận:

- Kể lại những câu chuyện về địa danh có cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước.

4. Kiểm tra, đánh giá:

- HS trình bày, chia sẻ trao đổi, bổ sung.

- GVnhận xét, đánh giá; định hướng nội dung.

5. Sản phẩm: Bài viết của HS D/ VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI

1. Mục tiêu: Qua câu chuyện em hiểu thêm gì về truyền thống lịch sử của dân tộc?

2. Thời gian dự kiến: 5 phút.

3. Hình thức, PP, KT dạy:

- HS làm ở nhà.

- Giải quyết vấn đề

+ Đọc kĩ truyện, nhớ các sự việc chính, tập đọc diễn cảm và kể lại truyện bằng lời văn của em.

+ Phân tích ý nghĩa của một vài chi tiết tưởng tượng trong truyện.

+ Sưu tầm các bài viết về Hồ Gươm.

+ Ôn tập về các tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết

HS làm vào vở, một tuần sau, GV kiểm tra và đánh giá xác xuất sản phẩm về nhà.

4. Kiểm tra, đánh giá: GV kiểm tra và đánh giá xác xuất sản phẩm về nhà của HS điều chỉnh, cho điểm và nêu đáp án, cách chấm (vào một thời điểm thích hợp để ghi nhận năng lực HS, cho điểm hoặc định hướng nội dung)

5. Sản phẩm: Vở HS, Nội dung tìm hiểu, sưu tầm của học sinh.

Ngày soạn:26/09/2020 Ngày dạy:28/09/2020

Một phần của tài liệu giáo án 2020 2021 (autosaved) (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(159 trang)
w