Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ HUYỆN TÂN SƠN TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2020
4.2. Nhƣng giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về
4.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
Chính sách là một công cụ điều tiết rất quan trọng trong lãnh đạo, quản lý xã hội. Chính sách có thể thúc đẩy, tạo động lực phát triển, cũng có thể kìm hãm, triệt tiêu các động lực, cản trở sự phát triển của một hành động nào đó.
Trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, chính sách là những quy định cụ thể về công tác cán bộ với các quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. “Xây dựng đội
93
ngũ cán bộ và xây dựng tổ chức, đổi mới cơ chế chính sách, phương thức, lề lối làm việc có quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau”.
Vì vậy, có chính sách cán bộ, công chức đúng, hợp lý sẽ khuyến khích tính tích cực, sự hăng hái, yên tâm với công việc, nâng cao trách nhiệm, phát huy tính sáng tạo, thu hút đƣợc nhân tài, làm cho nội bộ đoàn kết nhất trí, đồng tâm hợp lực. Ngƣợc lại, chính sách cán bộ, công chức bất hợp lý sẽ tạo ra tâm trạng chán nản; kìm hãm sự sáng tạo, năng động, tính tích cực của cán bộ, công chức và dẫn đến tiêu cực trong công tác và cuộc sống. Do đó, để nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức, đồng thời xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách cán bộ, công chức huyện Tân Sơn cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:
4.2.1.1. Tạo môi trường pháp lý về công tác cán bộ:
Cần phải đổi mới, hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ðảng đối với công tác cán bộ. Tiếp tục cụ thể hóa, xây dựng hệ thống các quy chế bảo đảm sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác cán bộ, nguyên tắc Ðảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ.
Phát huy vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị. Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy định nhằm mở rộng và phát huy dân chủ, thực hiện công khai trong công tác cán bộ, làm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, có tầm nhìn xa và có tính khoa học, tránh đƣợc tình trạng tùy tiện, áp đặt chủ quan, cảm tính. Ðổi mới và thực hiện tốt chế độ bỏ phiếu tín nhiệm, từ chức, thôi chức, miễn chức để kịp thời thay thế những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ. Ðổi mới việc ban hành và tổ chức thực hiện các Nghị quyết, Quyết định về công tác cán bộ; về quy trình công tác cán bộ, bảo đảm sự lãnh đạo của Ðảng, phát huy đầy đủ trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu các cơ quan Nhà nước.
94
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ tạo ra hành lang pháp lý đối với cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ, từ đó nâng cao trách nhiệm và tính nghiêm minh của pháp luật trong thực thi nhiệm vụ. Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, trong đó có đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế.
Muốn xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ, công chức QLNN về kinh tế nói riêng đạt chất lượng tốt, trước hết phải quan tâm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về công tác cán bộ. Đây là một quá trình lâu dài, phức tạp. Trước mắt cần phải đổi mới quy trình lập pháp theo hướng đảm bảo tính dân chủ, hợp lý, khai thác tối đa trí tuệ và tâm huyết của nhân dân vào hoạt động xây dựng pháp luật. Tạo lập và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho công cuộc cải cách hành chính. Đảm bảo xây dựng một nền hành chính dân chủ trong sạch, vững mạnh phát huy và đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân.
Nâng cao chất lƣợng đối với các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội về cán bộ, công chức.
Để xây dựng và hoàn thiện có chất lƣợng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức, trong thời gian tới huyện Tân Sơn tập trung giải quyết các vấn đề sau:
Một là, đặc biệt coi trọng chương trình xây dựng pháp luật cả trong ngắn hạn, nhất là đóng góp vào chương trình xây dựng Luật và Pháp lệnh của Quốc hội. Phân định chính xác nhu cầu và các thứ tự ƣu tiên của Luật, Pháp lệnh cần ban hành, đảm bảo tính thống nhất, toàn diện, ổn định và khả thi hệ thống pháp luật về cán bộ, công chức, gắn chương trình xây dựng pháp luật về cán bộ, công chức với chương trình phổ biến và giáo dục pháp luật; tập trung nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định của cơ quan, tổ chức thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
95
Hai là, đảm bảo các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức phải cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện; giảm bớt tình trạng có quá nhiều văn bản hướng dẫn thi hành, vừa chống chéo, vừa mất đi tính kịp thời của luật.
4.2.1.2. Tạo môi trường làm việc thuận lợi cho cán bộ, công chức
Môi trường làm việc đối với cán bộ, công chức (môi trường bên trong) bao gồm: cơ sở vật chất, tinh thần, chế độ chính sách, mối quan hệ giữa lãnh đạo đối với nhân viên và giữa nhân viên với nhân viên… trong một cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Môi trường làm việc tốt, là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cán bộ, công chức cũng như quyết định đến chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Để xây dựng một môi trường làm việc tốt, mỗi cơ quan, đơn vị, nhất là đối với người đứng đầu phải xác định đây là một nhiệm vụ cần đƣợc ƣu tiên hàng đầu song song với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, đó là:
Thứ nhất, trang bị cho cán bộ, công chức những phương tiện làm việc tốt. Phải bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất nhƣ phòng làm việc, bàn, ghế, điện thoại, máy vi tính… và các văn phòng phẩm khác phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Tùy theo điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị để trang bị cho cán bộ, công chức nhƣng phải đảm bảo các yếu tố của một cơ quan QLNN về kinh tế cấp huyện.
