Kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu kết quả điều trị sỏi thận có kích thước lớn hơn 2 cm bằng phương pháp lấy sỏi thận qua da (Trang 70 - 73)

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.3. Kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan

Các chỉ tiêu nghiên cứu trong mổ + Phương pháp vô cảm.

+ Vị trí chọc dò thận.

+ Số đường hầm, kích thước ống amplatz.

+ Thời gian mổ: tính từ lúc bắt đầu soi bàng quang đặt catheter niệu quản đến khi đặt xong dẫn lưu kết thúc cuộc mổ.

+ Lượng dịch rửa dùng trong mổ.

+ Tai biến trong mổ, cách đánh giá và xử trí.

Các chỉ tiêu nghiên cứu theo dõi sau mổ:

+ Ngày nằm điều trị sau mổ.

+ Xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu: Ure, Creatinin, điện giải ngày thứ nhất sau mổ (sau 24h).

- So sánh HC, Hb trung bình trước và sau mổ.

Mức độ giảm Hb máu: Hb giảm = Hb trước mổ - Hb sau mổ. - So sánh nồng độ Na+ máu trung bình trước và sau mổ.

Mức độ giảm nồng độ Na + máu: Na+ giảm = Na+ trước mổ - Na+ sau mổ.

+ Các phương pháp điều trị bổ sung: LSTQD lần 2, TSNCT.

+ Sạch sỏi trên phim KUB:

Đánh giá ở các thời điểm ngay sau mổ, sau mổ 1 tháng và sau mổ ≥ 3 tháng: tiêu chuẩn đánh giá dựa theo nghiên cứu của tác giả Opondo D. và

cộng sự (2014) [42]

- Sạch sỏi: hết sỏi hoặc vụn sỏi có kích thước < 4mm trên phim KUB.

- Còn sỏi: còn sỏi có kích thước ≥ 4mm trên phim KUB.

+ TBBC và cách xử trí:

- Hội chứng nội soi: Tiêu chuẩn chẩn đoán: nồng độ Na+ máu ≤ 125 mmol/l và có ít nhất 2 trong các triệu chứng: buồn nôn - nôn, huyết áp tăng, tụt huyết áp, mạch chậm, đau ngực, đau đầu, bồn chồn lo lắng, lú lẫn, hôn mê.

- Chảy máu và cách xử trí: truyền máu, bảo tồn, nút mạch chọn lọc.

- Sốt sau mổ (> 380 C):

Sốt, không rét: sốt vừa, không kèm cơn rét, thoáng qua hoặc tự hết sau vài ngày mà không cần điều chỉnh kháng sinh.

Viêm bể thận - thận cấp: có cơn sốt cao, rét, đau vùng thận nhiều.

Nhiễm khuẩn huyết.

Sốc nhiễm khuẩn.

- Tổn thương tạng và cách xử trí.

- TBBC khác: Rò nước tiểu, tụ dịch hố thận, cơn đau quặn thận.

Đánh giá TBBC, phân loại Clavien-Dindo theo nghiên cứu tổng hợp các TBBC đã được đồng thuận của Rosette J. và cộng sự (2012) [73].

Đánh giá kết quả điều trị chung

Đánh giá kết quả điều trị chung ở thời điểm xuất viện, sau mổ 1 tháng.

Cách đánh giá áp dụng tương tự cách của tác giả Vũ Nguyễn Khải Ca [93].

Chúng tôi chia thành 3 mức độ, đánh giá theo các tiêu chí được trình bày ở Bảng 2.2.

Tốt

Bảng 2.2. Đánh giá kết quả điều trị chung - Phẫu thuật nội soi thành công. - Sạch sỏi.

- Không có TBBC hoặc chỉ có TBBC nhẹ không cần can thiệp.

- Phẫu thuật nội soi thành công.

- Có ít nhất 1 trong các tiêu chí:

Trung

+ Còn sỏi ≥ 4mm.

bình + Có TBBC nhưng được điều trị bảo tồn hoặc can thiệp nội soi, sau can thiệp ổn định.

Có ít nhất 1 trong các tiêu chí:

- Nội soi thất bại, không lấy được sỏi, phải chuyển mổ mở.

Xấu

- TBBC nặng phải can thiệp mổ mở hoặc sau can thiệp để lại di chứng nặng nề.

- BN tử vong.

2.3.3.2. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị

+ Mối liên quan của các yếu tố đặc điểm sỏi (kích thước sỏi, diện tích bề mặt sỏi, vị trí - phân bố sỏi, số lượng sỏi, đậm độ cản quang của sỏi, sỏi có phần chồng hình trên phim KUB, sỏi có phần phân bố vào các đài nhỏ) với kết quả điều trị.

+ Mối liên quan của các yếu tố hình thái chức năng thận trước mổ (tiền sử mổ cũ, mức độ ứ nước của thận trước mổ) với kết quả điều trị.

+ Mối liên quan của các yếu tố lâm sàng BN trước mổ (BMI, tăng huyết áp) với kết quả điều trị.

+ Mối liên quan chỉ số xét nghiệm nước tiểu trước mổ (bạch cầu niệu, nitrit niệu, cấy khuẩn niệu) với biến chứng sốt, nhiễm khuẩn.

+ Mối liên quan giữa các yếu tố kỹ thuật (số lượng đường hầm vào thận,

kích thước ống amplatz, thời gian mổ, lượng dịch rửa dùng trong mổ) với kết quả điều trị.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu kết quả điều trị sỏi thận có kích thước lớn hơn 2 cm bằng phương pháp lấy sỏi thận qua da (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w