Các tiêu chí đánh giá năng lực quản lý dự án

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản lý dự án cho ban quản lý dự án mitec (Trang 47 - 59)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

2.4 Các tiêu chí đánh giá năng lực quản lý dự án

Việc đánh giá chất lượng công trình xây dựng ở nước ta hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau, đôi khi còn trái ngược nhau. Có nhiều lý do để giải thích tình trạng này, nhưng lý do chính là ở chỗ chưa có những quan điểm chung thống nhất khi đánh giá. Quan điểm đánh giá chất lượng công trình xây dựng cần xuất phát từ các quan điểm sau:

Một là,đánh giá dưới góc độ của Luật Xây dựng “Công trình xây dựnglà sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào

40

công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế”.

Với góc độ này thì chất lượng công trình phụ thuộc vào năng lực của những nguời tham gia xây dựng công trình (lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế, khảo sát, thi công xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng và giám sát thi công xây dựng công trình);

phụ thuộc vào chất lượng vật liệu, vật tư và thiết bị lắp đặt vào công trình; phụ thuộc vào chất lượng thi công xây dựng; phụ thuộc vào chất lượng khảo sát xây dựng và thiết kế xây dựng công trình; và phụ thuộc vào công tác quản lý chất lượng các khâu trong quá trình lập và thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.

Hai là, đánh giá về mức độ an toàn, bền vững của công trình.Theo Luật Xây dựng, thì sự cố công trình là những hư hỏng vượt quá giới hạn an toàn cho phép làm cho công trình có nguy cơ sập đổ, đã sập đổ một phần hoặc toàn bộ công trình hoặc công trình không sử dụng được theo thiết kế. Theo đó, có 4 loại sự cố bao gồm sự cố sập đổ, sự cố về biến dạng, sự cố sai lệch vị trí và sự cố về công năng; về cấp độ có cấp I, II, III và cấp IV tùy thuộc vào mức độ hư hỏng công trình và thiệt hại về người. Chính vì vậy mà mức độ an toàn, bền vững của công trình là điều cần phải được xem xét chặt chẽ và nghiêm túc.

Ba là, đánh giá sự đáp ứng của công trình với các quy định về quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng được phép áp dụng cho riêng dự ánđã nêu trong hợp đồng xây dựng.

Bốn là,đánh giá về mỹ thuật của công trình xây dựng. Ngoài yêu cầu về độ an toàn và bền vững thì yêu cầu mỹ thuật đối với công trình xây dựng không thể xem nhẹ được.

Công trình xây dựng trường tồn với thời gian, nếu chất lượng mỹ thuật không đảm bảo thì chủ đầu tư không được thụ hưởng công trình đẹp và không đóng góp cảnh quan đẹp cho xã hội. Công trình xây dựng phải thể hiện được tính sáng tạo độc đáo, bố cục hiện đại nhuần nhuyễn với truyền thống, tránh sao chép, lặp lại, đơn điệu trong nghệ thuật kiến trúc.

Tóm lại, chất lượng công trình xây dựng phải được đánh giá về độ an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật phù hợp với Quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng giao nhận thầu xây dựng.

41

Từ đó đưa ra những tiêu chí đánh giá chất lượng công trình xây dựngnhư sau:

Thứ nhất, cần xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng công trình xây dựng. Hệ thống này là một hệ thống quy định rõ phương pháp đo lường và đánh giá chất lượng của một công trình xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn được chấp thuận có liên quan. Hệ thống này cho phép đánh giá chất lượng và so sánh khách quan chất lượng của công trình này so với công trình khác thông qua một hệ thống tính điểm.

Thứ hai, HTĐGCL xây dựng với các mục tiêu sau:

- Xây dựng được điểm chuẩn về chất lượng đánh giá năng lực, kinh nghiệm nhà thầu thi công xây dựng.

- Thiết lập một hệ thống đánh giá chất lượng tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm nhà thầu thi công xây dựng.

- Đánh giá chất lượng của một dự án xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn có liên quan.

được chấp thuận.

- Sử dụng như một tiêu chí để đánh giá hiệu suất của các nhà thầu dựa trênnăng lực và kinh nghiệm.

- Biên soạn dữ liệu để phân tích thống kê.

