Yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức tại huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 28 - 31)

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN

1.3. Yêu cầu và nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp huyện

1.3.1. Yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện

1.3.1.1. Yêu cầu về phẩm chất đối với đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện

Phẩm chất là nền tảng làm lên giá trị nhân cách và phong cách của người cán bộ, công chức QLNN về kinh tế, bao gồm phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức.

- Về phẩm chất chính trị: Trong mọi giai đoạn cách mạng, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị là yêu cầu quan trọng cơ bản nhất đối với đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế. Nhất là trong bối cảnh mở cửa hội nhập quốc tế và khu vực, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các quan hệ xã hội mới phức tạp nảy sinh, mặt trái của cơ chế thị trường cùng các tác động tiêu cực nảy sinh hàng ngày càng đặt ra yêu cầu đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế phải tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước, Tổ quốc và nhân dân; có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu và con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn; nhiệt tình cách mạng, gương mẫu tận tụy với nhân dân, có tinh thần và ý thức trách nhiệm cao với công việc, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân.

Phẩm chất chính trị là lòng nhiệt tình cách mạng, lòng trung thành tuyệt đối với lý tưởng của đảng, với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tinh thần tận tụy với công việc, hết lòng hết sức vì sự nghiệp của nhân

19

dân, là bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Về phẩm chất đạo đức, lối sống: Đạo đức công vụ của người cán bộ, công chức QLNN về kinh tế gồm: đạo đức cách mạng, đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp; trong đó đạo đức cách mạng là nền tảng, là gốc, là sức mạnh của người cán bộ, công chức QLNN về kinh tế.

Đạo đức cách mạng của người cán bộ theo Chủ tịch Hồ Chí Minh bao gồm: nhân, trí, dũng, liêm. Đi kèm với các phẩm chất là các đức: Cần, kiệm, liêm, chính mà "thiếu một đức thì không thành người". Đạo đức cách mạng thể hiện ở: Tinh thần yêu nước nồng nàn, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tƣ. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ luật. Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, đƣợc nhân dân tín nhiệm.

Đạo đức cá nhân của người cán bộ, công chức QLNN về kinh tế trước hết thể hiện ở ý thức, niềm tin vào định hướng xã hội chủ nghĩa, quyết tâm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Phẩm chất đạo đức của người cán bộ, công chức còn thể hiện ở tinh thần và ý thức biết tôn trọng, giữ gìn kỷ luật, kỷ cương, sống và làm việc theo pháp luật, có lối sống lành mạnh, không tham ô, lãng phí, có trách nhiệm cao trong thi hành công vụ, có lòng nhân ái vị tha, ứng xử đúng đắn trong quan hệ gia đình, bè bạn và trong xã hội, có tinh thần hướng thiện, hiếu học.

1.3.1.2. Yêu cầu về năng lực đối với đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện

Năng lực của người quản lý là khả năng hoàn thành có hiệu quả một loại hoạt động nhất định. Vì vậy, muốn quản lý có hiệu quả, cán bộ, công

20

chức QLNN về kinh tế phải có năng lực trong lĩnh vực của mình, đó là: năng lực về chuyên môn và năng lực tổ chức, quản lý.

- Về năng lực chuyên môn: Để đáp ứng đƣợc yêu cầu mới cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện trước hết cần phải có trình độ chuyên môn nhất định về kinh tế, có tri thức về kinh tế thị trường. Phải nắm vững bản chất, quy luật, cơ chế vận động của nền kinh tế thị trường để có thể ra quyết định đúng đắn về lựa chọn và sử dụng công cụ điều tiết kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong QLNN về kinh tế. Có kiến thức tốt về kinh tế thị trường, cán bộ, công chức QLNN về kinh tế có thể hiểu và vận dụng cơ chế quản lý, các chính sách của Nhà nước cấp trên vào điều kiện cụ thể ở địa phương mình.

Bên cạnh đó, cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện phải có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực mà mình đảm nhận; hiểu biết sâu sắc về thực tiễn kinh tế - xã hội của đất nước, của ngành và của địa phương mình.

Vận dụng linh hoạt và có hiệu quả giữa lý luận với thực tiễn, tránh giáo điều, sách vở trong hoạt động quản lý, thực thi nhiệm vụ đƣợc giao.

Đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cần có trình độ nhất định về giao tiếp hành chính, ứng xử và thực thi công vụ, có trình độ ngoại ngữ và tin học, sử dụng tốt các phương tiện khoa học kỹ thuật tiên tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.

- Về năng lực tổ chức quản lý: Về năng lực tổ chức quản lý của cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp huyện là khả năng cần thiết để tạo nên chất lượng của từng người cán bộ, công chức, đó là:

Khả năng tiếp thu, thực hiện một cách chủ động, sáng tạo các Chỉ thị, Nghị quyết của cấp ủy các cấp phù hợp với điều kiện thực tế và đặc thù của địa phương với nhiệm vụ QLNN về kinh tế; Khả năng dự báo tình hình, phân tích những thuận lợi, khó khăn; nắm bắt nhanh nhạy các vấn đề thực tiễn ở cơ

21

sở, dưới góc độ quản lý. Đồng thời có những đề xuất, kiến nghị, vận dụng linh hoạt sáng tạo lý luận vào thực tiễn, để nâng cao hiệu quả hoạt động QLNN về kinh tế ở địa phương.

Khả năng chỉ đạo tổ chức thực tiễn, tổng kết các chương trình, kế hoạch đã đề ra. Đúc kết những kinh nghiệm, đề ra các giải pháp phù hợp, khả thi để thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới; khả năng quy tụ, tập hợp cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân thực hiện các nhiệm vụ QLNN về kinh tế tại địa phương.

Năng lực tổ chức quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức còn đƣợc tạo bởi chính từ sự nỗ lực rèn luyện phấn đấu, thông qua sự vận dụng các kiến thức QLNN về kinh tế trong quá trình thực tiễn của địa phương.

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức tại huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)