Kết qủa điều trị sỏi thận có kích thước lớn hơn 2cm bằng phương pháp lấy sỏi thận qua dapháp lấy sỏi thận qua da

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu kết quả điều trị sỏi thận có kích thước lớn hơn 2 cm bằng phương pháp lấy sỏi thận qua da (Trang 117 - 134)

4.2. Kết quả và một số yếu tố liên quan trong điều trị sỏi thận có kích thước lớn hớn 2cm bằng phương pháp lấy sỏi thận qua dathước lớn hớn 2cm bằng phương pháp lấy sỏi thận qua da

4.2.1. Kết qủa điều trị sỏi thận có kích thước lớn hơn 2cm bằng phương pháp lấy sỏi thận qua dapháp lấy sỏi thận qua da

4.2.1.1. Phương pháp đánh giá kết quả sạch sỏi sau mổ

Có 3 vấn đề quan trọng cần xác định trong đánh giá kết quả:

+ 1/ Tiêu chuẩn đánh giá.

+ 2/ Phương tiện xác định.

+ 3/ Thời điểm đánh giá.

* Tiêu chuẩn đánh giá:

Mục tiêu của bất kỳ biện pháp can thiệp nào để điều trị sỏi thận là đạt kết quả sạch sỏi và hạn chế tối đa TBBC. Ở thời kỳ của mổ mở, sự sót sỏi được coi là thất bại. Tuy nhiên đến thời kỳ TSNCT, xuất hiện khái niệm mảnh sỏi sót

không có ý nghĩa lâm sàng (không gây triệu chứng, không cần can thiệp) – clinically insignfficant residual fraggments (CIRFs); mặc dù kích thước lớn nhất của những mảnh sỏi tồn dư (residual fraggments - RFs) không có sự thống nhất cụ thể, nhưng nói chung đa số tác giả chấp nhận mức 4mm, một số đề nghị mức 5mm [106]. Do đó cũng đã xuất hiện 2 thuật ngữ khác nhau là tỷ lệ sạch sỏi (stone free rate - SFR) và tỷ lệ thành công (success rate - SR). SR

=SFR + CIRFs. Các khái niệm trên cũng được sử dụng đối với phương pháp LSTQD. Thuật ngữ tình trạng sạch sỏi (stone free status) được định nghĩa không còn sỏi hoặc còn mảnh sỏi tồn dư không có triệu chứng lâm sàng.

* Phương tiện xác định kết quả:

Các mảnh sỏi tồn dư có thể được xác định bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh: Chụp KUB, siêu âm, chụp CLVT. Trong đó chụp CLVT không tiêm thuốc cản quang là phương pháp đánh giá chính xác nhất nhưng tốn kém và khó áp dụng thường quy trong điều kiện hiện nay.

* Thời điểm đánh giá kết quả: Đánh giá ở các thời điểm khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau phụ thuộc vào các biện pháp can thiệp bổ sung.

4.2.1.2. Kết quả sạch sỏi sau lấy sỏi thận qua da qua các nghiên cứu và vấn đề thống nhất phương pháp đánh giá.

* Kết quả sạch sỏi qua các nghiên cứu

+ Kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài:

Tác giả Geavlete P.A. và cộng sự (2016) tổng hợp các kết quả của phương pháp LSTQD của nhiều nghiên cứu khác nhau. Tỷ lệ sạch sỏi dao động 43% - 96,7%. Rõ ràng kết quả sạch sỏi rất khác nhau nếu không xét đến các yếu tố đặc điểm mẫu nghiên cứu và phương pháp đánh giá [35].

Tác giả Rizvi S.A.H. và cộng sự (2017) tổng kết 3402 BN được LSTQD trong 18 năm, chia thành 2 giai đoạn 1997 - 2005 và 2006 - 2014. Kích thước sỏi trung bình 2,9cm. Tình trạng sạch sỏi được định nghĩa là: không còn sỏi hoặc chỉ còn mảnh sỏi < 4 mm. Phương tiện xác định là phim

KUB và siêu âm. Kết quả sạch sỏi sau LSTQD là 75%; sau điều trị bổ sung là 81%, kết quả riêng từng giai đoạn lần lượt là 78% và 83,2% [103].