Thứ ba, HTĐGCL phải bao gồm các nội dung sau:

Một là, đánh giá năng lực, kinh nghiệmcủa nhà thầu thi công xây dựng

- Phạm vi đánh giá: HTĐGCL đặt ra các tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm cho các nhà thầu thi công xây dựng đối với các bộ phận khác nhau của công trình xây dựng và đối với các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng.Năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu thi công xây dựng được đánh giá theo yêu cầu của tiêu chuẩn có liên quan, và các tiêu chí được công nhận nếu tay nghề của nhà thầu thi công xây dựng tuân thủ tiêu chuẩn.

Những tiêu chí này là cơ sở để tính điểm cho HTĐGCL (%) đối với một dự án xây dựng công trình.

HTĐGCL đánh giá được thực hiện thông qua kiểm tra hiện trường và sử dụng các nguyên tắc, kết quả của đợt kiểm tra lần đầu. Công trình xây dựng được sửa chữa sau khi đánh giá lần đầu sẽ không được kiểm tra lại. Mục tiêu của nguyên tắc này là khuyến khích các nhà thầu thi công xây dựng phải "làm tốt mọi công việc ngay từ đầu và bất kỳ lúc nào".

42 Hai là, việc đánh giá của HTĐGCL

HTĐGCL đánh giá một dự án xây dựng được thực hiện theo kết quả kiểm tra-đánh giá độc lập và không được có mối quan tâm và liên hệ với dự án (khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát, kiểm định, quản lý dự án …).

Mọi công tác đánh giá phải thực hiện theo yêu cầu bởi Tổ chức đánh giá được cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng huấn luyện. Tổ chức thực hiện đánh giá phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng mới đủ điều kiện để đánh giá chất lượng công trình xây dựng theo HTĐGCL.

Ba là, phương pháp đánh giá và quy trình chọn mẫu

Trước khi tiến hành đánh giá các bộ phận công trình cần xác định phương pháp đánh giá thông qua phương pháp lấy mẫu và phương pháp thống kê. Những mẫu được lấy đồng đều trong suốt quá trình thực hiện dự án hoặc trong các giai đoạn xây dựng khác nhau. Đánh giá các mẫu được lựa chọn từ theo thiết kế và tiến độ thực hiện dự án. Tất cả các vị trí kiểm tra phải thuận tiện cho việc đánh giá. Các mẫu được lựa chọn phải bảo đảm là đại diện cho toàn bộ công trình.

Bốn là, việc đánh giá phải dựa vào tiêu chuẩn của HTĐGCL

Tiêu chuẩn này xác định các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm và thủ tục đánh giá chất lượng các công trình xây dựng. Những yêu cầu trong tiêu chuẩn này được chia thành bốn nội dung chính sau:

a) Kết cấu công trình: toàn bộ hệ kết cấu chịu lực (các loại công trình trừ công trình đường), các lớp đường (đối với công trình đường)…

b) Kiến trúc công trình: bên trong và mặt ngoài công trình (các loại công trình trừ công trình đường), ngay đối với cáccông trình giao thông (cầu, đường) cũng có các tiêu chí đưa ra để đánh giá như: độ cong đường, hình dáng cầu…

c) Cơ điện (M & E) của công trình: thiết bị lắp đặt vào công trình, hệ thống cấp thoát nước, thiết bị phòng cháy chữa cháy, chiếu sáng, thông tin liên lạc, quan sát-bảo vệ … d) Các công trình phụ trợ: Tùy theo tưng loại công trình mà đề xuất, thí dụ như đối với công trình dân dụng: hệ thống thoát nước ngoài nhà, đường nội bộ và bãi đậu xe, sân chơi, hàng rào và cổng…; đối với công trình giao thông: cống thoát nước, hàng rào bảo vệ, lan can hộ lan, sơn vạch tuyến, cọc tiêu, biển báo…

Việc đánh giá được thực hiện trong suốt các giai đoạn xây dựng khác nhau. Số lượng

43

các mẫu được xác định dựa trên quy mô của công trình (tổng diện tích sàn của công trình, diện tích mặt đường, thể tích khối đổ bê tông…) với một số lượng tối thiểu và tối đa của các mẫu.

Các nội dung trên sẽ được đánh giá bằng điểm phù hợp với từng loại công trình. Tỷ lệ điểm cần phân phối tùy theo mức độ đòi hỏi về thẩm mỹ công trình sao cho đánh giá được năng lực, kinh nghiệm.

Năm là, việc đánh giá phải thực hiện theo quy trình như sau:

- Tổ chức đánh giá phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng theo phân cấp tùy thuộc vào cấp công trình được đánh giá.

- Cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng theo phân cấp xem xét nội dung, đề cương và số lượng mẫu phục vụ việc đánh giá do tổ chức đánh giá trình.

