Tổ chức khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực giảng viên nước ngoài tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 86 - 93)

CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN NƯỚC NGOÀI TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP

3.3. Tổ chức khảo sát

Mục đích khảo sát nhằm đánh giá thực trạng nhân lực giảng viên nước ngoài, thực trạng quản lý nhân lực GVNN tại cơ sở giáo dục đại học công lập của Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý. Từ đó làm căn cứ để đề xuất giải pháp quản lý nhân lực GVNN tại cơ sở giáo dục đại học công lập Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

3.3.2. Nội dung khảo sát

- Nội dung khảo sát thứ nhất: Thực trạng nhân lực GVNN làm việc tại CSGDĐH công lập Việt Nam về một số yếu tố cơ bản như cơ cấu, chất lượng, mục đích làm việc, kinh nghiệm làm việc, v.v..

- Nội dung khảo sát thứ hai: Thực trạng quản lý nhân lực GVNN tại CSGDĐH công lập Việt Nam.

- Nội dung thứ 3: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhân lực GVNN tại CSGDĐH công lập Việt Nam.

3.3.3. Phương pháp khảo sát

- Sử dụng phương pháp thống kê và hồi cứu tư liệu: Nhằm thu thập các số liệu đã công bố công khai, và từ các báo cáo tổng kết có liên quan về thực trạng nhân lực GVNN và quản lý nhân lực GVNN tại các CSGDĐH công lập Việt Nam.

- Sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi: Kết hợp khảo sát bằng bản in và khảo sát online thông qua google form. Với khảo sát online, đường link khảo sát được

gửi đến địa chỉ email của từng cá nhân. Với phiếu khảo sát bản in được gửi trực tiếp đến địa chỉ người tham gia khảo sát.

Đường link truy cập khảo sát online cho Phiếu khảo sát 01:

https://forms.gle/CQ9ghqVbXuW8YLjJ6

Đường link truy cập khảo sát online cho Phiếu khảo sát 02 (phiên bản tiếng Anh):

https://forms.gle/gsidzyAme1rJhCFr6

- Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu: Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu CBQL, GVNN, GV Việt Nam, chuyên viên phụ trách quản lý GVNN của các CSGDĐH công lập Việt Nam và tổ chức cử GVNN đến làm việc tại Việt Nam để làm rõ hơn số liệu khảo sát định lượng về thực trạng và phân tích nguyên nhân, cũng như mong muốn và thái độ của đối tượng tham gia khảo sát.

- Sử dụng phương pháp quan sát: Để làm rõ hơn biểu hiện của đối tượng tham gia khảo sát về mức độ hài lòng đối với công việc và đối với CSGDĐH công lập Việt Nam cũng như môi trường làm việc tại Việt Nam nói chung.

3.3.4. Công cụ khảo sát

Nghiên cứu sử dụng 02 phiếu khảo sát, bao gồm:

Phiếu khảo sát 01 (bằng tiếng Việt) “Thực trạng giảng viên nước ngoài và thực trạng quản lý giảng viên nước ngoài” (xem Phụ lục 01) được dùng để khảo sát người Việt Nam là lãnh đạo cấp trường, lãnh đạo cấp khoa/phòng ban nơi có GVNN làm việc và chuyên viên, giảng viên làm việc với GVNN.

Phiếu khảo sát 02 (bằng tiếng Anh và tiếng Việt) được dùng để khảo sát về thực trạng nhân lực GVNN. Giảng viên nước ngoài có thể lựa chọn trả lời trên phiếu bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt.

Tên phiếu khảo sát bằng tiếng Anh: Survey on foreign lectures working at higher education institutions in Vietnam (xem Phụ lục 02a).

Tên Phiếu khảo sát bằng tiếng Việt: Phiếu khảo sát giảng viên nước ngoài làm việc tại CSGDĐH Việt Nam (xem Phụ lục 02b).

3.3.5. Mẫu khảo sát

- Số lượng người đã tiếp cận để mời tham gia khảo sát (đếm trên số email và số bản in đã gửi): 979 người, trong đó 724 người Việt Nam được mời tham gia khảo sát Phiếu khảo sát 01 và 255 người là GVNN được mời tham gia khảo sát Phiếu khảo sát 02.

Đối với Phiếu khảo sát 01: Số phiếu trả lời thu về là 233 phiếu trên tổng 724 người đã tiếp cận, tỉ lệ tham gia khảo sát là 32%. Trong 233 phiếu trả lời, có 23 phiếu chưa hợp lệ và 210 phiếu hợp lệ.