Thứ hai, xây dựng mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên. Mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên gồm nhiều nội dung, song nội dung quan trọng nhất là việc tổ chức, phân công, bố trí công việc hợp lý, phù hợp với trình độ chuyên môn và năng lực công tác của mỗi cán bộ, công chức. “Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức chịu trách nhiệm bố trí, phân công và đảm bảo các điều kiện cần thiết để công chức thi hành nhiệm vụ, và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức” (Chính phủ, 2010, Tr11).
96
Thứ ba, tôn trọng những đóng góp của cán bộ, công chức và ghi nhận những lợi ích mà cán bộ, công chức đã đóng góp cho tổ chức bằng các hình thức khác nhau. Tạo cho cán bộ, công chức có cơ hội trình bày những ý tưởng sáng tạo, những phát minh, sáng chế và trao thưởng cho họ nếu đó là những ý tưởng, phát minh có giá trị.
Thứ tư, quan tâm đến đời sống, hoàn cảnh của mỗi cán bộ, công chức trong đơn vị bằng nhiều hình thức nhƣ: tổ chức tặng quà nhân các ngày lễ, tết, thăm hỏi, hỗ trợ kịp thời khi cán bộ, công chức đơn vị hoặc thân nhân gặp khó khăn trong cuộc sống.
Thứ năm, xây dựng tập thể đoàn kết. Đây là một trong những nội dung hết sức quan trọng trong công tác cán bộ; có đoàn kết, thống nhất thì mới hoàn thành đƣợc nhiệm vụ chung của đơn vị. Nội dung này đòi hỏi lãnh đạo đơn vị phải thường xuyên quan tâm, tạo cho mọi người ý thức làm việc tập thể, biết quan tâm lẫn nhau, cùng giúp đỡ nhau trong cuộc sống và công tác, phát hiện những mâu thuẫn cá nhân bên trong đơn vị để kịp thời giải quyết.
4.2.1.3. Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức phải đảm bảo thu hút và giữ chân người tài
Chính sách là do con người tạo ra, nhưng đồng thời chính sách lại tác động mạnh mẽ đến hoạt động của con người. Chính sách có thể mở đường, là động lực thúc đẩy tính tích cực, khả năng sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của mỗi con người, nhưng cũng có thể kìm hãm những hoạt động, làm thui chột tài năng, sáng tạo của họ. Vì vậy, để thu hút và tạo điều kiện cho cán bộ, công chức có tài, có năng lực yên tâm công tác, huyện Tân Sơn cần phải quan tâm đến những yếu tố sau:
Một là, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng các nhân tài về tiền lương, tiền thưởng hợp lý, tôn vinh, đầu tư trang thiết bị làm việc, sinh hoạt.. tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức có tài, có năng lực. Bảo đảm tiền lương và thu
97
nhập tương xứng; ngoài tiền lương, người có tài năng còn được hỗ trợ một khoản kinh phí theo quy định của Nhà nước. Người có tài năng được xét nâng lương trước thời hạn, nâng lương vượt bậc theo quy định của Nhà nước; được ƣu tiên mua nhà ở theo chính sách về nhà ở đối với cán bộ, công chức, nhà nước; được trang bị các phương tiện, thiết bị làm việc; được giải quyết việc làm cho vợ (hoặc chồng) để hợp lý hóa gia đình; đƣợc vay vốn quỹ hỗ trợ và phát triển tài năng để ổn định cuộc sống và đƣợc hỗ trợ khó khăn trong những năm đầu công tác; đƣợc tôn vinh thông qua việc trao tặng các danh hiệu.
Đối với cán bộ, công chức QLNN về kinh tế huyện là dân tộc kinh đã công tác lâu năm thì cần có những chế độ chính sách hợp lý, động viên kịp thời để họ yên tâm công tác, qua đó tạo động lực, khuyết khích cán bộ trẻ tìm đến với đồng bào vùng sâu, vùng khó khăn của huyện. Mặt khác cần có chế độ khuyến khích học sinh là người dân tộc thiểu số thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng giống nhƣ sinh viên hệ cử tuyển. “Chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số phải đảm bảo góp phần nâng cao số lƣợng, chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội vùng dân tộc và miền núi.” (Bộ Nội vụ và Ủy ban Dân tộc, 2014, Tr2).
Hai là, tạo cơ hội cho những cán bộ, công chức tài năng tiếp tục học tập nâng cao trình độ, để giữ họ gắn bó lâu dài với địa phương. Xây dựng chương trình, nội dung và phương pháp bồi dưỡng đối với những người được xác định là có tài năng trong lĩnh vực QLNN về kinh tế cấp huyện. Việc bồi dưỡng được thực hiện dưới các hình thức: Đưa đi tu nghiệp tại cơ sở đào tạo trong nước và ngoài nước; cử tham gia các lớp ngắn ngày để cập nhật kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng, nâng cao năng lực. Chương trình bồi dưỡng được xây dựng phù hợp với từng nhóm tài năng và phải gắn với mục tiêu hoàn
98
thiện trình độ để đảm đương các nhiệm vụ và vị trí công tác dự kiến bố trí.
