Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực giảng viên nước ngoài tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 162 - 170)

CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN NƯỚC NGOÀI TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT

4.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp

Khảo nghiệm nhằm đánh giá mức độ cấp thiết và khả thi của các giải pháp quản lý nhân lực GVNN do Luận án đề xuất, trên cơ sở đó giúp điều chỉnh một số nội dung (cách thực hiện) chưa phù hợp và khẳng định độ tin cậy của các giải pháp được nhiều người đánh giá cao.

4.3.2. Đối tượng khảo nghiệm

Luận án đã tiến hành trưng cầu ý kiến của lãnh đạo cấp trường (Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng/Giám đốc, Phó Hiệu trưởng); lãnh đạo cấp phòng/ban phụ trách về công tác nhân sự và công tác hợp tác quốc tế; lãnh đạo khoa có GVNN làm việc, chuyên viên phụ trách công tác liên quan đến GVNN, giảng viên Việt Nam có kinh nghiệm làm việc cùng đồng nghiệp là GVNN, cơ quan tổ chức quốc tế cử GVNN và GVNN đã hoặc đang làm việc tại Việt Nam.

Đã có 86 người của 21 CSGDĐH công lập tại cả ba miền Việt Nam và 02 tổ chức quốc tế cử GVNN đến làm việc tại CSGDĐH công lập Việt Nam tham gia

khảo sát, cho ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của 04 giải pháp do Luận án đề xuất.

Bảng 4.1. Cơ cấu đối tượng tham gia trưng cầu ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của giải pháp quản lý do Luận án đề xuất

TT Thành phần tham gia khảo nghiệm Số lượng Tỉ lệ %

1 Lãnh đạo cấp trường 8 9%

2 Lãnh đạo quản lý cấp phòng/ban/khoa 27 31%

3 Chuyên viên phụ trách công tác liên quan đến GVNN

19 22%

4 Giảng viên người Việt Nam 25 30%

5 GVNN đã hoặc đang làm việc tại VN 5 6%

6 Cơ quan, tổ chức cử GVNN 2 2%

Tổng 86 100%

4.3.3. Nội dung và quy trình khảo nghiệm

Để tiến hành khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất, Phiếu trưng cầu ý kiến được xây dựng theo hai tiêu chí: tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý nhân lực GVNN.

Việc trưng cầu ý kiến được tiến hành thông qua phát phiếu khảo sát trực tiếp và hình thức trực tuyến thông qua google biểu mẫu. Chi tiết Phiếu trưng cầu ý kiến xem tại Phụ lục 08a (phiên bản tiếng Việt) và Phụ lục 08b (phiên bản tiếng Anh).

Thời gian tiến hành khảo nghiệm: Tháng 11/2023 đến tháng 01/2024.

Tiêu chí đánh giá và chuẩn đánh giá: Xem chi tiết tại Bảng 3.2.

Bảng 4.2. Tiêu chí đánh giá và chuẩn đánh giá

Tiêu chí đánh giá Quy ước điểm Giá trị trung bình Không cấp thiết/ Không khả thi 1 điểm 1,00 – 1,66

Cấp thiết/ Khả thi 2 điểm 1,67 – 2,33

Rất cấp thiết/ Rất khả thi 3 điểm 2,34 – 3,00 Sau khảo sát lấy ý kiến, Luận án tiến hành phân tích, xử lý số liệu trên bảng thống kê, tính giá trị trung bình (X̅ ) của các giải pháp đã được khảo sát, sau đó xếp theo thứ bậc để nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận.

4.3.4. Đánh giá tính cấp thiết của các giải pháp

Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các giải pháp quản lý nhân lực GVNN tại CSGDĐH công lập Việt Nam được thể hiện ở Bảng 3.3.