Đối với Phiếu khảo sát 02: Số phiếu trả lời thu về 58 phiếu trên tổng 255 người đã tiếp cận, tỉ lệ tham gia khảo sát là 23%. Trong 58 phiếu trả lời, có 01 phiếu chưa hợp lệ và 57 phiếu hợp lệ.

Bảng 3.2. Thông tin sơ bộ về số người tham gia trả lời phiếu khảo sát

Mẫu khảo sát

CBQL, GV người Việt Nam

(Phiếu 01)

GVNN (Phiếu 02)

Tổng số phiếu phát ra 724

(100%)

255 (100%)

Tổng số phiếu thu về 233

(32%)

58 (23%) Tổng số phiếu hợp lệ

được xử lý 210 57

Thuộc 56 CSGDĐH công Đặc điểm của những

người tham gia khảo sát và ý kiến được xử lý số

liệu

lập Việt Nam đang là lãnh đạo cấp trường, lãnh đạo cấp khoa/phòng ban nơi có GVNN làm việc, chuyên viên và giảng viên có kinh nghiệm làm việc với GVNN.

Đã từng hoặc đang làm việc tại 21 CSGDĐH công lập Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2015 trở lại đây.

210 người Việt Nam thuộc 56 CSGDĐH công lập Việt Nam đang là lãnh đạo cấp trường, lãnh đạo cấp khoa/phòng ban nơi có GVNN làm việc, chuyên viên và giảng viên có kinh nghiệm làm việc với GVNN. Những cá nhân này thuộc về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau: Khoa học tự nhiên, Khoa học sự sống, Khoa học xã hội và hành vi, Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, Kinh doanh và quản lý, Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài, Nghệ thuật, Thể thao, Y khoa, Sức khỏe, v.v.. Danh sách 56 CSGDĐH công lập Việt Nam xem tại Phụ lục 03.

57 GVNN đã từng hoặc đang làm việc tại 21 CSGDĐH công lập Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2015 trở lại đây. Những cá nhân này thuộc nhiều chuyên

ngành khác nhau: Du lịch, Khoa học Giáo dục, Khoa học sức khỏe, Kinh tế, Tài chính, Ngoại ngữ, Nông nghiệp, v.v. (xem tại Phụ lục 04).

Mẫu khảo sát được xử lý dữ liệu bao gồm các thành phần sau:

Bảng 3.3. Cơ cấu mẫu khảo sát là cán bộ và giảng viên Việt Nam tại các cơ sở giáo dục đại học công lập Việt Nam đủ điều kiện xử lý số liệu khảo sát

Vị trí công tác

Người tham gia khảo sát bằng bảng hỏi

Người đồng ý tham gia phỏng vấn Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

Lãnh đạo cấp trường 17 8% 4 2%

Lãnh đạo cấp phòng/khoa 102 49% 20 10%

Giảng viên 63 30% 10 5%

Chuyên viên 28 13% 5 2%

Tổng 210 100% 39 19%

Bảng 3.4. Cơ cấu mẫu khảo sát là giảng viên nước ngoài làm việc tại các cơ sở giáo dục đại học công lập Việt Nam đủ điều kiện xử lý số liệu khảo sát

Đặc điểm mẫu khảo sát Số lượng Tỉ lệ %

GVNN đang làm việc tại CSGDĐH VN tại thời điểm

tham gia khảo sát (tháng 3-5/2023) 37 65%

GVNN đã từng làm việc tại CSGDĐH VN từ 2015

trở lại đây 20 35%

Tổng 57 100%

3.3.6. Thời gian và phạm vi khảo sát

- Thời gian tiến hành khảo sát: 03 tháng (từ tháng 3 đến hết tháng 5/2023).

- Địa bàn khảo sát: Đối tượng khảo sát và đủ điều kiện xử lý dữ liệu đến từ 56 CSGDĐH công lập Việt Nam trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam.

3.3.7. Tiêu chí và thang đánh giá

Đề tài sử dụng thang đo likert 5 bậc và giả định điểm khoảng là 1 điểm.

