Thực trạng xác định biên chế, tiêu chuẩn chức danh và cơ cấu ngạch cán bộ, công chức QLNN về kinh tế huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức tại huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 74 - 78)

Chương 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ HUYỆN TÂN SƠN TỈNH PHÚ THỌ

3.2. Thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

3.2.1. Thực trạng xác định biên chế, tiêu chuẩn chức danh và cơ cấu ngạch cán bộ, công chức QLNN về kinh tế huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ

3.2.1.1. Xác định biên chế, tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức QLNN về kinh tế huyện

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ II, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của huyện giai đoạn 2010 - 2015, Huyện Tân Sơn xây dựng và ban hành Quy định về tiêu chuẩn các chức danh cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức QLNN về kinh tế nói riêng. Huyện đã cụ thể hóa tiêu chuẩn đối với các chức danh trưởng, phó các phòng, ban như sau: Cán bộ lãnh đạo, QLNN về kinh tế trước hết phải nắm vững Đường lối, Chủ trương, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, hiểu biết sâu lĩnh vực mình đảm nhiệm, dám chịu trách nhiệm trước công việc mình làm, có ý thức tổ chức kỷ luật, sâu sát cơ sở và thực tiễn. Các chức danh này có bằng Đại học chuyên môn phù hợp với cương vị được giao, có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, có một chứng chỉ ngoại ngữ, tin học và đƣợc bồi dƣỡng qua QLNN. Đối với cán bộ, công chức QLNN về kinh tế là chuyên viên làm công tác nghiệp vụ, chuyên môn, Ban Thường vụ Huyện ủy căn cứ những tiêu chuẩn chung tiếp tục cụ thể hóa tiêu chuẩn đối với các chức danh để phù hợp với lĩnh vực, ngành nghề chuyên môn.

Việc xác định biên chế và xây dựng tiêu chuẩn đối với đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức QLNN về kinh tế của huyện Tân Sơn, phù hợp với thực tiễn, đảm bảo các nguyên tắc, có tính kế thừa và mang tính định hướng phát triển. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng, đánh giá, sử dụng và giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức nói chung của huyện. Đồng thời đã tạo một động

65

lực mạnh mẽ trong phong trào học tập, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp CNH-HĐH đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Qua bảng 3.10 ta thấy: Trong 5 năm (2010 - 2015), chỉ có năm 2011, các cơ quan QLNN về kinh tế trên địa bàn huyện đã đảm bảo đƣợc số biên chế tỉnh giao (90,76%). Các năm khác, nhìn chung biên chế có nhiều biến động. Năm 2010 số biên chế thiếu là 9 người, chiếm 14,06% (trong đó thiếu nhiều nhất là phòng LĐ TBXH, thiếu 3 biên chế chiếm 33,3%). Năm 2015 biên chế thiếu là 10 người, chiếm 15,38% (trong đó thiếu nhiều nhất là phòng Kinh tế hạ tầng và Phòng Tài nguyên-Môi trường, đều thiếu 3 biên chế, chiếm 30%). Nguyên nhân là do: một số cán bộ, công chức QLNN về kinh tế của huyện trong những năm qua đã đến tuổi nghỉ hưu; một số chuyển công tác sang địa phương khác; một số mới tuyển dụng bỏ công tác (do Tân Sơn là huyện miền núi nghèo, giao thông đi lại khó khăn, đời sống kinh tế còn thiếu thốn). Vì vậy huyện chƣa tổ chức tuyển dụng kịp thời để bổ sung cho các cơ quan, đơn vị do đó đã ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành và giải quyết công việc trong lĩnh vực kinh tế trên địa bàn huyện.

66

Bảng 3.10. Xác định biên chế các cơ quan QLNN về kinh tế

Đơn vị tính: người Đơn vị

Năm

Thƣờng trực HĐND- UBND Văn phòng HĐND& UBND Phòng Tài chínhKế hoạch Phòng Kinh tế, Hạ tầng Phòng NN và PTNT Thanh tra Phòng Tài Nguyên và MT Phòng LĐ TB&XH Tổng số