Nghiên cứu của Melo P.A.S. và cộng sự (2018) trên 891 BN với 1066 lần LSTQD giai đoạn 2011 - 2016. Kích thước sỏi trung bình 2,9cm. Đánh giá sạch sỏi bằng chụp CLVT không tiêm thuốc cản quang vào ngày thứ 2 sau mổ.

Tiêu chuẩn đánh giá gồm: tỷ lệ sạch sỏi (SFR), tỷ lệ thành công SR 2mm: hết sỏi hoặc chỉ còn mảnh sỏi < 2mm và tỷ lệ thành công SR 4mm: hết sỏi hoặc chỉ còn mảnh sỏi < 4mm. Kết quả sạch sỏi tương ứng lần lượt là: 40,4%;

43,8% và 54,4% [104].

Nghiên cứu đa trung tâm của Rosete J. và cộng sự (2011) trên 5803 BN Đánh giá sạch sỏi bằng phim KUB (73,4%), siêu âm (12,4%) và CLVT (14,1%). Thời điểm đánh giá: 30 ngày sau mổ. Tỷ lệ sạch sỏi là 75,7 %. Tỷ lệ điều trị bổ sung bằng nội soi niệu quản tán sỏi, LSTQD lần 2, TSNCT lần lượt là 1,4%; 6,9% và 6,2% [43].

Đây là 3 nghiên cứu với số lượng BN lớn, kích thước sỏi tương đồng;

Tuy nhiên, tiêu chuẩn đánh giá, phương tiện đánh giá và thời điểm đánh khác nhau cho thấy kết quả cũng khác biệt nhau.

+ Kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước:

Chúng tôi thống kê phần lớn nghiên cứu của các tác giả trong nước báo cáo giai đoạn 2010 - 2018. Các nghiên cứu đều đánh giá kết quả dựa trên phim KUB sau mổ, hầu hết đều dùng tiêu chuẩn SR, tuy còn khác nhau về ngưỡng kích thước CIRFs. Kết quả dao động ít hơn so với nghiên cứu tổng hợp của tác giả Geavlete P.A. và cộng sự (2016) đã đề cập ở trên [35]. Tỷ lệ sạch sỏi và phương pháp đánh giá kết quả qua các nghiên cứu của các tác giả trong nước được thể hiện ở Bảng 4.1.

Bảng 4.1. Kết quả sạch sỏi qua nghiên cứu của các tác giả trong nước

(năm) [tltk]

Vũ Nguyễn Khải Ca và cộng sự (2010) [36]

Lê Sĩ Trung và cộng sự (2012) [37]

Võ Phước Khương và cộng sự (2012) [41]

Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng và cộng sự (2014) [47]

Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng và cộng sự (2014) [39]

Trương Văn Cẩn và cộng sự (2014) [40]

Nguyễn Văn Truyện và cộng sự (2014) [38]

Trương Văn Cẩn và cộng sự (2016) [107]

Võ Phước Khương (2018) [95]

* Vấn đề thống nhất trong đánh giá kết quả

Tác giả Opondo D. và cộng sự (2014) tổng hợp được 83 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên về LSTQD giai đoạn 2002 - 2012.

Thấy rằng: Tình trạng sạch sỏi là kết quả được báo cáo nhiều nhất trong các

Biểu đồ 4.1. Sự không đồng nhất trong đánh giá kết quả sạch sỏi

* Nguồn: theo Opondo D. và cộng sự (2014) [42]

Sự khác biệt trong tiêu chuẩn đánh giá và phương tiện đánh giá thể hiện rõ ở Biểu đồ 4.1. Về thời điểm đánh giá: có 30/53 nghiên cứu (56,6%) không nêu rõ thời gian đánh giá. 10/53 nghiên cứu (18,9%) đánh giá vào ngày thứ nhất sau mổ. Các tác giả đề nghị định nghĩa được đồng thuận để chuẩn hóa trong đánh giá như sau: 1/Sử dụng tiêu chuẩn SR với ngưỡng kích thước CIRFs < 4mm. 2/Phương tiện đánh giá tốt nhất là CLVT, sau đó là KUB và siêu âm. 3/Thời điểm đánh giá: 2 thời điểm được lựa chọn là sau mổ ngày thứ nhất (hậu phẫu) và sau mổ 1 tháng [42].