Bảng 4.3. Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các giải pháp quản lý nhân lực giảng viên nước ngoài tại cơ sở giáo dục đại học công lập Việt Nam

TT Giải pháp quản lý đề xuất

Mức độ đánh giá

Thứ

bậc Rất

cấp thiết

Cấp thiết

Không cấp thiết

1

Giải pháp 1: Xây dựng và ban hành Quy trình tuyển chọn và tiếp nhận giảng viên nước ngoài

62 22 2 2,69 1

2

Giải pháp 2: Chỉ đạo thực hiện dạy và học bằng tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh trong cơ sở giáo dục đại học

51 34 1 2,58 2

3

Giải pháp 3: Chủ động tăng cường hợp tác quốc tế trong kết nối và tiếp nhận giảng viên nước ngoài

40 44 2 2,44 4

4

Giải pháp 4: Tổ chức đa dạng các hoạt động gắn kết giảng viên nước ngoài với cơ sở giáo dục đại học

43 41 2 2,47 3

Trung bình chung 2,54

Kết quả khảo sát ở Bảng 3.3 cho thấy, các nhóm đối tượng được khảo sát đã đánh giá tính cấp thiết của các giải pháp quản lý GVNN tại CSGDĐH công lập Việt Nam có mức độ cấp thiết cao, với giá trị trung bình chung của cả 4 giải pháp là 2,54 điểm. Giá trị trung bình của từng giải pháp đều lớn hơn 2,34 đã cho thấy các giải pháp do Luận án đề xuất được đánh giá ở mức Rất cấp thiết.

Từ Bảng 3.3 có thể thấy, Giải pháp 1: “Xây dựng và ban hành Quy trình tuyển chọn và tiếp nhận giảng viên nước ngoài” được đánh giá cao nhất với X̅ = 2,69, xếp bậc 1. Các giải pháp 2, Giải pháp 4 và Giải pháp 3 lần lượt xếp thứ bậc 2, 3 và 4.

Mức độ cấp thiết của các giải pháp đề xuất tương đối đồng đều, khoảng cách giữa các giá trị điểm trung bình không quá xa nhau (chênh lệch giữa X̅ max và X̅ min là 0,25). Từ bảng số liệu ở trên, có thể biểu đạt qua Biểu đồ 3.1.

Biểu đồ 4.1. Tính cấp thiết của các giải pháp quản lý nhân lực giảng viên nước ngoài tại cơ sở giáo dục đại học công lập Việt Nam

Kết quả khảo sát cho thấy giá trị trung bình chung của cả 4 giải pháp là 2,54 điểm, trong đó có 2 giải pháp có điểm trung bình cao hơn giá trị trung bình chung (Giải pháp 1 với X̅ = 2,69, và Giải pháp 2 với X̅ = 2,58). Hai giải pháp còn lại (Giải pháp 3 và Giải pháp 4) có điểm trung bình thấp hơn giá trị điểm trung bình chung của 4 giải pháp, tuy vậy vẫn trong mức rất cấp thiết khi giá trị trung bình của hai giải pháp này đều lớn hơn 2,34. Các giải pháp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp về mức độ cấp thiết là Giải pháp 1, Giải pháp 2, Giải pháp 4 và Giải pháp 3.

4.3.5. Đánh giá tính khả thi của giải pháp

Kết quả khảo sát tính khả thi của giải pháp quản lý nhân lực GVNN tại CSGDĐH công lập Việt Nam được thể hiện trong Bảng 3.4.

Kết quả khảo sát tính khả thi ở Bảng 3.4 cho thấy, đối tượng tham gia khảo sát đã đánh giá tính khả thi của các giải pháp quản lý nhân lực GVNN tại CSGDĐH công lập Việt Nam tương đối đồng đều và có tính khả thi với điểm trung bình chung của cả 4 giải pháp là 2,45 điểm và không có giải pháp nào có điểm trung bình dưới 1,67 điểm. Khoảng cách giữa các giá trị điểm trung bình tương đối nhỏ, chênh lệch giữa X̅ max và X̅ min là 0,12. Điều này chứng tỏ rằng, các đối tượng khảo sát tuy khác nhau về cương vị, thời gian công tác, cơ sở công tác nhưng các ý kiến đánh giá chung là tương đối thống nhất.

