Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trong thờ� g�an qua ở V�ệt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản lý dự án cho ban quản lý dự án mitec (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1.4 Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trong thờ� g�an qua ở V�ệt Nam

TạiViệt Nam trong những năm trở lại đây, cùng với xu hướng hội nhập khu vực hoá, toàn cầu hoá trong mọi lĩnh vực kinh tế và cả lĩnh vực đầu tư xây dựng, công tác quản lý đầu tư xây dựng rất quan trọng và ngày càng trở nên phức tạp, đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành và nhiều đối tác liên quan. Do đó, công tác QLDA đầu tư xây dựng cần phải có sự phát triển sâu rộng, và mang tính chuyên nghiệp hơn mới có thể đáp ứng nhu cầu XDCT ở nước ta trong thời gian tới.

Công tác QLDA đầu tư xây dựng đãngày càng được chú trọng, nó tỷ lệ thuận với quy mô, chất lượng công trình và năng lực của chính CĐT. Chất lượng công trình xây dựng là vấn đề cốt lõi, tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh tế, đời sống của con người và sự phát triển bền vững.Trong thời gian qua công tác QLDA đầu tư XDCT - yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng CTXD đã có nhiều tiến bộ. Với sự tăng nhanh và trình độ được nâng cao của đội ngũ cán bộ quản lý, sự lớn mạnh đội ngũ công nhân các ngành xây dựng, với việc sử dụng vật liệu mới có chất lượng cao, việc đầu tư thiết bị thi công hiện đại, sự hợp tác học tập kinh nghiệm của các nước có nền công nghiệp xây dựng phát triển cùng với việc ban hành các chính sách, các văn bản pháp quy tăng cường công tác quản lý chất lượng xây dựng, cả nước đã xây dựng được nhiều công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi (Keangnam Hanoi Landmark Tower, Lotte Center Hanoi, Bitexco Financial Tower, Nhà máy Xi măng Cát Lái, TP. Hồ Chí Minh; Cao tốc Hà Nội - Lào Cai; công trình thủy điện Sơn La,

23

công trình thủy điện Hòa Bình…) góp phần vào hiệu quả tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, phục vụ và nâng cao đời sống của nhân dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những công trình đạt chất lượngcũng còn không ít các công trình có chất lượng kém, không đáp ứng yêu cầu sử dụng, công trình nứt, vỡ, lún sụt, thấm dột, bong bộp đưa vào sử dụng thời gian ngắn đã hư hỏng gây tốn kém, phải sửa chữa, phá đi làm lại. Đã thế nhiều công trình không tiến hành bảo trì hoặc bảo trì không đúng định kỳ làm giảm tuổi thọ công trình. Yêu cầu hiện nay là phải hạn chế tối đa tồn tại để có những công trình tốt nhất, chi phí và thời gian xây dựng hợp lý nhất, chất lượng công trình đạt hiệu quả cao nhất.

Tồntại phổ biến trong công tác QLDA đầu tư XDCT ở nước ta trong thời gian qua là: Không tiến hành hoặc không có đủ các khảo sát địa chất; khả năng tài chính hạn hẹp; sai sót trong các bản thiết kế; thiếu thiết kế chi tiết; nhà thầu không đủ năng lực; liên kết giữa các nhà thầu để tạo ưu tiên cho một nhà thầu; hồ sơ thầu không rõ ràng; tiêu cực và để lộ thông tin nhậy cảm trong quá trình thầu; chậm GPMB; quy định và khung pháp lý cho di dời dân, GPMB thiếu và không rõ ràng; chi phí GPMB quá lớn, vượt quá dự toán; chất lượng xây dựng kém, không đáp ứng yêu cầu; chi phí quyết toán chậm, nợ đọng lâu ngày; chậm tiến độ xây dựng; không quyết toán được các hạng mục đã hoàn thành; công trình không được duy tu, bảo trì thường xuyên…

Nguyên nhân do: CĐT thiếu vốn, nhân lực và khả năng quản lý công trình; bản thiết kế/dự toán không được thẩmđịnh, chỉ thẩm định sơ sài; CĐT, đơn vị xét thầu không công bằng, rõ ràng trong đấu thầu, che đậy thông tin; đền bù di dời, phương án tái định cư và ổn định cuộc sống mới chưa đủ thuyết phục người dân; giám sát không chặt chẽ và tuân thủ theo hợp đồng, quy định; ảnh hưởng của thời tiết, khí tượng thuỷ văn, và của con người; có nhiều sai sót, không lường trước được trong quá trình thực hiện dự án dẫn đến công trình không phù hợp với yêu cầu…

Nâng cao chất lượng QLDA đầu tư XDCT là hoạt động có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đến sự phát triển của đất nước, nó góp phần tạo lập hạ tầng kinh tế - xã hội, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, nó đòi hỏi sự tham gia tích cực, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền, sự vào cuộc của CĐT, nhà thầu và sự tham gia của cả cộng đồng dân cư trong tất cả các khâu, các bước của hoạt động đầu tư. Thực hiện tốt việc này, tin chắc rằng Việt Nam tiếp tục đạt được sẽ có những thành tựu đáng kể.

24 Kết luận chương 1

Qua nghiên cứu chương này, học viênđã hệ thống hóa và hoàn thiện cơ sở lý luận về dự án đầu tư XDCT và quản lý dự án đầu tư XDCT, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, làm rõ các vấn đề ở các chương tiếp theo.

Cụ thể, học viên đã làm rõ khái niệm, đặc điểm, phân loại và các giai đoạn của dự án đầu tư XDCT. Giới thiệu và phân tích những nét khái quát nhất về khái niệm, mục tiêu, hình thứcvà các nội dung chủ yếu và nguyên tắc quản lý của quản lý dự án đầu tư XDCT. Nêu ra được thực trạng công tác QLDA đầu tư XDCT trong thờ� g�an qua ở V�ệt Nam.

Đó là các nội dung quan trọng và là tiền đề gợi mở cho các phân tích sâu hơn về công tác quản lý. Từ đó đưa ra được các giải pháp cốt lõi như mục đích đặt ra cho đề tài luận văn này.

25

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản lý dự án cho ban quản lý dự án mitec (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)