4.2.1.3. Đánh giá kết quả sạch sỏi trong nghiên cứu

Trong nghiên cứu này chúng tôi đánh giá kết quả bằng tiêu chuẩn SR với ngưỡng kích thước CIRFs là 4mm, dựa trên phim KUB.

* Đánh giá sau mổ: Có 105/139 BN (75,5%) sạch sỏi.

* Sót sỏi và điều trị bổ sung:

+ Có 31 BN còn sỏi được điều trị bổ sung: LSTQD lần 2: 3/139 BN (2,1%); TSNCT: 28 BN (20,14%) (Bảng 3.14).

+ Có 3 trường hợp được LSTQD lần 2 gồm: 1 BN 74 tuổi, gầy (BMI = 17,4), kích thước sỏi 9cm, phân loại GSS IV, sử dụng đường hầm đài dưới, thời gian mổ 180 phút, kiểm tra trên C-arm vẫn còn khối sỏi ở đài trên > 2cm nên dừng mổ. Lần 2 được tiến hành sau 9 ngày, tạo thêm 1 đường hầm đài trên. Kết quả sạch sỏi (BN Trần Trọng K. số hồ sơ 15530095). 1 BN 60 tuổi, sỏi nhiều viên trên thận đơn độc chức năng, phân loại GSS II, mổ sử dụng đường hầm đài dưới, thời gian mổ 90 phút, chảy máu làm đỏ phẫu trường mặc dù không phải truyền máu nhưng khó quan sát nên chúng tôi dừng mổ (xét nghiệm HC và Hb trước mổ là 4,85 T/l và 139 g/l; sau mổ là 3,6 T/l và 108 g/l). Lần 2 được tiến hành sau 8 ngày, sử dụng lại đường hầm cũ. Kết quả sạch sỏi (BN Ngô Thị H. số hồ sơ 16250062). 1 BN do sốc nhiễm khuẩn trong mổ nên dừng mổ, nội soi lần 2 sau 14 ngày, khi tình trạng nhiễm khuẩn đã ổn định, dùng đường hầm cũ (BN Nguyễn Thị S. số hồ sơ 14399702).

+ Các trường hợp không can thiệp gồm: 2 BN không đồng ý tán sỏi (1 trường hợp còn sỏi 5mm đài trên và 1 trường hợp còn sỏi 5 mm đài giữa) không đồng ý tán sỏi. 1 BN chảy máu sau mổ phải nút mạch nên không tán sỏi còn sót (BN Hà Văn P. số hồ sơ 16609591).

Trong nghiên cứu đa trung tâm của Rosette J. và cộng sự (2011): tỷ lệ điều trị bổ sung bằng LSTQD lần 2, TSNCT, nội soi niệu quản ngược dòng lần lượt là 6,9 %, 6,2% và 1,4% [43].

* Đánh giá sau 1 tháng:

Có 126/139 BN (90,6%) tái khám sau 1 tháng. Tỷ lệ sạch sỏi: 116/126 BN (92,1%). Kết quả của chúng tôi khá tương đồng với nghiên cứu của tác giả Rizvi S.A.H. và cộng sự (2017) [103], Võ Phước Khương (2018) [95].

* Đánh giá kết quả xa:

Có 37/139 BN (26,6%) được theo dõi xa ≥ 3 tháng. Thời gian theo dõi trung bình: 11,6 ± 9,5 tháng (3 - 35 tháng). Tỷ lệ sạch sỏi 33/37 BN (89,2%).

Trong đó có 1 BN (2,7%) do sỏi nút khúc nối bể thận - niệu quản phải

LSTQD. 1BN (2,7%) sỏi tái phát tháng thứ 33. 1 BN (2,7%): sỏi vụn đài dưới không ra hết, tăng kích thước tháng thứ 35.

