Đề xuất giải pháp quản lý nhân lực giảng viên nước ngoài tại cơ sở giáo dục đại học công lập Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực giảng viên nước ngoài tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 139 - 162)

CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN NƯỚC NGOÀI TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT

4.2. Đề xuất giải pháp quản lý nhân lực giảng viên nước ngoài tại cơ sở giáo dục đại học công lập Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

4.2.1. Giải pháp 1: Xây dựng và ban hành Quy trình tuyển chọn và tiếp nhận giảng viên nước ngoài

Giải pháp 1 do lãnh đạo nhà trường tức là quản lý cấp chiến lược thực hiện, và trong sự phân cấp và phân nhiệm cho quản lý cấp kế hoạch và tác nghiệp thực hiện.

Trong đó, việc xây dựng Quy trình sẽ do cấp kế hoạch và tác nghiệp trực tiếp tiến hành theo quy định xây dựng văn bản của mỗi CSGDĐH; cấp chiến lược chỉ đạo chung, phê duyêt và ban hành quy trình; sau khi ban hành quy trình, cấp kế hoạch và tác nghiệp thực thi, triển khai áp dụng quy trình trong quản lý nhân lực GVNN tại CSGDĐH.

Một bộ phận không nhỏ GVNN không do CSGDĐH Việt Nam tuyển chọn, mà thông qua sự lựa chọn, tiến cử của cơ quan, tổ chức nước ngoài. CSGDĐH công lập Việt Nam chỉ tiếp nhận và bố trí công việc cho GVNN. Do đó, quy trình tiếp nhận

GVNN đến làm việc cũng là một khâu rất quan trọng trong quá trình CSGDĐH thu hút GVNN đến làm việc.

4.2.1.1. Mục đích

Quy trình tuyển chọn và tiếp nhận GVNN được xây dựng và ban hành sẽ là công cụ để các CSGDĐH vận dụng trong thực tiễn quản lý nhân lực GVNN.

Quy trình tuyển chọn giúp tiết kiệm thời gian tuyển chọn nhân lực. Quy trình tuyển chọn bài bản là phương pháp hỗ trợ đắc lực giúp tối ưu hóa thời gian tìm kiếm và sàng lọc ứng viên cho CSGDĐH. Đồng thời, các CSGDĐH vẫn thu hút được những ứng viên phù hợp với nhu cầu. Không chỉ tiết kiệm thời gian và kinh phí, việc áp dụng quy trình tuyển chọn khoa học cũng giúp CSGDĐH gây được ấn tượng tốt, tạo ra hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp trong mắt các ứng viên là người nước ngoài.

Thiết lập quy trình tuyển chọn rõ ràng là bước quan trọng giúp các đơn vị trong nhà trường có thể phối hợp ăn ý với nhau. Khi có tình huống phát sinh, các đơn vị sẽ thích ứng được với các điều chỉnh, công việc vẫn được duy trì một cách ổn định và hiệu quả. Kết quả cuối cùng mang lại là CSGDĐH tuyển được GVNN đáp ứng tiêu chí và nhu cầu tuyển chọn.

4.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 1

Để xây dựng và ban hành Quy trình tuyển chọn và tiếp nhận GVNN, mỗi CSGDĐH sẽ căn cứ theo quy định ban hành văn bản của trường mình để thực hiện.

Tuyển dụng GVNN có đặc trưng riêng và có nhiều điểm khác biệt so với tuyển dụng GV Việt Nam. Nội dung của Bộ quy trình tuyển chọn và tiếp nhận GVNN được xây dựng cần bao gồm:

Bước 1. Chuẩn bị tuyển dụng

Thành lập Hội đồng tuyển dụng, quy định rõ về số lượng, thành phần và quyền hạn của Hội đồng tuyển dụng.