Bảng 4.4. Kết quả khảo sát tính khả thi của các giải pháp quản lý nhân lực giảng viên nước ngoài tại cơ sở giáo dục đại học công lập Việt Nam

TT Giải pháp quản lý đề xuất

Mức độ đánh giá

Thứ

bậc Rất

khả thi

Khả thi

Không khả thi

1

Giải pháp 1: Xây dựng và ban hành Quy trình tuyển chọn và tiếp nhận giảng viên nước ngoài

43 41 2 2,48 2

2

Giải pháp 2: Chỉ đạo thực hiện dạy và học bằng tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh trong cơ sở giáo dục đại học

45 39 2 2,50 1

3

Giải pháp 3: Chủ động tăng cường hợp tác quốc tế trong kết nối và tiếp nhận giảng viên nước ngoài

39 44 3 2,42 3

4

Giải pháp 4: Tổ chức đa dạng các hoạt động gắn kết giảng viên nước ngoài với cơ sở giáo dục đại học

35 49 2 2,38 4

Trung bình chung 2,45

Từ Bảng 3.4 cho thấy, Giải pháp 2 “Chỉ đạo thực hiện dạy và học bằng tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh trong cơ sở giáo dục đại học” là giải pháp có mức độ rất khả thi với X̅ = 2,50 điểm, xếp thứ 1/4. Trong khi đó, Giải pháp 4 “Tổ chức đa dạng các hoạt động gắn kết giảng viên nước ngoài với cơ sở giáo dục đại học” là giải pháp có giá trị điểm trung bình thấp nhất với X̅ = 2,38 điểm, xếp thứ 4/4. Tiếp theo Giải pháp 1: “Xây dựng và ban hành Quy trình tuyển chọn và tiếp nhận giảng viên nước ngoài” xếp thứ 2 với X̅ = 2,48 điểm, Giải pháp 3: “Chủ động tăng cường hợp tác quốc tế trong kết nối và tiếp nhận giảng viên nước ngoài” xếp thứ 3 với X̅ = 2,42 điểm.

Kết quả khảo nghiệm cho thấy, giá trị trung bình chung của cả 4 giải pháp là 2,45 điểm, trong đó có 2/4 giải pháp có điểm trung bình cao hơn giá trị trung bình chung của 4 giải pháp (Giải pháp 1 với X̅ = 2,48 và Giải pháp 2 với X̅ = 2,50).

Giải pháp 3 và Giải pháp 4 tuy có giá trị trung bình thấp hơn giá trị trung bình chung của 4 giải pháp nhưng đều lớn hơn 2,34 và thuộc mức Rất khả thi.

Biểu đồ 4.2. Tính khả thi của các giải pháp quản lý nhân lực giảng viên nước ngoài tại cơ sở giáo dục đại học công lập Việt Nam

Từ kết quả khảo nghiệm cho thấy, các giải quản lý nhân lực GVNN tại CSGDĐH công lập Việt Nam do Luận án đề xuất đạt điểm trung bình X̅ = 2,54 về tính cấp thiết và X̅ = 2,45 về tính khả thi. Hay nói cách khác, các giải pháp do Luận án đề xuất đều được đánh giá ở mức Rất cấp thiết và Rất khả thi. Bên cạnh đó, khoảng cách chênh lệch giữa giá trị trung bình lớn nhất và giá trị trung bình nhỏ nhất đều tương đối nhỏ (0,25 đối với tính cấp thiết và 0,12 đối với tính khả thi).

Điều này chứng tỏ các đối tượng tham gia khảo sát dù ở cấp chiến lược hay cấp kế hoạch và tác nghiệp, dù công tác ở CSGDĐH hay tổ chức quốc tế, dù là người Việt Nam hay GVNN thì ý kiến đánh giá đối với các giải quản lý nhân lực GVNN tại CSGDĐH công lập Việt Nam do Luận án đề xuất đều tương đối thống nhất.

4.3.6. Mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý đề xuất

Kết quả khảo nghiệm đã khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý nhân lực GVNN tại CSGDĐH công lập Việt Nam do Luận án đề xuất.

Mối quan hệ giữa các mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các giải pháp được thể hiện trong Biểu đồ 3.3 về mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp. Biểu đồ 3.3 cho thấy, cả bốn giải pháp quản lý do Luận án đề xuất tính cấp thiết đều cao hơn tính khả thi.

