PHẦN II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 51-52: KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
I/ MỤC TIÊU DẠY HỌC:
1/ Kiến thức:
- Hiểu sức tưởng tượng và vai trò tưởng tượng trong tự sự.
- Điểm lại một bài kể chuyện tưởng tượng và phân tích vai trò của tưởng tượng.
2/ Kĩ năng:
Suy nghĩ sáng tạo , nêu vấn đề , tìm kiếm và xử lí thông tin để kể chuyện tưởng tượng.
3/ Thái độ:
Nghiêm túc học bài, biết kể những câu chuyện tưởng tượng sinh động, chính xác.
4/ Năng lực: Năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực hợp tác,năng lực giải quyết vấn đề.
II. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Hình thức: Dạy học trên lớp (cá nhân, nhóm, cả lớp), ngoài lớp (trải nghiệm,ở nhà).
- Phương pháp dạy học: Nêu vấn đề, phát vấn, phân tích, vấn đáp, gợi mở, thảo luận nhóm,...
- Kĩ thuật: khăn trải bàn.
III. PH ƯƠNG TIỆN:
- GV: Kế hoạch bài dạy, bảng phụ, sách hướng dẫn Ngữ văn 6, tranh ảnh, phiếu học tập.
- HS: Đọc, nghiên cứu bài, SGK, vở ghi.
IV. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN:
- Giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng; tranh ảnh - Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn trước bài theo hướng dẫn về nhà của GV.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG CẦN ĐẠT (Định hướng)
A. KHỞI ĐỘNG:
1. Mục tiêu:
-Huy động những hiểu biết đã có ban đầu bản thân về .
-Nhận biết vấn đề/tình huống cần giải quyết thông qua bài học.
2. Thời gian dự kiến: 10 phút
3. Hình thức, PP, KT dạy học: Hoạt động cá nhân; Phát vấn; Động não.
GV:
4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
5. Kiểm tra đánh giá:
GV nhận xét, đánh giá nội dung câu trả lời HS, tinh thần thái độ làm việc của HS B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
1. Mục tiêu:
-Biết được nhân vật và sự kiện trong truyện.
-Biết được nét nghệ thuật trong truyền thuyết.
-Hiểu được ý nghĩa của truyền thuyết.
2. Thời gian dự kiến: phút
3. Hình thức, PP, KT dạy: Phát vấn, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
* Hoạt động 1: Tóm tắt truyện : “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng ”
GV chia thành 4 nhóm cho HS thảo luận tóm tắt câu chuyện .
- Gọi học sinh tóm tắt truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”
? Trong truyện này người ta đã tưởng tượng những gì?
? Trong truyện này chi tiết nào dựa vào sự thật, chi tiết
I/ Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng:
1. Ví dụ: sgk
a. Tóm tắt truyện: “ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”
- Người ta đã tưởng tượng ra các nhân vật là các bộ phận trên cơ thể người biết nói, suy nghĩ, so bì..
- Chi tiết có thật: Chức năng của các bộ phận.
- Chi tiết hoàn toàn do tưởng tượng: Các bộ phận biết nói, có suy nghĩ và hành động..
- Tưởng tượng đóng vai trò tạo ra sức hấp dẫn cho câu chuyện.
b. Truyện Lục súc tranh công.
HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG CẦN ĐẠT (Định hướng) nào được tưởng tượng ra?
?Tưởng tượng trong tự sự có phải tuỳ tiện không hay là nhằm mục đích gì?
* Hoạt động 2 :
- GV cho HS lần lượt đọc hai câu chuyện - Gọi học sinh đọc truyện “Lục súc tranh công”
- Gọi học sinh tóm tắt lại truyện
? Trong truyện, người ta tưởng tượng ra những gì?
? Những tưởng tượng ấy dựa trên sự thật nào
? Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì?
? Từ 2 câu chuyện và sự phân tích trên, em hiểu thế nào là truyện tưởng tượng?
? Truyện tưởng tượng được kể ra như thế nào?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ
- Gọi học sinh đọc truyện: “Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu”
? Hãy tóm tắt truyện ?
? Trong truyện trên, chỗ nào có thật, chỗ nào người ta tưởng tượng ra ?
- Ý nghĩa của sự việc ấy là gì?
4. Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân HS; Phiếu học tập ghi kết quả thảo luận của nhóm, cặp đôi.
5. Kiểm tra đánh giá: GV quan sát, giám sát, hỗ trợ gợi mở cho các nhóm thảo luận, xem xét, đánh giá, định hướng nội dung vấn đề sau khi HS trình bày.
- Chi tiết tưởng tượng: các con vật so bì công lao.
- Chi tiết có thật: Đặc điểm, tập tính ăn uống, lao động và công dụng của các con vật trong cuộc sống con người.
c. Truyện: Giấc mơ trò truyện với Lang Liêu.
- Tưởng tượng cuộc trò chuyện với Lang Liêu.
- Chi tiết có thật: hàng năm mỗi gia đình đều nấu bánh chưng vào dịp tết.
d. Cách kể chuyện tưởng tượng - Do người kể chuyện nghĩ ra bằng trí tưởng tượng.
- Một phần dựa vào điều có thật, có ý nghĩa.
2. Ghi nhớ: sgk.
C. LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu:
+Củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng . +Hiểu .
2. Thời gian dự kiến: 10 phút
3. Hình thức, PP, KT dạy: Hoạt động cá nhân, nêu vấn đề, KT động não.
GV yêu cầu HS thảo luận vấn đề sau:
* Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập
- Giáo viên hd học sinh chuẩn bị dàn ý và lập dàn ý cho các đề bài ở phần Luyện tập.
- Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh trong điều kiện ngày nay?
- HS chuẩn bị trình bày trước lớp. HS khác bổ sung - GV nhận xét, chỉnh sửa.
- Em hãy tưởng tượng mình mơ thấy Thánh Gióng và hỏi ngài bí quyết xem ngài khuyên em ntn?
- HS trình bày bài của mình ,hs HS khác bổ sung .GV
II/ Luyện tập
* Bài tập 1:
- Thủy Tinh dùng máy bay, trực thăng, xe lội nước, máy phun nước...
- Sơn Tinh dùng: Xi măng, cốt thép, bê tông, máy xúc….để chống lại Thủy Tinh.
* Bài tập 2: Tưởng tượng Thánh Gióng khuyên:
- Ăn nhiều đủ chất - Chơi thể thao - Ăn uống điều độ
- Học tập kết hợp với chơi thể thao …
* Bài tập 3:
- Rắc rối: Bị đuổi , bị đánh , bị bắt … - Thú vị: Các con vật nói chuyện với nhau , các hoạt động giống như người
* Bài tập 4:
- Xe đạp: Chở nặng, ít được người quan
HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG CẦN ĐẠT (Định hướng) nhận xét đánh giá.
- Do lỗi lầm nào đó em bị phạt buộc biến thành con vật . Em đã gặp những điều gì? Vì sao mau chóng hết thời hạn để trở thành người?
- Hãy tưởng tượng cuộc cãi nhau giữa xe đạp, xe máy, ô tô
- Em đã dàn xếp như thế nào?
- HS suy nghĩ trình bày - HS khác bổ sung, nhận xét - GV đánh giá cho điểm.
4. Sản phẩm: Nội dung chia sẻ của hs.
5. Kiểm tra, đánh giá:
- HS trình bày, chia sẻ trao đổi, bổ sung.
- GVnhận xét, đánh giá; định hướng nội dung.
tâm, hay bị đau bị đuổi …
- Xe máy: Các cậu đi ẩu vào ổ gà ….
- Ô tô: Đi xa, được ngắm cảnh ….
D. VẬN DỤNG- TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Mục tiêu:
+Vận dụng vào thực tiễn bản thân khi .
+Tìm tòi, mở rộng và bổ sung thêm kiến thức về . 2. Thời gian dự kiến: 3 phút.
3. Hình thức, PP, KT dạy: Nêu vấn đề, hs về nhà làm; tiết tiếng Việt tiếp theo nộp (vở bài tập) -Nêu vấn đề:
4. Sản phẩm: Vở bài tập của HS khi đã thực hiện yêu cầu trên
5. Kiểm tra, đánh giá: GV kiểm tra và đánh giá xác xuất sản phẩm về nhà của HS điều chỉnh; cho điểm; và nêu đáp án, cách chấm (vào một thời điểm thích hợp để ghi nhận năng lực HS; cho điểm hoặc định hướng nội dung)