Đặc điểm, vai trò, chức năng, nhiệm vụ đội ngũ cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức tại huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 24 - 28)

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN

1.2. Những vấn đề cơ bản về đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện

1.2.3. Đặc điểm, vai trò, chức năng, nhiệm vụ đội ngũ cán bộ, công chức

Cán bộ, công chức QLNN về kinh tế là lực lƣợng trực tiếp triển khai thực hiện các quyết định quản lý trong mọi hoạt động của nền kinh tế - xã hội.

Do vậy, cán bộ, công chức QLNN về kinh tế có những đặc điểm sau đây:

1.2.3.1. Đặc điểm đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện - Đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện phần lớn là người địa phương. Vì vậy, có hiểu biết về phong tục tập quán, truyền thống, gắn bó với quê hương. Bên cạnh đó, đội ngũ này lại là người trực tiếp tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về kinh tế - xã hội của nhà nước trên địa bàn dân cƣ, nên dễ bị chi phối bởi tình cảm cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện gần dân, tiếp xúc trực tiếp với nhân dân với nhiều nội dung nhiều lĩnh vực, do đó phải chịu áp lực rất lớn trong công việc nhất là các lĩnh vực nhạy cảm dễ nảy sinh tiêu cực và khiếu kiện nhƣ lĩnh vực đất đai, đền bù thu hồi đất để giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội… Vì vậy, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, một bộ phận cán bộ, công chức đã ngộ nhận điều này nên dẫn đến sử dụng sai thẩm quyền, lạm quyền.

15

- Trước những yêu cầu của thực tiễn công việc, cán bộ công chức QLNN về kinh tế cấp huyện không chỉ đòi hỏi đáp ứng về chuyên môn nghiệp vụ mà cần phải có những kiến thức tổng hợp, hiểu biết rộng về các lĩnh vực liên quan.

1.2.3.2. Vai trò của cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện

Cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện có vai trò hết sức quan trọng. Họ là một trong những nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của các chính sách kinh tế của Nhà nước ở địa phương:

- Thứ nhất, cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện giúp cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng, hoạch định chiến lược phát triển kinh tế cho từng ngành, từng lĩnh vực; khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và tiềm năng của địa phương.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình, cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện là những người tham gia vào quá trình hoạch định đường lối, chiến lược, chính sách phát triển kinh tế, xây dựng nên cơ chế và thể chế quản lý kinh tế của địa phương phù hợp với các yêu cầu CNH, HĐH đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời dựa trên các các nguồn lực, điều kiện kinh tế - xã hội nhƣ: dân số, lao động, việc làm, du lịch, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, tài nguyên thiên nhiên…để tham mưu, đề xuất với cấp uỷ, chính quyền địa phương xây dựng chiến lược phát triển kinh tế cho từng ngành, lĩnh vực và đƣa ra những giải pháp có hiệu quả.

- Thứ hai, cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện là người tiếp thu các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế. Đồng thời cụ thể hóa các chính sách, cơ chế quản lý của Nhà nước thông qua ban hành các quy định, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

16

Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước khi ban hành muốn đảm bảo tính khả thi đều phải xuất phát từ thực tiễn cuộc sống. Cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện là những người trực tiếp tham gia quản lý các ngành, lĩnh vực, các hoạt động kinh tế ở địa phương. Do đó, căn cứ vào các chủ trương, đường lối, chiến lược phát triển kinh tế mà Nhà nước đưa ra, đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện triển khai thực hiện nhằm điều chỉnh kịp thời những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình quản lý, giúp cho nền kinh tế ở địa phương vận hành đúng hướng. Thông qua hoạt động của mình, cán bộ công chức QLNN về kinh tế cấp huyện sẽ phát hiện những bất hợp lý, không phù hợp với thực tiễn của cơ chế, chính sách để kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách đó.

- Thứ ba, cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện là người đại diện Nhà nước thực thi công vụ trên địa bàn; là cầu nối giữa cấp tỉnh với cơ sở; giữa nhà nước với nhân dân và các tổ chức kinh tế.

Cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện là người đại diện Nhà nước trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện chính sách, cơ chế quản lý của Nhà nước ở địa phương, là cầu nối giữa nhà nước với nhân dân và các tổ chức kinh tế. Do đó, họ là người phổ biến tuyên truyền, vận động các đối tượng thực hiện chính sách, trực tiếp giải quyết những vướng mắc về chính sách ở cơ sở mà họ còn là người tiếp thu, lĩnh hội những ý kiến, nguyện vọng, đề đạt của các đối tượng chính sách và phản ánh lên cơ quan nhà nước. Trên cơ sở đó, giúp cho nhà nước có những chính sách thích hợp để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia hoạt động công bằng và hiệu quả.

Từ những phân tích trên, có thể nói: đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế nói chung, đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện

17

nói riêng là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành bại phát triển ở địa phương và công cuộc đổi mới đất nước.

1.2.3.3. Chức năng, nhiệm vụ đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện Đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế là một bộ phận của cán bộ, công chức. Trong nền kinh tế thị trường vai trò của bộ phận này ngày càng quan trọng, đòi hỏi chúng ta phải xây đƣợc đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế thích hợp với nó. Theo cách hiểu này, cán bộ, công chức QLNN về kinh tế là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong đội ngũ cán bộ, công chức nói chung.

- Chức năng: Cán bộ, công chức QLNN về kinh tế làm việc về lĩnh vực quản lý kinh tế, trong các cơ quan nhà nước về kinh tế, tham gia hoạch định chính sách về kinh tế và thực hiện việc quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động về kinh tế cấp huyện.

- Nhiệm vụ:

+ Tham mưu UBND huyện tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện đối với lĩnh vực QLNN về kinh tế theo quy định của Pháp luật.

+ Tham mưu UBND huyện quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.

+ Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi đƣợc phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh QLNN về kinh tế đƣợc giao.

+ Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao trong lĩnh vực QLNN về kinh tế.

+ Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.

18

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Thủ trưởng cơ quan giao.

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức tại huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)