Nghiên cứu kỹ các văn bản, quy định của nhà nước và của CSGDĐH liên quan đến tuyển dụng lao động là người nước ngoài. Hiện nay, các văn bản liên quan đến tuyển dụng lao động nước ngoài gồm có:

- Luật số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 của Quốc hội: Bộ luật Lao động;

- Luật số 43/2019/QH14 ngày 14/06/2019 của Quốc hội: Luật Giáo dục;

- Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 11 năm 2018;

- Luật 23/2023/QH15 ngày 25/6/2023 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;

- Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học;

- Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ: Quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam;

- Nghị định số 70/2023/NĐ-CP ngày 18/09/2023 của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Bước 2. Đăng ký nhu cầu sử dụng GVNN và kế hoạch tuyển dụng GVNN

Trước năm học mới, các đơn vị trong trường căn cứ trên Đề án vị trí việc làm để đăng ký nhu cầu đăng sử dụng GVNN cho cả năm học. Nhu cầu về GVNN từ các đơn vị sẽ được tổng hợp đưa vào Kế hoạch số lượng người làm việc của CSGDĐH trong năm học. Căn cứ trên Kế hoạch số lượng người làm việc, CSGDĐH ban hành Kế hoạch tuyển dụng GVNN trong năm học.

Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, việc thông báo tuyển dụng người lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng người lao động nước ngoài được thực hiện trên Cổng thông tin điện tử của Bộ LĐTBXH (Cục Việc làm) trong thời gian ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến báo cáo giải trình với Bộ LĐTBXH. Nội dung thông báo tuyển dụng bao gồm: vị trí và chức danh công việc, mô tả công việc, số lượng, yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, mức lương, thời gian và địa điểm làm việc.

Sau khi không tuyển được giảng viên Việt Nam vào các vị trí tuyển dụng, CSGDĐH có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng GVNN và báo cáo giải trình với Bộ LĐTBXH.

Trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng GVNN, CSGDĐH có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng GVNN đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Bộ LĐTBXH theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 70/2023/NĐ-CP ngày 18/9/2023 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định

số 152/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Trường hợp GVNN được BGD&ĐT xác nhận vào Việt Nam để thực hiện các công việc bao gồm: Giảng dạy, nghiên cứu, làm nhà quản lý thì CSGDĐH không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

Trong quá trình thực hiện nếu thay đổi nhu cầu sử dụng GVNN về vị trí, chức danh công việc, hình thức làm việc, số lượng, địa điểm CSGDĐH phải báo cáo Bộ LĐTBXH theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài [27].

Bước 3. Tiến hành tuyển dụng

Thông thường, khi CSGDĐH tiến hành tuyển dụng, các hoạt động sau sẽ được thực hiện:

- Xác định tiêu chí tuyển dụng đối với mỗi vị trí cần tuyển GVNN: Tiêu chí tuyển dụng cần đảm bảo theo yêu cầu cơ bản đối với giảng viên nói chung theo quy định tại Luật Luật Giáo dục. Ngoài ra, tùy theo nhu cầu của mỗi đơn vị sử dụng lao động, tiêu chí đối với GVNN sẽ khác nhau. Một số tiêu chí cơ bản được các trường quan tâm như: có kinh nghiệm giảng dạy ở nước ngoài, thông thạo ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh), có năng lực liên văn hóa, có năng lực nghiên cứu khoa học, có công bố quốc tế, v.v..

- Thông báo tuyển dụng: Sau khi đã đăng tải thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ LĐTBXH (Cục Việc làm) và không tuyển được giảng viên Việt Nam vào các vị trí tuyển dụng, CSGDĐH cần thông qua các kênh khác nhau để tìm được nguồn ứng viên là người nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng vào các vị trí mà CSGDĐH đang có nhu cầu tuyển dụng. Theo kết quả khảo sát của luận án, kênh đăng tải, phổ biến thông tin tuyển dụng GVNN được đa số CSGDĐH công lập lựa chọn là thông qua giới thiệu của các đối tác tổ chức trong nước và quốc tế và thông qua sự giới thiệu của cán bộ, giảng viên nhà trường. Bên cạnh đó, có một số kênh đăng tải thông tin tuyển dụng khác như đăng tải trên Website của trường, đăng tải trên các trang mạng xã hội, thông qua văn phòng dịch vụ lao động, thông qua quảng cáo trên báo chí và phương tiện truyền thông, v.v..

- Thu nhận, nghiên cứu hồ sơ ứng viên: Tất cả các hồ sơ xin việc cần phải ghi vào sổ xin việc, có phân loại chi tiết để tiện cho việc sử dụng sau này. Việc nghiên cứu hồ sơ có thể loại bớt một số ứng viên hoàn toàn không đáp ứng các

tiêu chuẩn công việc, không cần phải làm tiếp các bước tiếp theo trong tuyển dụng.

