Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN
1.3. Yêu cầu và nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp huyện
1.3.2. Nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn chú trọng đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ để có đủ sức mạnh hoàn thành sự nghiệp vẻ vang của Đảng. Người cho rằng, cán bộ, “là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng”
(Hồ Chí Minh toàn tập,t5- tr 269).
Theo Đại từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Nhƣ Ý thì từ “xây dựng” có ba nghĩa chính: 1. Làm nên, gây dựng nên; 2. Tạo ra các giá trị tinh thần có nội dung nào đó; 3. Thái độ, ý kiến có tinh thần đóng góp, làm tốt hơn, thái độ xây dựng (Nguyễn Nhƣ Ý, 1999, tr.1856).
Chúng ta thường hay nói xây dựng đô thị, xây dựng nhà máy, xây dựng cơ quan,... Khác với các công trình xây dựng đó, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức là một loại xây dựng đặc biệt, đối tƣợng của nó không phải cơ sở
22
vật chất, công trình mà là cán bộ, công chức là con người. Họ vừa là chủ thể vừa là đối tƣợng của xây dựng. Cụm từ “xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức”
được sử dựng nhiều trong công tác xây dựng Đảng và đây là một chủ trương lớn đƣợc Đảng đặc biệt quan tâm. Theo đó xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức các cấp nói riêng thuộc trách nhiệm của chủ thể lãnh đạo, trước hết là Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, cấp ủy đảng các cấp, người đứng đầu tổ chức, nhằm chủ động tạo ra đội ngũ cán bộ, công chức đảm bảo đủ về số lƣợng, mạnh về chất lƣợng; có cơ cấu hợp lý và sự chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ.
Từ đây, ta có thể khái quát một cách chung nhất: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức là toàn bộ hoạt động của chủ thể có thẩm quyền để tạo ra đội ngũ cán bộ, công chức có số lượng và cơ cấu hợp lý, có đủ phẩm chất, năng lực thực hiện nhiệm vụ trong hệ thống tổ chức của Đảng, trong bộ máy Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội; trong các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế là nhiệm vụ của toàn Đảng, tùy từng cấp, từng đối tƣợng cán bộ mà có chủ thể trực tiếp khác nhau. Chủ thể xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện bao gồm: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị cấp tỉnh; cấp ủy huyện, người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị cấp huyện. Nhƣ vậy, cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện vừa là đối tƣợng, vừa là chủ thể xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện.
Từ sự phân tích trên có thể hiểu: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện là toàn bộ các hoạt động, lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của cấp ủy, tổ chức có thẩm quyền thông qua các khâu: Xác định mục tiêu, xây dựng tiêu chuẩn, đánh giá, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí sử dụng và thực hiện chính sách. Nhằm tạo nên một đội
23
ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ cách mạng đặt ra.
Trong quan niệm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện, cần lưu ý các nội dung sau:
Một là, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện, không chỉ là hoạt động lãnh đạo, mà bao gồm cả hoạt động chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, làm thí điểm, kiểm tra, giám sát, tổng kết, rút kinh nghiệm...
Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện không đơn thuần chỉ là công tác nhân sự, mà phải bao gồm đầy đủ, đồng bộ tất cả các khâu trong công tác cán bộ.
Ba là, mục tiêu cao nhất để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện không chỉ chuẩn bị đủ về số lƣợng và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức hiện có, mà phải chuẩn bị đội ngũ cán bộ, công chức cho cả trước mắt và lâu dài; phải đủ ba độ tuổi, đảm bảo tính kế thừa, chuyển tiếp thế hệ; đảm bảo cơ cấu hợp lý về giới tính, giai cấp, thành phần dân tộc, ƣu tiên nâng dần tỷ lệ cán bộ, công chức nữ.
1.3.2.1. Xác định biên chế, cơ cấu ngạch cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện
Xác định biên chế, cơ cấu ngạch cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện là việc xác định nhu cầu về số lƣợng cán bộ, công chức cần thiết để đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ của từng cơ quan QLNN về kinh tế ở địa phương.
Việc xác định biên chế cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện là một trong những nội dung quan trọng cần dựa trên các căn cứ sau:
Một là, vị trí việc làm phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức từng cơ quan, đơn vị đƣợc cấp có thẩm quyền quy định.
Hai là, tính chất, đặc điểm, mức độ phức tạp và quy mô, phạm vi, đối tƣợng quản lý của ngành, lĩnh vực;
24
Ba là, quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của luật chuyên ngành;
Bốn là, mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;
Năm là, thực tế tình hình quản lý biên chế công chức đƣợc giao của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
Sáu là, quy mô dân số, diện tích tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
Bảy là, số lƣợng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã;
Tám là, đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. (Chính phủ, 2010, NĐ 21/2010 trang 1)
Xác định biên chế mới chỉ dừng lại ở yếu tố đủ về số lƣợng cán bộ, công chức cần thiết của cơ quan, đơn vị. Cơ cấu ngạch công chức phản ánh số lượng tuyệt đối và số lượng tương đối của từng loại cán bộ, công chức theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ đƣợc đào tạo. Đi đôi với việc xác định biên chế cần thiết phải xây dựng ngạch công chức QLNN về kinh tế hợp lý để làm căn cứ thực hiện các khâu trong công tác cán bộ một cách khoa học, chính xác đáp ứng đƣợc với yêu cầu thực tiễn đặt ra. Cơ cấu ngạch cán bộ, công chức đƣợc thể hiện qua các tiêu chí: độ tuổi, thành phần dân tộc, giai cấp, tôn giáo, giới tính, nghề nghiệp….