Raman J.D. và cộng sự (2010) theo dõi 678 BN còn mảnh sỏi ≤ 4mm sau TSNCT và LSTQD; trung bình là 34 tháng: 60% không có triệu chứng;

40% xuất hiện triệu chứng (43% điều trị bảo tồn, 57% can thiệp). Các biện pháp can thiệp gồm: TSNCT (77%); nội soi niệu quản tán sỏi (9%); LSTQD (17%); dẫn lưu thận qua da (1%); đặt thông niệu quản (5%) [108].

Li X. và cộng sự (2015) theo dõi 185 BN còn mảnh sỏi ≤ 4mm sau LSTQD, thời gian trung bình là 31,4 tháng. Kết quả: 58 BN (31,4%) xuất hiện triệu chứng. Trong đó: 52 BN (28,1%) có sỏi tăng kích thước > 4mm phải can thiệp nội soi niệu quản tán sỏi; 6 BN (3,2%) có sỏi < 4mm gây đau quặn thận được điều trị nội khoa tống sỏi thành công [109].

So với các nghiên cứu trên, chúng tôi còn hạn chế về số lượng và thời gian theo dõi xa. Tuy nhiên trong khuôn khổ mục tiêu đề tài và những vấn đề đã phân tích trong phương pháp đánh giá sạch sỏi đã trình bày ở trên, kết quả của chúng tôi là phù hợp..

4.2.1.4. Tai biến, biến chứng

TBBC của phương pháp LSTQD đã được nhiều nghiên cứu báo cáo.

Việc phân loại TBBC thống nhất sẽ giúp việc đánh giá chính xác hơn. Như đã trình bày trong phần tổng quan, bảng phân loại Clavien - Dindo (Bảng 1.1), được áp dụng đầu tiên đối với phương pháp LSTQD bởi tác giả Tefekli A. và cộng sự (2008) sau đó được áp dụng rộng rãi trong các nghiên cứu khác [46].

Tuy nhiên vì Bảng phân loại rất khái quát nên trong việc áp dụng, đánh giá phân loại còn có sự khác biệt giữa các nghiên cứu. Điều này đã được chứng minh trong nghiên cứu của tác giả Rosette J. và cộng sự (2012); các tác giả đã cụ thể phân loại Clavien - Dindo bằng cách đưa ra bảng tổng hợp phân loại gồm 68 phức hợp TBBC - xử trí dựa trên kết quả đồng thuận của nhiều chuyên gia [73]. Kết quả nghiên cứu được EAU khuyến cáo sử dụng [72].

Áp dụng trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận: 108/139 BN (77,7%) không có TBBC, 31 BN (22,3%) có TBBC. Tổng hợp TBBC và phân loại theo Clavien - Dindo thể hiện ở Bảng 3.15 và Bảng 3.16. Bảng 4.2. Tỷ lệ tai biến biến chứng theo các nghiên cứu Tác giả

(năm) (tltk)

Srivastava A. và cộng sự (2005) [110]

Michel M.S. và cộng sự (2007) [45] Tefekli

A. và cộng sự (2008) [46]

Rosette J. và cộng sự (2011) [43]

Seitz C. và cộng sự (2012) [51]

Vũ Nguyễn Khải Ca và cộng sự (2010) [36] Trương Văn Cẩn

và cộng sự (2014) [40] Lê Sĩ Trung và cộng sự (2012) [37]

Nguyễn Văn Truyện và cộng sự (2016)

[50] Võ Phước Khương (2018) [95]

Số BN

1854

315

811

5803

11929

78

107

280

33

93

Chúng tôi

Bảng 4.2 thể hiện kết quả nghiên cứu của chúng tôi là phù hợp với các tác giả khác. Trong nghiên cứu này không có biến chứng độ V - không có BN nào tử vong. Về phân loại TBBC của các nghiên cứu trong nước, chúng tôi chỉ thấy trong nghiên cứu của tác giả Võ Phước Khương (2018) [95], tác giả Trương Văn Cẩn và cộng sự (2014) có đề cập đến nhưng không cụ thể [40].

Kết quả so sánh với một số nghiên cứu khác thể hiện ở Bảng 4.3.

