Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức tại huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 54 - 58)

Chương 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ HUYỆN TÂN SƠN TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ

- Vị trí địa lý: Huyện Tân Sơn đƣợc thành lập theo Nghị định số 61/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thanh Sơn thành lập huyện Tân Sơn. Huyện có 17 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó 14/17 xã đặc biệt khó khăn và có 13 cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện.

Là huyện thuộc vùng Đông Bắc bộ của tỉnh Phú Thọ, phía Bắc giáp huyện Yên Lâp, phía Đông giáp huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình, phía Tây giáp huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái và huyện Phù Yên tỉnh Sơn La. Trung tâm huyện lỵ đặt tại xã Tân Phú có trục đường Quốc lộ 32A chạy qua, cách thành phố Việt Trì 75km, cách thủ đô Hà Nội 117km. Là huyện vùng núi có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi sông, suối và núi, đồi, khe, lạch…. độ dốc cao.

Với vị trí địa lý nhƣ vậy, huyện Tân Sơn có những thuận lợi và khó khăn trong việc giao thương giữa huyện với các trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh và cả nước.

- Tài nguyên thiên nhiên: Diện tích tự nhiên của huyện là 68.858 ha, trong đó 57.958 ha là đất nông, lâm nghiệp (chiếm 84,17%); 2.119,45 ha là đất phi nông nghiệp (chiếm 3,07%); 8.779 ha đất chƣa sử dụng (chiếm 12,74%). Trong số 52.577,51 ha đất lâm nghiệp có 15.048 ha thuộc vườn

45

Quốc gia Xuân Sơn với hệ động thực vật phong phú, nhiều hang động độc đáo, có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, thám hiểm, nghỉ dƣỡng.

Tài nguyên khoáng sản: trên địa bàn huyện có một số loại khoáng sản đang đƣợc khảo sát, thăm dò nhƣ: Sắt, Than, Chì, Đá xanh xây dựng, cát sỏi, chủ yếu ở các xã Thu Cúc, Thu Ngạc, Đồng Sơn, Long Cốc, Thanh Kiệt, Tân Phú, Mỹ Thuận và Văn Luông. Nhìn chung, tài nguyên khoáng sản còn ở dạng tiềm năng chƣa đƣợc khai thác nhiều.

3.1.1.2. Về kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện luôn đạt tỷ lệ cao, bình quân giai đoạn 2010 - 2015 là 19,7%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 6,8 triệu đồng, năm 2015 đạt 15,5 triệu đồng (tăng 8,7 triệu đồng).

Tổng vốn đầu tƣ xã hội đạt 630 tỷ đồng năm 2015, tăng 273 tỷ đồng so với năm 2010 (357 tỷ đồng), thu ngân sách trên địa bàn 20 tỷ đồng, vƣợt 9%

dự toán giao trong năm 2015.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Giai đoạn 2010 - 2015, cơ cấu kinh tế của huyện Tân Sơn đang chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng các ngành trong khu vực nông nghiệp, thủy sản giảm xuống, tỷ trọng các ngành trong khu vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ tăng lên. Cơ cấu giá trị tăng thêm theo ngành kinh tế: nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2010: 57,6%, năm 2015 là 54,2%; công nghiệp xây dựng năm 2010: 6,3% năm 2015 là 8,1%; dịch vụ năm 2010: 36,1%, năm 2015 là 37,7% (Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010- 2015: Nông nghiệp - thủy sản 42%; công nghiệp xây dựng 16%; dịch vụ 42%).

Năm 2015, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp thuỷ sản đạt 785 tỷ đồng, tăng 33,2% so với năm 2010, giá trị tăng thêm đạt 456 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2010. Giá trị sản phẩm bình quân trên một ha đất canh tác đạt 72,9 triệu đồng, tăng 58% so với năm 2010; lương thực bình quân đầu người đạt