Đồng thời, tạo tiền đề giúp cán bộ, công chức vươn lên trong tương lai.
Ba là, đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý đối với việc sử dụng nhân tài. Người sử dụng nhân tài phải biết rõ và đánh giá đúng năng lực của cán bộ, công chức mình quản lý để bố trí vào công việc hợp lý, phát huy hiệu quả. Người đứng đầu cấp ủy cần tuân thủ quan điểm của Đảng, đồng thời cần khéo léo trong thu hút và trọng dụng nhân tài. Để đạt đƣợc điều đó, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý phải đổi mới phong cách lãnh đạo. Người viết: “Muốn tránh khỏi sự hao phí nhân tài, chúng ta cần phải sửa chữa cách lãnh đạo”, “Lãnh đạo khéo, tài nhỏ có thể hóa ra tài to. Lãnh đạo không khéo, tài to cũng hóa ra tài nhỏ...” [Hồ Chí Minh toàn tập, 2002).
Bốn là, gắn kết giữa thu hút với đào tạo và sử dụng cán bộ, công chức có trình độ, năng lực. Gắn kết thu hút với đào tạo, sử dụng nhân tài sẽ vừa tiết kiệm được thời gian, công sức của người tài vừa nâng cao hiệu quả công việc.
Điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách về đào tạo cán bộ, công chức có trình độ cao từ nguồn tại chỗ; chính sách thu hút nhân tài phù hợp với tình hình thực tế để đào tạo, thu hút người giỏi về địa phương công tác, nhằm phát triển đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ cao, phát huy khả năng sáng tạo và yên tâm công tác, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (UBND tỉnh Phú Thọ, 2009).
4.2.1.4. Thực hiện tốt chế độ khen thưởng, kỷ luật:
Thi đua, khen thưởng là biện pháp tổ chức thực tiễn, một phương pháp tuyên truyền, giáo dục tích cực để động viên ý chí sáng tạo, ý chí quyết tâm, năng lực hoạt động thực tiễn của cán bộ, công chức trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Thông qua thi đua, khen thưởng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của con người và những thành tựu, kinh nghiệm điển hình, khắc phục
99
những khó khăn, hạn chế. Qua đó xây dựng môi trường làm việc tốt để cán bộ, công chức tận tuỵ, gắn bó suốt đời với nghề.
Thực hiện tốt công tác khen thưởng, thực sự là một nguồn lực tinh thần mạnh mẽ trong chính sách đãi ngộ cán bộ, công chức. Đó là các hình thức khen thưởng và công nhận danh hiệu của cơ quan, tổ chức, ngành; giấy khen, bằng khen, huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước; nâng ngạch, nâng lương trước thời hạn; các chế độ nghỉ hưu và sau khi nhận sổ hưu; các phần thưởng và công nhận danh hiệu của các tổ chức xã hội khác...
Kỷ luật là hình thức trừng phạt đối với những cán bộ, công chức chây lười, không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc vi phạm quy chế công vụ, công chức. Tuỳ theo lỗi vi phạm nặng nhẹ mà tiến hành các hình thức kỳ luật khác nhau theo thứ tự từ thấp lên cao theo quy định của luật cán bộ, công chức. Khi tiến hành một hình thức kỷ luật đối với một cán bộ, công chức thì đều phải đưa ra hội đồng kỷ luật của cơ quan xem xét, thủ trưởng cơ quan là người ra quyết định và chịu trách nhiệm về hình thức kỷ luật đó. Hội đồng kỷ luật cơ quan có nhiệm vụ xem xét và chất vấn cán bộ, công chức phạm lỗi.
Bản thân cán bộ, công chức có quyền trình bày, bào chữa và xem xét hồ sơ kỷ luật của mình. Việc kỷ luật cán bộ, công chức phải đƣợc xem xét từng lần, không đem cộng dồn lại để đƣa lên hình thức kỷ luật cao hơn.
Để thực hiện tốt công tác khen thưởng, kỷ luật trong thời gian tới huyện Tân Sơn cần làm thực hiện tốt các nội dung:
Một là, cần xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách để động viên, khen thưởng kịp thời, nhất là những cán bộ, công chức QLNN về kinh tế có thành tích xuất sắc, có sáng kiến, công trình khoa học mang lại hiệu quả lớn phát triển kinh tế - xã hội.
Hai là, trong công tác thi đua, khen thưởng phải lấy kết quả, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức làm chỉ tiêu cơ bản để đánh giá, khen thưởng,
100
cần hết sức đề phòng xu hướng chạy theo thành tích mà làm sai nguyên tắc, sai quy trình dẫn đến “bệnh thành tích”.
Ba là, đi đôi với công tác khen thưởng cán bộ, công chức có thành tích xuất sắc, cần xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời những cán bộ, công chức vi phạm chính sách pháp luật, vi phạm đạo đức công vụ.