Bảng 4.3. Phân loại tai biến biến chứng theo các nghiên cứu Tác giả

(năm)(tltk) Tefekli A.

và cộng sự (2008) [46]

Rosette J. và cộng sự (2011) [43]

Seitz C. và cộng sự (2012) [51]

Braticevici B.

và cộng sự (2014) [71]

Võ Phước Khương (2018) [95]

Chúng tôi

* Chảy máu :

Chảy máu luôn được thừa nhận là TBBC đáng sợ nhất trong LSTQD.

Bảng 3.10 cho thấy các chỉ số HC, Hb, Hct ngày thứ nhất sau mổ đều giảm so với trước mổ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Tuy nhiên chỉ

một số ít trường hợp phải truyền máu. Nghiên cứu này có 6 BN phải truyền máu trong mổ, 4 BN phải truyền máu sau mổ, số lượng máu truyền từ 1 – 4 đơn vị (truyền nhiều lần). Tỷ lệ phải truyền máu quanh mổ là 7,2%. Trong mổ nếu chảy máu nhiều sẽ làm đỏ màn hình nội soi; chúng tôi phối hợp cùng bác sỹ gây mê đánh giá dựa trên lâm sàng của BN và diễn biến của cuộc mổ sẽ quyết định việc có truyền máu. Một số tác giả: El-Nahas A.R. và cộng sự (2006) chỉ định truyền máu khi Hb < 9mg/dl [53], Akman T. và cộng sự

(2011) truyền máu khi Hb < 10mg/dl kèm theo Hct < 30% [105], Singh R. và cộng sự (2015) chỉ định khi Hb < 8mg/dl [111]. Tuy nhiên xét nghiệm máu ngay trong mổ không phản ánh thật chính xác lượng máu mất cấp và cần thời gian chờ kết quả. Vì vậy trong mổ chúng tôi chủ động phối hợp cùng bác sỹ gây mê đánh giá tình trạng huyết động, tiên lượng diễn biến chảy máu kết hợp làm xét nghiệm công thức máu; nếu máu tiếp tục chảy gây đỏ phẫu trường và dịch rửa mặc dù đã xoay chẹn bằng ống amplatz và vẫn cần tiếp tục tán sỏi thì dù Hb giảm chưa < 10 mg/l, chúng tôi vẫn quyết định truyền máu cho BN để đảm bảo an toàn, do đó có thể có trường hợp chỉ định và số lượng máu truyền

“quá mức”. Mức độ giảm chỉ số Hb sau mổ so với trước mổ trung bình là 16,9

± 13,1 g/l, mức giảm nhiều nhất là 66 g/l. Kết quả này khá tương đồng với nghiên cứu của Võ Phước Khương, giảm trung bình 17 ± 14 g/l và giảm nhiều nhất là 70 g/l [95]. Việc theo dõi tình trạng chảy máu qua dẫn lưu sau mổ là quan trọng, bởi vì nếu nước tiểu qua dẫn lưu vẫn tiếp tục đỏ thì xét nghiệm máu trong những ngày tiếp theo, Hb sẽ còn giảm và nếu giảm < 10 mg/dl sẽ cần truyền máu.

Chúng tôi cũng đồng ý rằng: nguyên nhân chảy máu là do tổn thương mạch máu khi chọc dò, nong đường hầm và thao tác xoay vặn ống soi cứng và ống nhựa amplatz quá mức trong quá trình nội soi thận, nhất là khi tìm sỏi ở những vị trí nhánh đài khó tiếp cận do gập góc [45]. Đại đa số trường hợp là chảy máu TM nhu mô thận [35]. Do đó theo chúng tôi các biện pháp để hạn

chế chảy máu là: 1/ chọc dò bằng kim nhỏ, tốt nhất là qua nhú đài thận, cách thức xác định và tiến hành như đã đề cập ở phần trước; 2/ lựa chọn tạo đường hầm để thuận tiện trong quá trình thao tác tiếp cận và tán sỏi căn cứ vào đánh giá đặc điểm hình thái đài bể thận và sỏi trước mổ; 3/ trong mổ tránh động tác thô bạo xoay ép quá mức, đôi khi chỉ vì cố lấy 1 viên sỏi ở nhánh đài gập góc khó tiếp cận có thể gây chảy máu ồ ạt nhất là trong điều kiện không có ống soi mềm phối hợp. Chúng tôi sử dụng cả 3 loại amplatz kích thước 26F, 28F và 30F; không có trường hợp nào phải chuyển mổ mở do chảy máu trong mổ.