- Phỏng vấn sơ bộ: Phỏng vấn sơ bộ thường chỉ kéo dài 5-10 phút để loại bỏ ngay những ứng viên không đạt tiêu chuẩn, hoặc yếu kém rõ rệt hơn những ứng viên khác mà khi nghiên cứu hồ sơ chưa phát hiện ra.

- Kiểm tra, trắc nghiệm: Áp dụng các hình thức kiểm tra, trắc nghiệm và phỏng vấn ứng viên nhằm chọn được các ứng viên xuất sắc nhất.

- Phỏng vấn lần hai: Phỏng vấn được sử dụng để tìm hiểu, đánh giá ứng viên về nhiều phương diện như kinh nghiệm, trình độ, các đặc điểm cá nhân.

- Xác minh, điều tra: Hoạt động này giúp làm sáng tỏ thêm những điều chưa rõ đối với các ứng viên có triển vọng tốt.

- Ra quyết định tuyển dụng: Ra quyết định tuyển chọn hoặc loại ứng viên. Để nâng cao mức độ chính xác của các quyết định tuyển chọn, cần xem xét một cách hệ thống các thông tin về ứng viên, phát triển bảng tóm tắt về ứng viên.

Đối với trường hợp ứng viên do cơ quan, tổ chức, đối tác nước ngoài phái cử, các hoạt động trong Bước 3 này thường do phía nước ngoài thực hiện. CSGDĐH công lập Việt Nam tiếp nhận kết quả cuối cùng là hồ sơ của ứng viên đã được phía nước ngoài lựa chọn. Ngoài ra, CSGDĐH có thể thay đổi (giảm bớt hoặc tăng thêm) các hoạt động cần thiết trong bước tiến hành tuyển dụng để phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện của nhà trường.

Bước 4. Làm hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động/giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động

Việc cấp giấy phép lao động/giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho GVNN do Cục Việc làm (Bộ LĐTBXH ) thực hiện. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động/giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ và Nghị định số 70/2023/NĐ-CP ngày 18/09/2023 của Chính phủ.

Để làm hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động/giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, GVNN và CSGDĐH cần thực hiện một số công việc sau:

- Trước khi chính thức làm việc tại CSGDĐH Việt Nam, GVNN chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, đúng quy định hiện hành và nộp hồ sơ cho CSGDĐH Việt Nam.

- Cơ sở GDĐH bổ sung một số giấy tờ từ phía nhà trường, phân loại hồ sơ GVNN để thực hiện khâu tiếp theo.

- Nếu hồ sơ của GVNN là đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Cơ sở GDĐH cần nộp hồ sơ đến Cục Hợp tác Quốc tế (BGD&ĐT)

đề nghị xác nhận GVNN không thuộc diện cấp giấy phép lao động tại BGD&ĐT. Sau khi có công văn của BGD&ĐT xác nhận GVNN không thuộc diện cấp giấy phép lao động, CSGDĐH nộp hồ sơ theo quy định đến Cục Việc làm (Bộ LĐTBXH).

- Nếu hồ sơ của GVNN là đề nghị cấp giấy phép lao động, CSGDĐH nộp hồ sơ theo quy định đến Cục Việc làm (Bộ LĐTBXH).

- Cơ sở GDĐH nhận giấy phép lao động/giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động do Cục Việc làm (Bộ LĐTBXH) cấp cho GVNN có hồ sơ hợp lệ.

Bước 5. Ký Hợp đồng lao động

CSGDĐH chỉ ký Hợp đồng lao động đối với GVNN có Giấy phép lao động hoặc Giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Do vậy, khi CSGDĐH đã lựa chọn được ứng viên phù hợp, cũng chưa thể ký hợp đồng lao động với GVNN ngay mà cần làm các thủ tục đề nghị cấp Giấy phép lao động hoặc Giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho GVNN. Lúc này, giữa GVNN và CSGDĐH chưa có ràng buộc pháp lý nào. Đây cũng là một rủi ro cho cả GVNN và CSGDĐH khi một trong hai bên có thể không thực hiện tốt cam kết của mình. Do đó, tại bước này, hai bên cân nhắc có thể ký một loại cam kết ràng buộc để tiến hành các bước tiếp theo trong quá trình tuyển dụng.

