CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUKẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Kết quả và một số yếu tố liên quan trong điều trị sỏi thận có kích
3.2.1. Kết quả điều trị sỏi thận có kích thước lớn hơn 2cm bằng phương
3.2.1.1. Kết quả phẫu thuật
* Phương pháp vô cảm:
Mê nội khí quản: 32/139 BN (23%). Tê tủy sống: 107/139 BN (77%).
* Vị trí chọc vào thận trên thành lưng:
Chọc dò dưới sườn 12: 136/139 BN (97,8%).
Chọc dò qua liên sườn 11 - 12: 3/139 BN (2,2%).
* Đài thận chọc để tạo đường hầm:
Được thể hiện ở Bảng 3.9. Ký hiệu đài dưới, đài giữa, đài trên lần lượt là: ĐD, ĐG, ĐT.
Chọc đài dưới là chủ yếu: 132 BN (95%). Chọc đài giữa: 7 BN (5%).
Chọc đài trên: 4 BN (2,8%)
* Số đường hầm vào thận: 135 BN (97,1%) được tạo 1 đường hầm. 4 BN (2,9%) được tạo 2 đường hầm.
* Kích thước ống amplatz: Ống amplatz được lựa chọn ngẫu nhiên. Ở nhóm 135 BN tạo 1 đường hầm: 54 BN (40%) đặt ống 30F; 69 BN (51,1%) đặt ống 28F; 12 BN (8,9%) đặt ống 26F.
* Thời gian mổ trung bình: 107,8 ± 31,1 phút (45 - 190 phút). Có 131 BN (80,4%) mổ ≤ 120 phút. 32 BN (19,6%) mổ > 120 phút.
* Thể tích dịch rửa trung bình: 17,6 ± 6,8 lít (2 - 42 lít). Có 108 BN (77,3%) dùng ≤ 20 lít dịch rửa và 31 BN (22,7%) dùng > 20 lít dịch rửa.
* Đặt dẫn lưu thận ra da: bằng ống thông foley đặt qua đường hầm vào thận. Có 135 BN (97,1%) được đặt 1 dẫn lưu. 3 BN (2,2%) được đặt 2 dẫn lưu qua 2 đường hầm. 01 BN được đặt 1 dẫn lưu thận ra da + 1 dẫn lưu cạnh thận (qua đường hầm thành lưng do ống amplatz bị tụt ra khỏi hệ thống bài xuất trong quá trình thao tác).
* Đặt ống thông JJ: cho 100 BN (71,9%). Không đặt: 39 BN (28,1%).
Trong đó, đặt xuôi dòng: 87 BN (62,6%); đặt ngược dòng: 13 BN (9,4%).
* Thời gian nằm viện sau mổ: trung bình là 6,2 ± 2,7 ngày (3 - 22 ngày).
Trong đó phần lớn nằm viện ≤ 7 ngày: 113 BN/139 (81,3%).
* Đánh giá mức độ chảy máu:
Bảng 3.10. So sánh chỉ số HC, Hb, Hct trước và sau mổ ngày thứ nhất Chỉ số
HC trước mổ (T/l) HC sau mổ (T/l) Hb trước mổ (g/l) Hb sau mổ (g/l) Hct trước mổ (l/l) Hct sau mổ (l/l)
Các chỉ số HC, Hb, Hct sau mổ đều giảm so với trước mổ. Khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 (Wilcoxon Signed
Ranks Test). Mức độ giảm Hb trung bình: 16,91 ± 13,13 g/l.
Có 10/139 BN (7,2%) phải truyền máu. Trong đó 6 BN được truyền máu trong mổ và 4 BN được truyền máu sau mổ; số lượng từ 1 đơn vị đến 4 đơn vị máu (truyền nhiều lần).
Có 3 BN xuất hiện chảy máu thứ phát sau mổ: 2 BN trong tuần đầu (ngày thứ 4, thứ 6 sau mổ); 1 BN sau mổ 2 tuần. 2 BN được điều trị bảo tồn và 1 BN được can thiệp nút mạch chọn lọc bằng Histoacryl 25%.