46

357 kg/người (năm 2010: 334 kg/người); Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 165,2 tỷ đồng, tăng 69% so với năm 2010; giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng đạt 66,33 tỷ đồng, tăng 89%. Một số sản phẩm chủ yếu là: Chế biến chè, khai thác và sơ chế quặng sắt, khai thác và chế biến đá, vật liệu xây dựng, chế biến gỗ. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 497 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2010; giá trị tăng thêm ngành dịch vụ đạt 346,3 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2010. Số hộ kinh doanh thương mại dịch vụ trên 1.800 hộ; tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ đạt trên 348 tỷ đồng. Các ngành dịch vụ thương mại, vận tải hàng hóa, hành khách, kho bãi ngày càng được mở rộng quy mô và nâng cao chất lƣợng; các ngành tín dụng ngân hàng, viễn thông, chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm đang tiếp tục đƣợc đầu tƣ phát triển.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế: Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội huyện Tân Sơn trong nhiệm kỳ 2010 - 2015 có sự thay đổi quan trọng, đã hình thành hệ thống hạ tầng cơ sở thiết yếu và hoàn thành đƣợc một phần hạ tầng Trung tâm huyện theo quy hoạch. Mạng lưới giao thông phát triển khá mạnh mẽ. Các tuyến quốc lộ đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp và xây dựng thêm, đặc biệt là 03 tuyến đường trung tâm huyện lỵ, đường từ trung tâm các xã đến các thôn bản vùng cao, đường nối với tỉnh Hòa Bình. Tỷ lệ xã đã có đường nhựa đến trung tâm thông suốt bốn mùa đạt 82,35%; tỷ lệ đường giao thông nông thôn được nhựa hóa, bê tông hóa đạt trên 37,8%; xây dựng thêm 300km đường nhựa và 320km đường bê tông liên thôn, liên xã.

Hệ thống lưới điện Quốc gia đã được đầu tư đến 17/17 xã miền núi. Tỷ lệ phủ sóng thông tin di động 99%; tỷ lệ hộ được sử dụng điện lưới quốc gia đạt trên 95%.

3.1.1.3. Về văn hóa - xã hội

- Dân số, lao động, việc làm: Tính đến 31/12/2010 toàn huyện có 16.968 hộ dân với 76.722 người với 7 nhóm dân tộc thiểu số chiếm 82,3%,

47

trong đó dân tộc Mường chiếm 75%, Dao 6,4%, H'mông 0,67%.. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,31%, mật độ dân số trung bình là 111 người/km2.

Năm 2015, nguồn lao động của huyện là 49.650 người, trong đó: Lao động đang làm việc thường xuyên trong các ngành kinh tế trên địa bàn huyện là 43.000 người chiếm 86.6%; số lao động làm việc ngoài địa bàn huyện là 6.650 người chiếm 13,4%; mỗi năm huyện giải quyết việc làm cho trên 1.000 lao động; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 87%; bình quân hàng năm đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ 750 - 800 người; bồi dưỡng, tập huấn kiến thức sản xuất từ 1.500 - 1.600 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo, tập huấn đạt 40% (trong đó tỷ lệ có bằng, chứng chỉ từ sơ cấp nghề trở lên đạt 15%), bước đầu đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nâng cao tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp cho lao động. Số lượt người đi xuất khẩu lao động là 791 người. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế:

Nông, lâm nghiệp và thủy sản: 86,6%; công nghiệp xây dựng: 6,6%; dịch vụ:

6,8% (Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2010-2015: 75%; 9%; 16%). Nhìn chung đời sống Nhân dân trên địa bàn huyện tiếp tục ổn định và đƣợc cải thiện; các chính sách ưu đãi đối với người có công, chính sách an sinh xã hội, dân tộc, tôn giáo đƣợc đảm bảo.

- Văn hóa - giáo dục, y tế: Sự nghiệp giáo dục - đào tạo của huyện đƣợc Cấp ủy, Chính quyền đặc biệt quan tâm, nhất là công tác giáo dục, đào tạo cho vùng đồng bào dân tộc, vùng khó khăn; Tỷ lệ huy động học sinh đến lớp hàng năm Tiểu học đạt 100%, Trung hoc cơ sở đạt 99,5%, Trung học phổ thông, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, Trung cấp nghề đạt 80%, Mầm non đạt 99%; có 85% phòng học đƣợc kiên cố, nhà công vụ giáo viên đáp ứng chỗ ở cho 90% giáo viên có nhu cầu, 34/53 trường học đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 100% trong đó: trên chuẩn là 65%; đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

48

Sự nghiệp Y tế: Hết năm 2015 bình quân có 4 bác sỹ và 23 giường bệnh/vạn dân, 100% trạm y tế xã có bác sỹ. Chất lƣợng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng đƣợc nâng lên. Tỷ lệ dân số đƣợc cấp thẻ BHYT đạt trên 96%; Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,31%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống còn 17,5%.

Lĩnh vực Văn hóa: Các lễ hội truyền thống đƣợc quản lý chặt chẽ, phát huy truyền thống bản sắc dân tộc. Có chuyển biến tích cực trong thực hiện nếp sống văn hóa, phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái trong nhân dân. Tỷ lệ khu dân cƣ đạt tiêu chuẩn văn hoá đạt 69%; gia đình văn hóa đạt 71%; cơ quan, doanh nghiệp văn hóa đạt 65%; 100% xã có nhà sinh hoạt cộng đồng; 100% khu dân cƣ có nhà văn hóa. Hệ thống đài truyền thanh hoạt động thường xuyên, bám sát nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của huyện.

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức tại huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)