Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ HUYỆN TÂN SƠN TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2020
4.2. Nhƣng giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về
4.2.2. Nhóm giải pháp về tạo nguồn cán bộ, công chức quản lý nhà nước về
4.2.2.1. Đổi mới công tác xác định biên chế và cơ cấu ngạch cán bộ, công chức Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế, bố trí cán bộ, công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu công chức, viên chức để thực hiện tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ.
Mục tiêu của xác định vị trí việc làm là trả lời câu hỏi: Trong cơ quan, tổ chức có bao nhiêu vị trí và ứng với mỗi vị trí cần bao nhiêu người làm việc để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức đó. Xác định vị trí việc làm là đòi hỏi tất yếu trước khi một cơ quan, đơn vị ra đời để định hình tổ chức bộ máy và tiêu chuẩn chọn nhân sự phù hợp với từng vị trí. Muốn xác định vị trí việc làm không chỉ xác định qua khối lƣợng, số lƣợng công việc phải thực hiện ở một vị trí nhất định trong tổ chức bộ máy mà quan trọng hơn là phải xác định đƣợc đặc điểm, đặc thù, tính phức tạp và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cần thiết để thực hiện công việc đó.
Xác định biên chế đối với từng vị trí việc làm và cơ cấu ngạch cán bộ, công chức trong cơ quan QLNN về kinh tế là xác định rõ từng công việc cụ thể gắn với từng chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch cán bộ, công chức, từ đó xác định biên chế và bố trí cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị.
101
Xác định vị trí, việc làm và cơ cấu ngạch cán bộ, công chức trong cơ quan QLNN về kinh tế huyện Tân Sơn là một công việc khó nhƣng có ý nghĩa, vai trò quan trọng giúp cơ quan QLNN đổi mới cơ chế quản lý cán bộ, công chức từ khâu tuyển dụng, quản lý, bố trí sử dụng, đánh giá đến quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng đối với cán bộ, công chức.
- Xác định vị trí việc làm bao gồm các bước sau:
Bước 1: Thống kê công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị. Chỉ thống kê các công việc mang tính chất thường xuyên, liên tục, ổn định, lâu dài, lặp đi lặp lại (không thống kê những công việc có tính thời vụ, đột xuất).
Bước 2: Phân nhóm công việc đế xác định vị trí việc làm và chức danh tương ứng. Sau khi thống kê công việc của cơ quan, đơn vị thì phân nhóm công việc theo 3 nhóm: nhóm công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành; nhóm công việc hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; nhóm công việc hỗ trợ, phục vụ.
Bước 3: Xác định yếu tố ảnh hưởng như: Số lượng, khối lượng công việc đƣợc giao; Số lƣợng, chất lƣợng cán bộ, công chức cơ quan QLNN về kinh tế; Trang thiết bị, phương tiện làm việc; Chế độ làm việc, cách thức tổ chức công việc của cơ quan; các yếu tố đặc thù của ngành, của địa phương…
Bước 4: Thống kê đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế. Phải nắm đƣợc cụ thể số lƣợng, chất lƣợng cán bộ, công chức QLNN về kinh tế; Biết đƣợc kết quả sử dụng, bố trí, phân công, thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ này để xem họ có đáp ứng đƣợc với yêu cầu nhiệm vụ hay không.
Bước 5: Xác định vị trí, việc làm để thực hiện chức năng nhiệm vụ của cán bộ, công chức QLNN về kinh tế. Mỗi vị trí việc làm phải đƣợc quy về nhóm công việc cụ thể. Sau khi đã xác định đƣợc vị trí, việc làm phải dự kiến số lƣợng biên chế cán bộ, công chức cần có.
102
Bước 6: Xây dựng bảng mô tả công việc của từng vị trí qua các nội dung: mô tả công việc, các hoạt động, thời gian phải thực hiện, mức độ hoàn thành, kết quả, điều kiện, phương tiện làm việc…
Bước 7: Xây dựng khung năng lực của từng vị trí việc làm. Bao gồm năng lực và kỹ năng phải có để hoàn thành các công việc đã đưa ra ở bước 6.
Bước 8: Xác định ngạch công chức tương ứng và cơ cấu ngạch tương ứng. Căn cứ vào các yếu tố: lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ; tên của vị trí việc làm; bản mô tả công việc; khung năng lực; vị trí, quy mô, phạm vi hoạt động và đối tƣợng phục vụ; quy định về ngạch công chức cao nhất đƣợc sử dụng trong cơ quan QLNN về kinh tế.
- Công tác định biên: Căn cứ vào bản xác định vị trí việc làm để giao chỉ tiêu biên chế cho các cơ quan QLNN về kinh tế đảm bảo đủ, đúng chỉ tiêu.