Trong nghiên cứu của Tefekli A. và cộng sự (2008), tỷ lệ ngừng mổ do chảy máu là 0,2% [46]. Nghiên cứu của các tác giả: Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng và cộng sự (2014) [47], Trương Văn Cẩn và cộng sự (2014) [40] tỷ lệ chuyển mổ mở do chảy máu lần lượt là 0,4% và 0,9%.

Chảy máu dai dẳng hay chảy máu thứ phát phải được xem xét cẩn thận khả năng tổn thương mạch máu. Chúng tôi có 3 BN chảy máu thứ phát, biểu hiện đái máu đỏ, có khi lẫn cả máu cục: 2 BN sau mổ 1 tuần, 1 BN sau mổ 2 tuần. 2 BN được điều trị bảo tồn, không cần truyền máu, tự cầm máu; phân loại biến chứng độ I. 1 BN chảy máu dai dẳng từng đợt, giảm rồi lại chảy nhiều;

BN này trong mổ sử dụng 1 đường hầm qua đài dưới, chụp mạch kiểm tra thấy chảy máu từ 1 nhánh ĐM cực dưới thận phải (1 nhánh của ĐM phân thùy sau), được can thiệp nút mạch chọn lọc bằng Histoacryl 25%; bệnh ổn định; phân loại TBBC độ IIIb (Hình 4.1). Về giải phẫu chỉ có khoảng 30% trường hợp có nhánh ĐM phân thùy sau xuống chi phối cực dưới thận [11] [26], chúng tôi cho rằng đây là nguyên nhân dẫn đến tổn thương nhánh ĐM phân thùy sau ở cực dưới thận của BN này mặc dù được chọc dò tạo đường hầm vào đài dưới từ mặt sau thận. Trong những trường hợp này việc can thiệp chụp mạch thận đánh giá tổn thương và xử trí bằng nút mạch siêu chọn lọc là phương pháp tốt nhất.

Hình 4.1. Chảy máu nhánh động mạch cực dưới thận, can thiệp nút mạch

* Nguồn: BN Hà Văn P. Số hồ sơ 16609591

Tỷ lệ truyền máu trong nghiên cứu của Rosette J. và cộng sự (2011) với 5803 BN ở 96 trung tâm khác nhau là 5,7% [43]. Seitz C. và cộng sự (2012) tổng kết 115 nghiên cứu với tổng số 11929 BN. Kết quả: tỷ lệ truyền máu trong và sau mổ: 0 - 12,3%, trung bình là 7%; Tỷ lệ can thiệp nút mạch: 0 - 1,5%, trung bình là 0,4% [51].

Nghiên cứu của Keoghane S.R. và cộng sự (2013) gồm 547 BN là người lớn: Tỷ lệ truyền máu, nút mạch, cắt thận cầm máu lần lượt là: 3,8%, 0,9%, 0,2% [112]. Nghiên cứu của một số tác giả trong nước: Vũ Nguyễn Khải Ca và cộng sự (2010), Võ Phước Khương và cộng sự (2012), Lê Sĩ Trung và cộng sự (2012), Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng và cộng sự (2014), Trương Văn Cẩn và cộng sự (2014); tỷ lệ truyền máu lần lượt là: 5,1%, 2,1%, 5,36%, 10,2%, 3,8%; tỷ lệ phải can thiệp nút mạch cầm máu lần lượt là: 1,3%, 0%, 1,78%, 0%, 0,9%

[36], [37], [40], [41], [47]. Tỷ lệ phải cắt thận cầm máu trong nghiên cứu của Lê Sĩ Trung và cộng sự (2012) là 0,71% [37].

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu kết quả điều trị sỏi thận có kích thước lớn hơn 2 cm bằng phương pháp lấy sỏi thận qua da (Trang 117 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w