* Đánh giá mức độ hấp thu dịch rửa:
Có 134 BN được xét nghiệm điện giải đồ sau mổ. Không có BN nào có nồng độ Na+ < 125 mmol/l hoặc biểu hiện hội chứng nội soi.
Bảng 3.11. So sánh chỉ số điện giải máu trước và sau mổ Chỉ số
Na+ trước mổ (mmol/l) Na+ sau mổ (mmol/l) K+ trước mổ (mmol/l) K+ sau mổ (mmol/l) Cl- trước mổ (mmol/l) Cl- sau mổ (mmol/l)
Nồng độ Na+ trung bình sau mổ giảm so với trước mổ, p < 0,001 (Wilcoxon Signed Ranks Test).
Mức độ giảm Na+ máu sau mổ trung bình là 3,42 ± 3,12 mmol/l.
Bảng 3.12. So sánh phân loại nồng độ Na+ máu trước và sau mổ
Nồng độ Na (mmol/l)
≤ 125 126 – 134 135 – 148
> 148 Tổng Trước mổ: 93% trường hợp có nồng độ Na+ máu ở mức bình thường;
7% ở mức thấp, không có trường hợp nào nồng độ Na+ ≤ 125 mmol/l.
Sau mổ: tỷ lệ BN có nồng độ Na+ máu bình thường là 53%; 47% trường hợp có nồng độ Na+ ở mức thấp, nhưng không có trường hợp nào nồng độ Na+
≤ 125 mmol/l.
3.2.1.2. Kết quả sạch sỏi
Đánh giá sạch sỏi sau mổ lần đầu
* Đánh giá sạch sỏi trên phim KUB sau mổ:
Bảng 3.13. Đánh giá sạch sỏi theo tiêu chuẩn nghiên cứu
Kết quả Sạch sỏi Còn sỏi Tổng
* Điều trị bổ sung:
Bảng 3.14. Các phương pháp điều trị bổ sung
TSNCT Tổng
Đánh giá sạch sỏi sau mổ 1 tháng
Có 126/139 BN (90,6%) tái khám sau 1 tháng:
+ Sạch sỏi: 116/126 BN (92,1%).
+ Còn sỏi: 10/126 BN (7,9%).
Còn 13/139 BN (9,4%) không đến tái khám. Các BN này được đánh giá sạch sỏi ở thời điểm ra viện.
Đánh giá sạch sỏi sau mổ ≥ 3 tháng
Theo dõi được 37/139 BN (26,6%). Thời gian theo dõi trung bình: 11,6
±9,5 tháng (3 tháng - 35 tháng). Trong đó: 23 BN chỉ LSTQD, 14 BN có điều trị bổ sung bằng TSNCT.
+ Sạch sỏi: 33/37 BN (89,2%).
+ Còn sỏi: 4/37 BN (10,8%)
Có 1/37 BN (2,7%) được LSTQD. 1/37 BN (2,7%): sỏi tái phát. 1/37 BN (2,7%): sỏi sót tăng kích thước.
3.2.1.3. Tai biến, biến chứng
Có 108/139 BN (77,7%) không bị TBBC. 31 BN có TBBC; trong đó 1 BN có thể gặp nhiều biến chứng. Tổng hợp như Bảng 3.15:
Bảng 3.15. Tai biến, biến chứng
Chảy máu thứ phát không phải truyền máu
Chảy máu phải truyền máu
Sốt sau mổ
Rò đại tràng sau phúc mạc điều trị bảo tổn
Đau quặn thận, rò nước tiểu, soi bàng quang đặt thông JJ
Chảy máu và sốt sau mổ là hai biến chứng gặp nhiều nhất.
Bảng 3.16. Phân loại tai biến, biến chứng theo Clavien-Dindo Phân độ
Tỷ lệ %
Chủ yếu là TBBC nhẹ. Tỷ lệ TBBC nặng rất thấp.
3.2.1.4. Đánh giá kết quả điều trị chung
Bảng 3.17. Đánh giá kết quả điều trị theo tiêu chuẩn nghiên cứu
Tất cả BN đều được mổ nội soi thành công, không có trường hợp nào phải chuyển mổ mở. Không có trường hợp nào phân loại kết quả xấu sau mổ.