Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản lý dự án cho ban quản lý dự án mitec (Trang 20 - 23)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1.2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

1.2.4 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Quản lý dự án được tiến hành ở tất cả các giai đoạn của chu trình dự án. Tùy theo chủ thể quản lý dự án phân thành: quản lý vĩ mô dự án và quản lý vi mô dự án.

Chu trình sống của mọi dự án xây dựng đều phải chịu sự tác động mạnh mẽ của 3 điều kiện ràng buộc chặt chẽ:

- Điều kiện ràng buộc thứ nhất là ràng buộc về thời gian, tức là một dự án xây dựng phải có mục tiêu hợp lý về kỳ hạn của CTXD.

- Điều kiện ràng buộc thứ hai ràng buộc về nguồn lực, tức là một dự án xây dựng phải có được mục tiêu nhất định về tổng lượng đầu tư.

- Điều kiện ràng buộc thứ ba là ràng buộc về chất lượng, tức là dự án xây dựng phải có mục tiêu xác định về khả năng sản xuất, trình độ kỹ thuật và hiệu quả sử dụng.

Cụ thể, những nội dung cơ bản của quản lý dự án đầu tư XDCT là:

Quản lý dự án là việc giám sát, chỉ đạo, điều phối, tổ chức, lên kế hoạch đối với các giai đoạn của chu kỳ dự án trong khi thực hiện dự án. Việc quản lý tốt các giai đoạn của dự án có ý nghĩa rất quan trọng vì nó quyết định đến chất lượngcủa sản phẩm xây dựng. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc; khối lượng công việc; chất lượng xây dựng; tiến độ thực hiện; chi phí đầu tư xây dựng; an toàn trong thi công xây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng; lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý rủi ro; quản lý hệ thống thông tin công trình [1].

Quá trình quản lý được thực hiện trong suốt các giai đoạn từ chuẩn bị đầu tư đến giai đoạnvận hành các kết quả của dự án.

- Quản lý phạm vi dự án:

Quảnlý phạm vi dự án là việc khống chế quá trình quản lý đối với nội dung công việc của dự án nhằm thực hiện mục tiêu dự án. Nó bao gồm việc phân chia phạm vi, quy

13 hoạch phạm vi, điều chỉnh phạm vi dự án.

- Kế hoạch công việc:

Lập kế hoạch là việc xây dựng mục tiêu, xác định những công việc được hoàn thành, nguồn lực cần thiết để hoàn thành dự án và quá trình phát triển kế hoạch hành động theo một trình tự logic mà có thể biểu diễn dưới dạng sơ đồ hệ thống.

- Quản lý chất lượng dự án:

Quản lý chất lượng dự án là quá trình quản lý có hệ thống việc thực hiện dự án nhằm đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về chất lượng mà khách hàng đặt ra. Quản lý chất lượng dự án bao gồm việc quy hoạch chất lượng, khống chế chất lượng và đảm bảo chất lượng.

- Quản lý thời gian dự án:

Quản lý thời gian dự án là quá trình quản lý mang tính hệ thống nhằm đảm bảo chắc chắn hoàn thành dự án theo đúng thời gian đề ra. Quản lý thời gian dự án bao gồm các công việc như xác định hoạt động cụ thể, sắp xếp trình tự hoạt động, bố trí thời gian, khốngchế thời gian và tiến độ dự án.

- Quản lý chi phí dự án:

Quản lý chi phí dự án là quản lý chi phí, giá thành dự án nhằm đảm bảo hoàn thành dự án chi phí không vượt quá mức trù bị ban đầu. Quản lý chi phí bao gồm việc bố trí nguồn lực, dự tính giá thành vàkhống chế chi phí của dự án.

- Quản lý nguồn nhân lực:

Quản lý nguồn nhân lực là phương pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm đảm bảo phát huy hết năng lực, tính tích cực, sáng tạo của mỗi người trong dự án và tận dụng nó một cách có hiệu quả nhất. Bao gồmcác việc như quy hoạch tổ chức, xây dựng đội ngũ, tuyển chọn nhân viên và xây dựng các ban dự án.

- Quản lý hệ thống thông tin dự án:

Quản lý việc trao đổi thông tin dự án là biện pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm đảm bảo việc truyền đạt, thu thập, trao đổi một cách hợp lý các tin tức cần thiết cho việc thực hiện dự án cũng như truyền đạt thông tin, báo cáo tiến độ dự án.

- Quản lý rủi ro trong dự án:

Khi thực hiện dự án sẽ gặp phải những nhân tố rủi ro mà chúng ta không lường trước được. Quản lý rủi ro là biện pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm tận dụng tối đa

14

những nhân tố bất lợi không xác định cho dự án. Công tác quản lý này bao gồm việc nhận biết, phân biệt rủi ro, cân nhắc, tính toán rủi ro, xây dựng đối sách và khống chế rủi ro.

- Quản lý an toàn lao động trên công trường:

Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người lao động, thiết bị, phương tiện thi công và công trình trước khi thi công xây dựng. Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thỏa thuận.

Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư và các bên có liên quan phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường. Khi xảy ra sự cố mất an toàn phải tạm dừng hoặc đình chỉ thi công đến khi khắc phục xong mới được tiếp tục thi công, Người để xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

- Quản lý môi trường xây dựng:

Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm về môi trường cho người laođộng trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường. Đối với những công trình xây dựng trong khu vực đô thị, phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến đúng nơi quy định.

Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.

- Quản lý lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng:

Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán của dự án là quá trình lựa chọn nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ, thương lượng, quản lý các hợp đồng và điều hành việc mua bán nguyên vật liệu, trang thiết bị, dịch vụ... cần thiết cho dự án. Quá trình quản lý này nhằm giải quyết vấn đề: bằng cách nào dự án nhận được hàng hóa và dịch vụ cần thiết của các tổ chức bên ngoài? Tiến độ cung, chất lượng cung ra sao?

Một số dự án lại khác, sau khi dự án hoàn thành thì khách hàng lập tức sử dụng kết quả dự án này vào việc vận hành sản xuất. Dựán vừa bước vào giai đoạn đầu vận hành sản xuất nên khách hàng tức người tiếp nhận dự án có thể thiếu nhân tài quản lý kinh doanh hoặc chưa nắm vững được tính năng, kỹ thuật của dự án. Vì thế cần cósự giúp

15

đỡ của đơn vị thi công dự án, giúp đơn vị tiếp nhận dự án giải quyết vấn đề này, từ đó mà xuất hiện khâu quản lý việc giao nhận dự án. Quản lý việc giao nhận dự án cần có sự tham gia của đơn vị thi công dự án và đơn vị tiếp nhận dự án, tức là cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa hai bên giao và nhận, như vậy mới tránh được tình trạng dự án tốt nhưng hiệu quả kém, đầu tư cao nhưng lợi nhuận thấp.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản lý dự án cho ban quản lý dự án mitec (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)