Thời hạn của Giấy phép lao động/Giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động không quá 2 năm. Do đó, thời gian của hợp đồng lao động cần trong khoảng thời gian của Giấy phép lao động/Giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Trong một số trường hợp, các nội dung về công việc (vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên) không thể hiện dưới hình thức hợp đồng lao động với GVNN, mà được thể hiện trong thỏa thuận hợp tác giữa CSGDĐH công lập Việt Nam với cơ quan, tổ chức, đối tác nước ngoài – đơn vị phái cử GVNN đến Việt Nam.

Bước 6. Làm hồ sơ đề nghị cấp thị thực nhập cảnh Việt Nam

CSGDĐH làm thủ tục đề nghị cấp thị thực cho GVNN tại Cục Xuất nhập cảnh hoặc Phòng Xuất nhập cảnh công an tỉnh/thành phố nơi CSGDĐH đặt trụ sở. Khi làm hồ sơ đề nghị cấp thị thực cho GVNN cần lưu ý thời gian làm việc của GVNN để đề nghị loại thị thực phù hợp. Tùy theo quốc tịch, GVNN có thể được nhập cảnh Việt Nam theo quy chế miễn thị thực đơn phương hoặc song phương trong thời gian từ 14 ngày đến 45 ngày.

Bước 7. Tiếp nhận giảng viên nước ngoài

Sau khi GVNN nhập cảnh Việt Nam, đến trường nhận công tác, CSGDĐH cần tổ chức hướng dẫn cho GVNN làm quen với môi trường làm việc mới. Bộ phận phụ trách công tác hợp tác quốc tế của CSGDĐH nên tổ chức đón tiếp GVNN, giới thiệu về CSGDĐH, các chính sách và nội quy chung, các yếu tố điều kiện làm việc, các chế độ khen thưởng, kỷ luật lao động, v.v. nhằm giúp GVNN mau chóng làm quen với môi trường làm việc. Đơn vị trực tiếp sử dụng GVNN cần giới thiệu GVNN với các đồng nghiệp, người phụ trách, người hỗ trợ GVNN trong đơn vị.

Đơn vị sử dụng lao động cần bố trí công việc cho GVNN với sự hướng dẫn rõ ràng, khoa học và có kế hoạch.

4.2.1.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp 1

Lãnh đạo CSGDĐH phải có năng lực quản lý để tổ chức, chỉ đạo việc xây dựng và ban hành Quy trình tuyển chọn và tiếp nhận GVNN.

Đội ngũ trực tiếp xây dựng văn bản phải có kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý GVNN cũng như sự hiểu biết về các quy định hiện hành liên quan đến tuyển dụng, sử dụng và quản lý GVNN.

4.2.2. Giải pháp 2: Chỉ đạo thực hiện dạy và học bằng tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh trong cơ sở giáo dục đại học

Giải pháp 2 này chủ yếu do lãnh đạo nhà trường tức là quản lý cấp chiến lược thực hiện, và trong sự phân cấp và phân nhiệm cho quản lý cấp kế hoạch và tác nghiệp.

4.2.2.1. Mục đích

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại nhiều cơ hội cho phát triển giáo dục và đào tạo trên bình diện quốc tế. Giáo dục xuyên biên giới là xu thế lớn. Việc mở rộng các mối quan hệ quốc tế, tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục đào tạo đòi hỏi việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài đặc biệt là tiếng Anh trong CSGDĐH là nhu cầu cấp thiết. Việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài đặc biệt là tiếng Anh trong các CSGDĐH giúp nâng cao năng lực ngoại ngữ cho người học và người dạy, góp phần đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo.

Việc các CSGDĐH thực hiện các chương trình dạy và học bằng tiếng nước ngoài đặc biệt là tiếng Anh sẽ làm tăng nhu cầu mời nhân lực GVNN đến làm việc, đồng thời cũng mang lại cơ hội để GVNN có thể đến với CSGDĐH được nhiều

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực giảng viên nước ngoài tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 139 - 162)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(279 trang)
w