Tuy nhiên tuỳ vào hoạt động của từng cơ quan QLNN về kinh tế trong huyện mà lập nên những định biên nhân sự khác nhau. Kế hoạch định biên có thể
điều chỉnh tùy theo tình hình thực tế phát sinh c ủa cơ quan QLNN về kinh tế và tình hình thực tiễn địa phương.
- Xây dựng cơ cấu ngạch công chức: Nguyên tắc xác định cơ cấu ngạch công chức: căn cứ vào số lƣợng danh mục vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế đã đƣợc xác định; Việc xác định chức danh ngạch cán bô, công chức của mỗi vị trí việc làm phải đảm bảo phù hợp với lĩnh vực hoạt động chuyên ngành; Phải tuân thủ quy định về ngạch cán bộ, công chức cao nhất đƣợc áp dụng trong từng cấp hành chính hoặc từng cơ quan, tổ chức, đơn vị.
4.2.2.2. Đổi mới công tác tụyển dụng cán bộ, công chức:
Tuyển dụng cán bộ, công chức QLNN về kinh tế là khâu đầu tiên trong quy trình quản lý cán bộ, có tính chất quyết định đến sự phát triển của cơ quan, tổ chức đơn vị. Do đó việc tuyển dụng cán bộ, công chức QLNN về kinh tế của huyện trong thời gian tới “ phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị
103
trí công tác và theo chỉ tiêu biên chế đƣợc giao” (Chính phủ, 2003, NĐ 71/2003, Tr 3); Phải có tiêu chuẩn cụ thể về phẩm chất, năng lực và trình độ chuyên môn. Tuyển dụng đúng vị trí việc làm sẽ có đƣợc đội ngũ cán bộ, công chức đúng cơ cấu, đúng trình độ, đúng chuyên môn đƣợc đào tạo.
Thực hiện công khai rộng rãi về nội dung, yêu cầu, số lƣợng chức danh cần tuyển, lịch thi, tiêu chuẩn ưu tiên cho người dự tuyển biết thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Thực hiện như vậy sẽ thu hút nhiều người tham gia dự tuyển, bảo đảm cạnh tranh công bằng, minh bạch, hạn chế tiêu cực trong tuyển dụng, đồng thời có điều kiện lựa chọn được người giỏi, có tâm huyết, có tài vào làm việc trong các cơ quan QLNN về kinh tế của huyện.
Thực hiện tổ chức thi tuyển cán bộ, công chức theo chức danh quản lý cấp trưởng, phó phòng ban thuộc UBND huyện để bổ sung những người có đủ trình độ, năng lực tham gia vào lĩnh vực QLNN về kinh tế.
Đổi mới cách thức thi tuyển cả về nội dung và hình thức. Trong hai hình thức thi tuyển và xét tuyển cần phải ƣu tiên hình thức thi tuyển cạnh tranh nhiều hơn, nhất là đối với các đối tƣợng là sinh viên vừa mới tốt nghiệp.
Vì các cơ sở đào tạo có các phương thức giá chất lượng sinh viên rất chênh lệch, một số cơ sở đào tạo có số lƣợng lớn sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc, trong khi một số cơ sở khác lại đánh giá chuẩn xác và khắt khe hơn. Nếu nhƣ chỉ xét theo kết quả xếp loại tốt nghiệp thì chƣa phản ánh đƣợc thực chất trình độ, năng lực của các ứng cử viên dự tuyển vào cơ quan QLNN về kinh tế. Ngoài ra, cần phải tiến hành khâu phỏng vấn sau khi đã qua các khâu thi trên máy tính và thi viết. Vì thông qua phỏng vấn mới có thể nhận biết, lựa chọn đƣợc ứng viên có phẩm chất, năng lực, kỹ năng thực sự trong thái độ giao tiếp, ứng xử phù hợp với vị trí cần tuyển dụng. Bên cạnh đó, cần phải giám sát chặt chẽ quá trình thi tuyển, nhất là khâu ra đề, kiểm duyệt đề thi.
104
Đối với một số môn thi viết, cần gắn camera giám sát để quá trình thi thực sự khách quan, công bằng.
Tân Sơn là một huyện miền núi với trên 80% là đồng bào dân tộc thiểu số, do đó nhu cầu giao tiếp bằng tiếng dân tộc trong quá trình triển khai chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước là một yêu cầu cấp thiết phải có của đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế. Vì vậy trong khi tuyển dụng một số vị trí nên “thay môn ngoại ngữ bằng thi tiếng dân tộc thiểu số” (Chính phủ, 2010, NĐ 24/2010) để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của địa phương.