1.3.2.2. Tuyển dụng cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện
Tuyển dụng cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện là công việc của cơ quan có thẩm quyền nhằm tiến hành đánh giá, lựa chọn những người có đủ điều kiện và tiêu chuẩn, có khả năng đáp ứng đƣợc yêu cầu vị trí công việc trong cơ quan QLNN về kinh tế cấp huyện.
Tuyển dụng phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Tuyển dụng phải căn cứ vào quy hoạch cán bộ công chức QLNN về kinh tế cấp huyện đã đƣợc phê duyệt thông qua.
25
- Tuyển dụng phải xuất phát từ nhu cầu công việc của cơ quan QLNN về kinh tế cấp huyện.
- Người đăng ký dự tuyển phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng.
- Việc tổ chức thực hiện tuyển dụng phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, đúng pháp luật.
Tuyển dụng cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện thực hiện bằng nhiều hình thức nhƣ thi tuyển, xét tuyển, tuyển thẳng. Nội dung thi tuyển là yếu tố quyết định chất lƣợng cán bộ, công chức đƣợc tuyển chọn. Nội dung thi tuyển bảo đảm đánh giá, phân loại trình độ, năng lực nhiều mặt của đối tƣợng tham gia thi tuyển. Tuy nhiên việc tuyển dụng cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện miền núi đƣợc thực hiện thông qua xét tuyển.
1.3.2.3. Xây dựng chiến lược, quy hoạch cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện
Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ. Quy hoạch cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện phải xuất phát từ mục tiêu, kế hoạch hoạt động của toàn bộ hệ thống quản lý, nhiệm vụ chính trị, chức năng quản lý, cơ cấu tổ chức bộ máy để xây dựng quy hoạch cán bộ.
- Mục đích của công tác quy hoạch cán bộ, công chức chức QLNN về kinh tế cấp huyện:
Một là, để tạo sự chủ động có tầm chiến lƣợc trong công tác cán bộ; khắc phục tình trạng hụt hẫng trong đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện, đảm bảo tính kế thừa, phát triển, chuyển tiếp liên tục giữa các thế hệ cán bộ.
Hai là, Để chuẩn bị từ xa cho công tác cán bộ và tạo nguồn cán bộ, công chức dồi dào làm căn cứ để đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện vững vàng về chính trị, trong sáng về đạo
26
đức, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ năng lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
- Yêu cầu của công tác quy hoạch cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện:
Một là, phải bảo đảm tính liên tục, tính kế thừa và tính hệ thống, đảm cơ cấu hợp lý về độ tuổi, ngành nghề, trình độ chuyên môn. Ngoài ra còn phải chú ý tới cơ cấu nam nữ, cơ cấu dân tộc trong quy hoạch cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện. “Ƣu tiên quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số là nữ, trẻ”. (Bộ Nội vụ và ủy ban dân tộc, 2014, tr 2)
Hai là, phải bảo đảm tính khoa học và tính thực tiễn. Phải có dự báo đúng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; dự báo chính xác về nguồn nhân lực để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện. Đồng thời, quy hoạch phải đƣợc xây dựng trên cơ sở những đánh giá khách quan về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện.
Ba là, phải bảo đảm tính thống nhất, nhất quán không cứng nhắc và khép kín. Phải thực hiện quy hoạch "động" và "mở" một cách linh hoạt. Một chức danh có thể quy hoạch từ nhiều người. Một người có thể quy hoạch vào nhiều chức danh “quy hoạch không khép kín trong từng địa phương”. (Ban Chấp hành trung ƣơng Đảng, 2008). Đồng thời, các cá nhân đƣợc quy hoạch các vị trí chức danh quy hoạch phải đƣợc xem xét, đánh giá, bổ sung điều chỉnh hàng năm, đưa ra khỏi quy hoạch những người không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện, bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới có triển vọng.
Bốn là, quy hoạch phải từ trên xuống dưới; cấp trên chỉ đạo, hướng dẫn cấp dưới quy hoạch cán bộ, công chức; lấy quy hoạch cán bộ, công chức cấp dưới làm cơ sở quy hoạch cán bộ, công chức cấp trên.
27
Năm là, thực hiện công khai, dân chủ trong công tác quy hoạch cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện; cơ quan có thẩm quyền quyết định quy hoạch thì quyết định phạm vi, đối tƣợng, thời điểm, mức độ và cách thức công khai quy hoạch.
- Nguyên tắc quy hoạch cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện.
Phải giữ vững nguyên tắc công tác cán bộ của Đảng:
Thứ nhất, quy hoạch cán bộ, công chức QLNN cấp huyện phải đặt dưới sự lãnh đạo tập trung thống nhất của các cấp ủy đảng, đồng thời có sự phân cấp hợp lý về thẩm quyền quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức phù hợp với phân cấp quản lý, sử dụng cán bộ, công chức.