Biểu đồ 4.3. Mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý nhân lực giảng viên nước ngoài tại cơ sở giáo dục đại học công lập Việt Nam

Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa tính cấp thiết và tính khả thi có thể dẫn đến tương quan thuận hoặc tương quan nghịch về mối quan hệ của các giải pháp. Việc tìm ra sự tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý nhân lực GVNN tại CSGDĐH công lập Việt Nam là một yêu cầu ở góc độ khoa học và cả trong việc áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.

Để tìm hiểu mức độ tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của giải pháp quản lý nhân lực GVNN tại CSGDĐH công lập Việt Nam, Luận án sử dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman (Spearman rank corelation test) [154]:

Theo công thức trên:

N là số lượng các giải pháp quản lý GVNN được xếp hạng;

X là thứ bậc xếp hạng tính cấp thiết của từng giải pháp;

Y là thứ bậc xếp hạng tính khả thi của từng giải pháp;

R là một số nhỏ hơn 1.

Giá trị của R càng gần 1 thì chứng tỏ mối tương quan càng chặt.

Nếu R < 0 : Tương quan nghịch Nếu R > 0 : Tương quan thuận

0,7 ≤ R < 1 : Tương quan mạnh 0,5 ≤ R < 0,7 : Tương quan trung bình 0,3 ≤ R < 0,5 : Tương quan yếu

Bảng 4.5. So sánh tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý nhân lực giảng viên nước ngoài tại cơ sở giáo dục đại học công lập Việt Nam

TT Giải pháp quản lý đề xuất

Tính cấp thiết Tính khả thi

(X-Y)2

Thứ

bậc (X)

Thứ bậc (Y)

1

Giải pháp 1: Xây dựng và ban hành Quy trình tuyển chọn và tiếp nhận giảng viên nước ngoài

2,69 1 2,48 2 1

2

Giải pháp 2: Chỉ đạo thực hiện dạy và học bằng tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh trong cơ sở giáo dục đại học

2,58 2 2,50 1 1

3

Giải pháp 3: Chủ động tăng cường hợp tác quốc tế trong kết nối và tiếp nhận giảng viên nước ngoài

2,44 4 2,42 3 0

4

Giải pháp 4: Tổ chức đa dạng các hoạt động gắn kết giảng viên nước ngoài với cơ sở giáo dục đại học

2,47 3 2,38 4 0

Lấy số liệu tại Bảng 3.5 và thay số vào công thức trên:

Đối chiếu kết quả tính toán theo công thức nêu trên với điều kiện của các giá trị tương quan cho thấy, R = 0,71, là số dương lớn hơn 0,7, các biến khảo sát có giá trị tương quan thuận và nằm trong khoảng tương quan mạnh. Vì vậy, các giải pháp quản lý nhân lực GVNN tại CSGDĐH công lập Việt Nam có tính tương quan thuận và chặt chẽ, các giải pháp vừa cấp thiết lại vừa khả thi.

Kết quả khảo nghiệm cho thấy, phần lớn số người được trưng cầu ý kiến đã tán thành với những giải pháp được luận án đề xuất. Các ý kiến đánh giá đều cho rằng các giải pháp do luận án đề xuất là rất cấp thiết và rất khả thi. Điều này chứng tỏ các giải pháp do Luận án đề xuất là phù hợp, đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý nhân lực GVNN tại CSGDĐH công lập Việt Nam. Tuy nhiên, để các giải pháp đó thực sự là những định hướng, cách làm có hiệu quả thì cần phải tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hóa, tìm kiếm sự đồng thuận, cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan, nguồn lực tài chính, kỹ thuật để tổ chức thực hiện. Đồng thời, cần thực hiện một cách đồng bộ, linh hoạt, điều chỉnh kịp thời phù hợp với yêu cầu quản lý nhân lực GVNN trong những thời điểm nhất định, cũng như phù hợp với chiến lược phát triển của từng CSGDĐH.

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực giảng viên nước ngoài tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 162 - 170)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(279 trang)
w