Các quy định hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản lý dự án cho ban quản lý dự án mitec (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

2.1 Các quy định hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Các văn bản quy phạm pháp luật là căn cứ quan trọng nhất để cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện việc quản lý và các bên tham gia dự án xây dựng công trình thực hiện theo. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp không thể hòa giải thì các văn bản pháp lý sẽ là cơ sở đối chiếu và giải quyết các tranh chấp.

Qua nhiều giai đoạn điềuchỉnh sửa đổi, đến nay Nhà nước đã ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật tương đối đầy đủ nhằm đưa ra những quy định và hoàn thiện từng bước công tác QLDA đầu tư XDCT. Ngoài các Bộ Luật điều chỉnh chung thì các hoạt động thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình đã được điều chỉnh trực tiếp bởi Luật Xây dựng cùng với các Quyết định áp dụng có liên quan, Nghị định quy định chi tiết, Thông tư hướng dẫn. Dưới đây là một số văn bản pháp luật hiện hành liên quan tới QLDA đầu tư XDCT nói chung và QLDA đầu tư XDCT dân dụng nói riêng:

- Luật Xây dựng Số 50/2014/QH13 được Quốc hội ban hành ngày 18/06/2014, là hành lang pháp lý rõ ràng, cơ bản nhất đối với các chủ thể tham gia vào hoạt động đầu tư và xây dựng. Thể hiện tính chất bao quát, quản lý vĩ mô, có các văn bản dưới luật là Nghị định, Thông tư hướng dẫn chi tiết việc triển khai và áp dụng luật.

- Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 được Quốc hội ban hành ngày 18/06/2014 quy định việc quản lý, sử dụng vốn, quản lý Nhà nước, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệmcủa cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công. Luật đầu tư công mới nhất có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.

- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 được Quốc hội ban hành ngày 26/11/2014 sửa đổi một số điều của Luật đầu tư số 59/2005-QH11. Luật đầu tư mới nhất quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài. Luật đầu tư 2014 có hiệu lực từ ngày 01/07/2015.

- Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 được Quốc hội ban hành ngày 26/11/2013 có nội dung chính quy định quản lý Nhà nước về đấu thầu; trách nhiệm của các bên có liên quan và các hoạt động đấu thầu. Luật đấu thầu chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2014, hiện là Luật Đấu thầu mới nhất.

26

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

- Thông tư số 01/2015/TT-BKHĐT được Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành ngày 14/02/2015 quy định chi tiết lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu dịch vụ tư vấn.

- Nghị định 18/2015/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 14/02/2015 về một số dự án phải đánh giá tác động môi trường.

- Nghị định số 31/2015/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 24/03/2015 về danh mục công việc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia. Trong đó quy định danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, sức khỏe của cá nhân người lao động hoặc cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 25/03/2015 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

- Nghị định số 37/2015/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 22/04/2015 quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng, Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/06/2015.

- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 12/05/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2015, thay thế nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng và nghị định số 114/2010/NĐ-CP về bảo trì công trình xây dựng.

- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 18/06/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định công trình xây dựng được quản lý theo những nguyên tắc chung sau đây:

+ Công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng công trình phải đảm bảo an toàn cho bản thân công trình và các công trình lân cận; đảm bảo an toàn trong quá trình thi công xây dựng.

+ Công trình, hạng mục công trình chỉ được nghiệm thu để đưa vào sử dụng khi đáp ứng được các yêu cầu của thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của CĐT theo nội dung của hợp

27 đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

+ Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc thực hiện, có hệ thống quản lý chất lượng và chịu trách nhiệm về chất lượng các công việc xây dựng do mình thực hiện trước chủ đầu tư và trước pháp luật.

+ CĐT có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng phù hợp với tính chất, quy mô và nguồn vốn đầu tư XDCT trong quá trình thực hiện đầu tư XDCT.

+ Người quyết định đầu tư có trách nhiệm kiểm tra việc tổ chức thực hiện quản lý CTXD của CĐT và các nhà thầu theo quy định của pháp luật có liên quan.

+ Cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; kiểm tra, giám định công trình xây dựng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về CTXD theo quy định của pháp luật.

- Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành ngày 26/10/2015 quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 10/12/2015 và thay thế Thông tư 02/2009/TT-BKHĐT. Theo đó, hình thức lựa chọn nhà thầu được quy định như sau: Đối với từng gói thầu cần nêu rõ hình thức lựa chọn nhà thầu; lựa chọn nhà thầu trong nước hay quốc tế, có áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn hay không, lựa chọn nhà thầu qua mạng hay không trên cơ sở phù hợp với quy định pháp luật về đấu thầu. Trường hợp lựa chọn áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi thì không cần giải trình lý do áp dụng; trường hợp áp dụng đấu thầu quốc tế thì cần giải trình lý do áp dụng đấu thầu quốc tế.

- Thông tư 19/2015/TT-BKHĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành ngày 27/11/2015 quy định mới về tổ chức lựa chọn nhà thầu, quy định chi tiết lập báo cáo thẩm định trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2016.

- Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/03/2016.

- Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.

- Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng quy định về phân

28

cấp CTXD và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng.

- Thông tư số 05/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

- Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

- Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/06/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng. Thông từ này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/08/2016.

- Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/06/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình. Thông từ này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/08/2016.

- Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

- Quyết định 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xâydựng về công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản lý dự án cho ban quản lý dự án mitec (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)