PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức tại huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 51 - 54)

2.1. Phương pháp luận:

Luận văn sử dụng phương pháp luận để nghiên cứu là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử:

Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu công tác cán bộ trước hết: kế thừa được những kết quả nghiên cứu của những người đi trước. Vì vậy, tác giả luận văn đã dành nhiều thời gian tìm hiểu những tài liệu khoa học viết về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, luận văn xây dựng, hoàn thiện khung lý luận về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện.

Tác giả cũng tham khảo, nghiên cứu kinh nghiệm của một số đơn vị trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức để phân tích các vấn đề ở các chương sau, và kiểm nghiệm khung lý thuyết đã được xây dựng.

Phương pháp luận đòi hỏi phải xây dựng khung khổ lý thuyết để nghiên cứu và cần đƣợc kiểm nghiệm bằng thực tiễn. Do đó, luận văn đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN nói chung và cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện nói riêng để kiểm nghiệm khuôn khổ lý thuyết đã đƣợc xây dựng.

Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức không đƣợc xuất phát từ tình cảm, nguyện vọng của tác giả, mà phải xuất từ thực trạng và những điều kiện khách quan, chủ quan. Tác giả nghiên cứu một cách toàn diện nhƣng trong đó quan tâm đến nhân tố bên trong vì nhân tố này giữ vai trò quyết định.

2.2. Các phương pháp cụ thể được sử dụng để thực hiện luận văn:

2.2.1. Phân tích và tổng hợp:

Luận văn sử dụng phương pháp phân tích trong cả 4 chương. Mọi vấn đề đặt ra đều phải trả lời câu hỏi “tại sao”? Điều đó cho phép mọi vấn đề đều

42

được hiểu một cách thấu đáo, cặn kẽ. Trên cơ sở đó, phương pháp tổng hợp đƣợc sử dụng để có đƣợc cái nhìn tổng thể về sự vật, hiện tƣợng.

Phân chia đối tƣợng nghiên cứu thành từng bộ phận, lĩnh vực để có thể nhìn thấy một cách rõ ràng hơn, chi tiết hơn về thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện từ đó khái quát, tổng hợp đƣa ra những mặt đƣợc, mặt còn hạn chế trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện.

Trên cơ sở những tài liệu, thông tin thu thập đƣợc, luận văn đã dùng phương pháp này để phân tích, đánh giá xem xét trên các khía cạnh và hệ thống hóa những vấn đề lý luận tại chương 1, nghiên cứu đánh giá thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện tại chương 3, từ đó đề ra các mục tiêu, quan điểm, giải pháp có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn của địa phương và tình hình kinh tế xã hội của cả nước nói chung để từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức QLNN nói chung và QLNN về kinh tế nói riêng ở huyện Tân Sơn giai đoạn 2015-2020.

2.2.2. Lô gich và lịch sử:

Sử dụng phương pháp này yêu cầu phải đảm bảo tính liên tục về thời gian, làm rõ các điều kiện trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện. Đồng thời đặt việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong mối quan hệ tương tác qua lại, thúc đẩy hoặc cản trở lẫn nhau trong quá trình phát triển. Bằng phương pháp này, luận văn đã trình bày bức tranh khoa học của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế tại huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ trong những năm vừa qua.

Khi trình bày thực trạng xây dựng cán bộ, công chức QLNN về kinh tế luận văn đã chú ý đến sự vận động "logic" gắn với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên các khía cạnh khác nhau liên quan tới xây dựng cán bộ, công chức QLNN về kinh tế, chỉ ra xu hướng vận động có tính chất quy luật.

43

Luận văn sử dụng phương pháp logic để xem xét, nghiên cứu tìm ra các quan hệ giữa các hoạt động kinh tế - xã hội với xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế dưới dạng tổng quát, nhằm chỉ ra bản chất, khuynh hướng tất yếu, quy luật vận động. Phương pháp logic sử dụng các luận điểm khoa học trong tƣ duy nhằm lý giải, đánh giá và rút ra những kết luận từ thực tiễn về các hoạt động kinh tế, các chính sách nhà nước liên quan tới xây dựng cán bộ, công chức QLNN về kinh tế.

2.2.3. Phương pháp diễn giải

Luận văn đã sử dụng phương pháp này để tìm hiểu khái niệm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp huyện; vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp huyện.

2.2.4. Phương pháp so sánh:

Luận văn sử dụng các phương pháp này thông qua các bảng thống kê để đánh giá thực trạng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ trong thời gian vừa qua.

Đồng thời chỉ ra các ƣu điểm, hạn chế và đề xuất các giải pháp đảm nâng cao hiệu quả xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế của huyện trong thời gian tới.

2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu

Nguồn số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đƣợc thu thập từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau của các cơ quan, tổ chức nhƣ: Ban Tổ chức Huyện ủy Tân Sơn; Phòng Nội vụ huyện Tân Sơn; các báo cáo về tổ chức, bộ máy, chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức của UBND huyện Tân Sơn; các tài liệu, văn bản liên quan tới công tác quản lý cán bộ, công chức; kết quả các công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố... Ngoài ra, còn sử dụng các thông tin, tài liệu trên sách, báo, tạp chí có liên quan đến đề tài.

44

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức tại huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)