Thứ hai, thực hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ trong công tác quy hoạch cán bộ, công chức QLNN cấp huyện. Đảng thống nhất lãnh đạo và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, bảo đảm vai trò lãnh đạo tập trung của cấp ủy đi đôi với phát huy vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị.
- Nội dung, phương pháp tiến hành quy hoạch cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện:
Thứ nhất, rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức QLNN cấp huyện trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh, ngạch bậc công chức hiện hành, đánh giá năng lực, triển vọng của từng cá nhân; phát hiện, thẩm định, xác định nguồn cán bộ, công chức trẻ, cán bộ, công chức là nữ... có năng lực, phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có chuyên môn vững để có thể bố trí vào các vị trí phù hợp.
Thứ hai, xác định quy mô biên chế, dự kiến cơ cấu các chức danh, các vị trí trên cơ sở dự kiến bộ máy tổ chức QLNN về kinh tế cấp huyện trong thời kỳ quy hoạch. Xác định tiêu chuẩn cụ thể và các yêu cầu cho từng chức danh, từng vị trí trong hệ thống bộ máy QLNN về kinh tế cấp huyện.
Thứ ba, dự kiến quy hoạch cán bộ chủ chốt, các chức danh lãnh đạo, quản lý; chức danh chuyên viên, nhân viên nghiệp vụ của các phòng ban trong bộ máy QLNN về kinh tế cấp huyện trong thời kỳ quy hoạch.
28
Thứ tư, lấy ý kiến của cán bộ, công chức trong hệ thống bộ máy QLNN về kinh tế cấp huyện đối với dự kiến quy hoạch cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý. Cơ quan tổ chức cán bộ, công chức thảo luận và quyết định thông qua các quy hoạch cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện theo phân cấp quản lý về cán bộ, công chức.
Thứ năm, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện, bao gồm: kế hoạch tuyển dụng, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm điều động, luân chuyển cán bộ, công chức; kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức; kế hoạch kiểm tra giám sát thực hiện quy hoạch, chế độ chính sách cán bộ và kiểm tra đánh giá đội ngũ cán bộ công chức QLNN về kinh tế.
Thứ sáu, định kỳ xem xét bổ sung, điều chỉnh quy hoạch. Quy hoạch cán bộ cần đƣợc điều chỉnh bổ sung hàng năm sau mỗi kỳ kiểm điểm đánh giá cán bộ, công chức.
1.3.2.4. Bố trí, sử dụng, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện:
“Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, tr 269-273). Vì vậy bố trí đúng cán bộ, công chức sẽ phát huy năng lực, kiến thức đã đƣợc học vận dụng vào điều kiện thực tế của địa phương nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành, hiệu quả hoạt động, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.
Cùng với việc sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện việc điều động, luân chuyển cán bộ, công chức cũng có vai trò quan trọng trong xây dựng tổ chức cũng nhƣ góp phần phát huy khả năng của cán bộ, công chức trên cương vị công tác được giao.
29
Điều động là việc chuyển cán bộ, công chức từ cơ quan, đơn vị, địa phương này đến làm việc ở cơ quan, đơn vị, địa phương khác theo yêu cầu nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền. Cơ quan chuyên trách về công tác tổ chức cán bộ có nhiệm vụ tham mưu giúp cơ quan lãnh đạo và quản lý nghiên cứu nhu cầu điều động cán bộ, công chức phù hợp với khả năng, điều kiện, hoàn cảnh của cán bộ, công chức. Cán bộ, công chức đƣợc điều động có quyền đƣợc trình bày nguyện vọng của mình để cấp có thẩm quyền xem xét, cân nhắc trước khi ra quyết định. Khi đã có quyết định điều động thì cán bộ, công chức phải nghiêm chỉnh chấp hành.
Khác với điều động, luân chuyển cán bộ, công chức áp dụng đối với cán bộ, công chức thuộc quy hoạch lãnh đạo quản lý. Cán bộ, công chức đƣợc chuyển tới một đơn vị, cơ quan, địa phương mới để bồi dưỡng, rèn luyện, bổ sung kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn lãnh đạo quản lý. Luân chuyển cán bộ, công chức đƣợc thực hiện trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch đã đƣợc xây dựng. Cán bộ, công chức đƣợc luân chuyển phải đƣợc giao nhiệm vụ, chức trách, thời hạn, địa điểm luân chuyển.
Bổ nhiệm cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện đƣợc hiểu là việc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cử cán bộ, công chức QLNN về kinh tế giữ một chức vụ có thời hạn trong cơ quan, đơn vị.
- Nguyên tắc bổ nhiệm cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện:
Một là, Đảng thống nhât lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức;
Hai là, tập thể lãnh đạo ở các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét quyết định một cách dân chủ trên cơ sở phát huy đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị;
Ba là, phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức, cơ quan, đơn vị, phải căn cứ vào phẩm chất, đạo đức, năng lực, sở trường của cán bộ, công chức đó;