2010

Biên chế đươc giao 4 10 10 10 8 6 8 8 64

Biên chế hiện có 4 8 9 10 6 6 7 5 55

Biên chế còn thiếu 2 1 2 1 3 9

2011

Biên chế đươc giao 5 10 10 10 8 6 8 8 65

Biên chế hiện có 5 9 10 10 7 5 7 6 59

Biên chế còn thiếu 1 1 1 1 2 6

2012

Biên chế đươc giao 5 10 10 10 8 6 8 8 65

Biên chế hiện có 5 10 9 9 7 5 7 6 58

Biên chế còn thiếu 1 1 1 1 1 2 7

2013

Biên chế đươc giao 5 10 10 10 8 6 8 8 65

Biên chế hiện có 5 8 9 9 8 5 6 7 57

Biên chế còn thiếu 2 1 1 1 2 1 8

2014

Biên chế đươc giao 5 10 10 10 8 6 8 8 65

Biên chế hiện có 4 8 8 8 8 4 6 7 53

Biên chế còn thiếu 1 2 2 2 2 2 1 12

2015

Biên chế đươc giao 5 9 10 10 10 5 8 8 65

Biên chế hiện có 5 9 9 7 9 5 5 6 55

Biên chế còn thiếu 1 3 1 3 2 10

Nguồn: [59], [60], [61], [62], [63], [64]; Bảng 3.3

3.2.1.2. Xây dựng cơ cấu ngạch cán bộ, công chức QLNN về kinh tế huyện Trên cơ sở cơ cấu ngạch công chức hiện có và nhu cầu biên chế hàng năm UBND Huyện Tân Sơn đã xây dựng cơ cấu ngạch cán bộ, công chức cho các cơ quan QLNN về kinh tế của huyện và căn cứ vào đặc thù, tính chất nhiệm vụ, chuyên môn của từng cơ quan (những năm gần đây phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn của huyện đã đƣợc bổ sung thêm biên chế, để đảm nhiệm thêm chức năng xây dựng nông thôn mới của huyện). Tuy nhiên việc xây dựng cơ cấu ngạch cán bộ, công chức QLNN về kinh tế của huyện trong những năm qua chƣa thực sự chú ý, đề cập đến chất lƣợng và chiều sâu.

67

Một số ngạch cán bộ, công chức của các cơ quan, đơn vị chƣa đƣợc thực sự coi trọng trình độ chuyên môn; chuyên ngành đào tạo; trình độ tin học, ngoại ngữ và các yêu cầu khác (nhƣ kinh nghiệm, kỹ năng, nghiệp vụ…). Số biên chế thiếu ở một số cơ quan, đơn vị chủ yếu ở ngạch chuyên viên, cán sự.

Bảng 3.11. Xác định cơ cấu ngạch CB, CC còn thiếu của các cơ quan QLNN về kinh tế

Đơn vị tính: người

Đơn vị Năm

TT HĐND- UBND Văn phòng HĐND& UBND Phòng Tài chính Kế hoạch Phòng Kinh tế, Hạ tầng Phòng NN nghiệp và PTNT Thanh tra Phòng Tài Nguyên và MT Phòng Lao động TB&XH Tổng số

2010

Biên chế còn thiếu 2 1 2 1 3 9

Cơ cấu ngạch cán bộ, công chức còn thiếu

2 c. viên

1 c. viên

1 c.viên 1 cán sự

1 c. viên

2 c.viên 1 Cán sự 2011

Biên chế còn thiếu 1 1 1 1 2 6

Cơ cấu ngạch cán bộ, công chức còn thiếu

1 c.

viên 1

c. viên 1 cán sự

1

c viên 1 c viên 1 cán sự 2012

Biên chế còn thiếu 1 1 1 1 1 2 7

Cơ cấu ngạch cán bộ, công chức còn thiếu

1

c. viên 1

c. viên 1

c. viên 1 c.

viên

1

cán sƣ 2 c viên

2013

Biên chế còn thiếu 2 1 1 1 2 1 8

Cơ cấu ngạch cán bộ, công chức còn thiếu

2 c .viên

1 c.viên

1 c.viên

1 c. viên

1 cán

sự

1 cán sự

1 c. viên

1 c. viên

2014

Biên chế còn thiếu 1 2 2 2 2 2 1 12

Cơ cấu ngạch cán bộ, công chức còn thiếu

1 c viên

2 c .viên

2 c .viên

1 c .viên 1 cán sự

2 cviê

n

2 c.viên

1 cán sƣ

2015

Biên chế còn thiếu 1 3 1 3 2 10

Cơ cấu ngạch cán bộ, công chức còn thiếu

1 cán sƣ

2 c.viên 1 cán sự

1 c.

viên

2 c .viên 1 cán sự

2 c viên

Nguồn: [59], [60], [61], [62], [63], [64]; Bảng 3.10

68

Qua bảng 3.11 cho ta thấy: Năm 2010 toàn huyện thiếu: 7 chuyên viên, chiếm 77,78% trong tổng số biên chế thiếu; 2 cán sự, chiếm 22,22% trong tổng số biên chế thiếu. Năm 2011 biên chế thiếu: 4 chuyên viên, chiếm 66,67%; 2 cán sự, chiếm 33,33%. Năm 2012 biên chế thiếu: 5 chuyên viên, chiếm 85,62%; 1 cán sự, chiếm 14,28%. Năm 2013 biên chế thiếu: 6 chuyên viên, chiếm 75%; 2 cán sự, chiếm 25%. Năm 2014 biên chế thiếu: 10 chuyên viên, chiếm 83,33%; 2 cán sự, chiếm 16,67%. Năm 2015 biên chế thiếu: 7 chuyên viên, chiếm 70%; 3 cán sự, chiếm 30%.

Để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn của các cơ quan QLNN về kinh tế trên địa bàn huyện, UBND huyện Tân Sơn có kế hoạch tuyển dụng đủ số lƣợng biên chế, đảm bảo đúng cơ cấu ngạch ở các vị trí cần tuyển dụng.

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức tại huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)