Để phân tích kết quả khảo sát, Luận án dựa trên quan điểm của hai tác giả Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) [58] về ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng như bảng sau:

Bảng 3.5. Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng

Ý nghĩa Điểm đánh giá Giá trị trung

bình Rất không đồng ý/ Rất không hài lòng/ Rất

không quan trọng 1 điểm 1,00 – 1,80

Không đồng ý/ Không hài lòng/ Không quan

trọng 2 điểm 1,81 – 2,60

Không ý kiến/ Trung bình 3 điểm 2,61 – 3,40 Đồng ý/ Hài lòng/ Quan trọng 4 điểm 3,41 – 4,20 Rất đồng ý/ Rất hài lòng/ Rất quan trọng 5 điểm 4,21 – 5,00

(Nguồn: Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) [58]

3.3.8. Kiểm tra độ tin cậy của các thang đo

Theo Nunnally (1978), một thang đo tốt nên có độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0,7 trở lên [148]. Hair và cộng sự (2009) cũng cho rằng, một thang đo đảm bảo tính đơn hướng và đạt độ tin cậy nên đạt ngưỡng Cronbach’s Alpha từ 0,7 trở lên, tuy nhiên, với tính chất là một nghiên cứu khám phá sơ bộ, ngưỡng Cronbach’s Alpha là 0,6 có thể chấp nhận được [109]. Hệ số Cronbach's Alpha càng cao thể hiện độ tin cậy của thang đo càng cao. Cristobal và cộng sự (2007) cho rằng, một thang đo tốt khi các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) từ 0,3 trở lên [87].

210 phiếu trả lời hợp lệ cho cho Phiếu khảo sát 01 và 57 phiếu trả lời hợp lệ cho Phiếu khảo sát 02 được đưa vào phần mềm SPSS để chạy thống kê mô tả, kiểm tra

độ tin cậy Cronbach's Alpha, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, v.v..

Để có thể sử dụng kết quả khảo sát trong các đánh giá tiếp theo, nghiên cứu cần đảm bảo thang đo có đủ độ tin cậy, hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để đánh giá độ tin cậy các thang đo. Kết quả kiểm định tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha thể hiện tại Bảng 2.6 và Bảng 2.7:

Bảng 3.6. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cho thang đo của Phiếu khảo sát 01

STT Nhân tố

Số lượng biến quan

sát

Cronbach’s Alpha

1 Chiến lược và mục đích thu hút nhân lực

GVNN của CSGDĐH 6 0,817

2 Tuyển dụng nhân lực GVNN 10 0,890

3 Tiêu chí tuyển dụng nhân lực GVNN 5 0,823

4 Phát triển nhân lực GVNN 10 0,938

5 Hoạt động đánh giá của CSGDĐH đối với

GVNN 9 0,931

6 Đánh giá của CBGV Việt Nam về GVNN 9 0,930

7 Lương thưởng của CSGDĐH dành cho GVNN 8 0,897

8 Phúc lợi của CSGDĐH dành cho nhân lực

GVNN 9 0,885

9 Khó khăn của CSGDĐH trong thu hút và duy

trì nhân lực GVNN 6 0,772

10 Giải pháp của CSGDĐH trong thu hút và duy

trì nhân lực GVNN 10 0,934

Bảng 3.7. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cho thang đo của Phiếu khảo sát 02

STT Nhân tố

Số lượng

biến

Cronbach’s Alpha

1 Lý do GVNN đến làm việc tại CSGDĐH Việt

Nam 6 0,784

2 Việc tuyển dụng GVNN 7 0,812

3 Tiêu chí tuyển dụng GVNN 6 0,808

4 Phát triển nhân lực GVNN 6 0,936

5 Việc đánh giá GVNN của CSGDĐH 5 0,888

6 GVNN tự đánh giá về công việc 8 0,850

7 Đãi ngộ của CSGDĐH dành cho GVNN 9 0,913

8 Sự hài lòng của GVNN khi làm việc tại

CSGDĐH VN 7 0,803

9 Điều khiến GVNN không hài lòng khi làm việc

tại CSGDĐH VN 11 0,911

10 Khó khăn của GVNN/gia đình giảng viên nước

ngoài khi GVNN làm việc tại VN 7 0,822

11 Ý định tiếp tục làm việc tại CSGDĐH VN của

GVNN 6 0,892

Kết quả tại Bảng 2.6 và Bảng 2.7 cho thấy các thang đo đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,7. Ngoài ra, các biến trong thang đo đều có hệ số tương quan biến

tổng lớn hơn 0,3 nên thang đo đạt độ tin cậy. Chi tiết kết quả kiểm định độ tin cậy các thang đo của Phiếu khảo sát 01 xem tại Phụ lục 05, của Phiếu khảo sát 02 xem tại Phụ lục 06.

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực giảng viên nước ngoài tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 86 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(279 trang)
w