Quy trình quản lý dự án tại Ban QLDA Mitec

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản lý dự án cho ban quản lý dự án mitec (Trang 86 - 89)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

3.2 Phân tích thực trạng của Ban quản lý dự án Mitec

3.2.3 Quy trình quản lý dự án tại Ban QLDA Mitec

Hiện nay, công tác QLDA đang ngày càng được chú trọng và mang tính chuyên nghiệp hơn, nó tỷ lệ thuận với quy mô, chất lượng công trình và năng lực cũng như tham vọng của chính Chủ đầu tư. Kinh nghiệm cho thấy công trình có yêu cầu cao về chất lượng, hoặc công trình được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, liên kết với các đơn vị tư vấn quốc tế,… đòi hỏi một ban quản lý dự án có năng lực thực sự, làm việc vớicường độ cao, chuyên nghiệp và hiệu quả.

Các giai đoạn quản lý dự án tương ứng với các giai đoạn của một vòng đời dự án:

- Giai đoạn chuẩn bị dự án: (Giai đoạn nàyCông ty Hợp Thành giao cho Ban xúc tiến đầu tư của công ty thực hiện, Ban QLDA Mitec không thực hiện).

- Giai đoạn thực hiện dự án.

- Giai đoạn kết thúc xây dựng + thanh quyết toán.

Quy trình quản lý dự án tại Ban QLDA được thực hiện như sau:

79

Hình 3.3: Quy trình thực hiện dự án của BQLDA Mitec

GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN

2. Lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế, thẩm tra 1. Lập+Trình phê duyệt KH lựa chọn nhà thầu

3. Phê duyệt hồ sơ TKCS, TKKT, BVTC, Dự toán 4. Thủ tục miễn giấy phép xây dựng

6. Mua bảo hiểm công trình và bảo hiểm bên thứ 3 5. Lựa chọn nhà thầu thi công

7. Thông báo khởi công Chuẩn

bị trước khi xây

lắp

Tiến hành xây lắp

Các công

tác chính

về QLDA

giai đoạn

XD

1. Khởi công thi công xây dựng 2. Lắp đặt thiết bị công trình

1.Quản lý thi công

Chất lượng

Quản lý môi trường Tiến độ

Khối lượng An toàn lao động

2.Quản lý chi phí

3.Quản lý HĐ

KẾT THÚC + BÀN GIAO

1. Nghiệm thu - Hoàn công

2. Sẵn sàng các công tác bàn giao công trình

Quy trình thực hiện dự án của BQLDA Mitec

80

Những bất cập trong quá trình phối hợp thực hiện tại Ban QLDA Mitec:

- Sự phối hợp trong quản lý thiết kế và dự toán:Ban QLDA có quan niệm khi Chủ đầu tư đã thuê đơn vị tư vấn thẩm tra thì Ban QLDA không có trách nhiệm về việc quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế và dự toán thiết kế. Thực trạng là việc kiểm tra, quản lý chất lượng của Ban QLDA đối với sản phẩm của tư vấn thiết kế, thẩm tra chưa tốt. Trong quá trình thiết kế, thẩm tra các nhóm kỹ sư kết cấu, kiến trúc sưvà kỹ sư cơ điệncần có sự trao đổi thông tin để cùng nắm bắt những thay đổi. Khi có điều chỉnh thay đổi thì các bộ môn kiến trúc, kết cấu và cơ điện phải cùng cập nhật vào hồ sơ. Bộ phận kinh tế xây dựng cần được biết những thay đổi để theo dõi cập nhật vào dự toán (thực tế đã có bản vẽ bộ môn này cập nhật nhưng bộ môn kia giữ nguyên hoặc đã điều chỉnh trong bản vẽ nhưng dự toán lại không cập nhật điều chỉnh).

Từ thực trạng trên ta thấy được cầu nối liên lạc giữa Trưởng ban, phó ban và các bộ môn chưa tốt. Dẫn đến chất lượng hồ sơ thiết kế và dự toán được phê duyệt của Chủ đầu tư kém, khi đưa bản vẽ vào triển khai sẽ có phải điều chỉnhnhiều.

- Sự phối hợp trong lựa chọn nhà thầu thi công:Viêc đánh giá lựa chọn nhà thầu thi công chưa rõ ràng, vẫn còn tình trạngcác thành viên vì lợi ích cá nhân cố tìnhcài cắm nhà thầu của mìnhvào để nhằm gửi giá gói thầu.

- Sự phối hợp trong quản lý chất lượng trong quá trình thi công, nghiệm thu: + Quản lý trên công trường lỏnglẻo dẫn đến chất lượng công trình không đảmbảo.

+ Cán bộ kỹ thuật Ban kiểm tra chất lượng hồ sơ nhà thầu trình một cách hời hợt, qua loa. Lãnh đạo Ban và trưởng nhóm bộ phận không kiểm soát lại hồ sơ cán bộ Ban trình ký.

- Sự phối hợp trong quản lý tiến độ: Lãnh đạo Ban giao việc cho cán bộ trong ban nhưng lại không đi kèm với việc giới hạn thời gian hoàn thành công việc hoặc chỉ có thời gian hoàn thành cuối cùng và không có thời gian hoàn thành giai đoạn dẫn đến mất kiểm soát về thời gian, trượt tiến độ.

- Sự phối hợp trong công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường: Trong quá trình thi công để xảy ra tình trạng vật liệu thi công rơi sang công trình lân cận, ảnh hưởng tới mất an toàn trên công trường và vệ sinh môi trường.

- Sự phối hợp trong quản lý chi phí:

+ Quy mô đầu tư không rõ ràng, điều chỉnh phương án thường xuyên, nên Lãnh đạo Ban chưa có được sự chỉ đạo thống nhất, quản lý chi phí phức tạp, bộ phận quản lý chi phí khó có định hướng để triển khai và triển khai lệch lạc, không đúng với ý tưởng của

81 Lãnh đạo.

+ Thiếu sự kiểm soát của Lãnh đạo Ban, trưởng nhóm tới việc làm của cán bộ quản lý chi phí, dẫn đến: dự toán tiết thiếu đầu việc phải lập dự toán bổ sung, tổng dự toán chưa thể hiện được hết nội dung công việc phát sinh chi phí.

- Sự phối hợp trong quản lý hợp đồng: Muốn quản lý tốt hợp đồng thì kiểm soát được công việc nhà thầu đã thực hiện được so với hợp đồng quy định, chất lượng công việc… Để nắm bắt tốt công việc này đòi hỏi phải có sự phối hợp của các bộ phận hiện trường& bộ phận quản lý thanh toán và quan trọng hơn là sự điều hành của Lãnh đạo Ban với kinh nghiệm của mình sẽ có cái nhìn tổng quát hơn để đưa ra những quyết định hợp lýgiúp cán bộ thực hiện dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản lý dự án cho ban quản lý dự án mitec (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)