- Tổ chức đánh giá thực hiện tại công trình.

- Lập báo cáo đánh giá với bảng điểm theo HTĐGCL.

Tác động của HTĐGCL với các chủ thể trong hoạt động xây dựng rất nhiều, cụ thể như:

- Là công cụ giúp chủ đầu tư tăng cường kiểm soát chất lượng công trình xây dựng;

- Cung cấp cho các chủ thể một hệ thống đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn về chất lượng tay nghề của các nhà thầu thi công xây dựng.

- Giúp cho những người thiết kế hiểu rõ những việc cần phải làm khi thiết kếcông trình xây dựng.

- Cung cấp công cụ cho nhà thầu thi công xây dựng tự đánh giá và kiểm tra chất lượng công trình xây dựng.

- Cung cấp công cụ cho người quản lý, sử dụng công trình xây dựng tự đánh giá chất lượng công trình mình sử dụng.

2.4.2 Tiêu chí đánh giá năng lực quản lý tiến độ của dự án

Quản lý tiến độ dự án là quá trình quản lý mang tính hệ thống nhằm đảm bảo chắc chắn hoànthành dự án theo đúng thời gian đề ra. Nó bao gồm việc xác định công việc cụthể, sắp xếp trình tự hoạt động, bố trí thời gian, khống chế thời gian và tiến độdự án. Công trình trước khi xây dựng bao giờ cũng được khống chế bởi một khoảng thời gian nhất định, trên cơ sở đó nhà thầu thi công xây dựng có nghĩa vụ lập tiến độ thi công chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực

44

hiện để đạt hiệu quả cao nhất nhưng phải đảm bảo phù hợp tổng tiến độ đã được xác định của toàn dự án. Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát và các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án.

2.4.2.1Các công cụ kỹ thuật có thể sử dụng để quản lý như:

 Cập nhật tiến độ thường xuyên thông báo các báo cáo về tình hình thực hiện, truyền tin hay truyền hình;

 Báo cáo tiến độ bao gồm:

- Mô tả chung các công việc đã thực hiện và những vấn đề chú ý đã gặp phải.

- Tỷ lệ % các hạng mục công việc chính đã hoàn thành so với tiến độ báo cáo lần trước và giải trình lý do (nếu có).

- Danh sách công nhân được sử dụng thực hiện các công việc.

- Bản kiểm kê tổng các vật liệu chính đã sử dụng và sổ vật tư còn lại chưa sử dụng. - Bản kê các máy móc, thiết bị và tình trạng của chúng.

- Mô tả chung về thời tiết, khí hậu.

- Báo cáo về tình hình an toàn, vệ sinh lao động. - Danh mục các các yêu cầu của đơn vị thi công…

 Họp tiến độ để thảo luận và đề xuất những biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo tiến độ.

 Lịch công tác tuần: Giao ban từng tuần, định một ngày nhất định trong tuần.

 Hội ý đầu ca, cuối ca làm việc.

 Họp giao ban định kì.

 Kiểm tra kế hoạch cung ứng và dự trữ tài nguyên.

 Sử dụng các phần mềm quản lý và kiểm soát tiến độ: (Microsoft Project; Primavera.

 Đánh giá về mặt định tính quá trình thực hiện, phân tích sự thay đổi.

 So sánh các tiến độ trong các phần mềm quản lý dự án khác.

2.4.2.2 Ứng phó kịp thời, đề ra các biện pháp khắc phục, kiến nghị phát sinh và các bài học thu được, nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

Cấp độ quản lý kế hoạch tiến độ của dự án

45

Cấp độ quản lý có thể phân làm hai loại theo mục tiêu lập và kiểm soát tiến độ:

- Loại đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ đầu tư. - Loại đáp ứng yêu cầu quản lý của nhà thầu.

2.4.3 Tiêu chí đánh giá năng lực quản lý chi phí dự án

Kiểm soát chi phí là hoạt động quản lý thường xuyên liên tục trong suốt quá trình đầu tư xây dựng từ khi lập dự án, thực hiện dự án đến khi kết thúc, đưa dự án vào khai thác sử dụng nhưng không phá vỡ hạn mức chi phíđã được xác định để đảm bảo cho dự án có hiệu quả, đem lại lợi ích cho chủ đầu tư.

Chi phí đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xâydựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng công trình xây dựng. Chi phí đầutư xây dựng công trình được lập theo từng công trình cụ thể, phù hợp với giaiđoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kếvà các quy định của Nhànước.Việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảomục tiêu, hiệu quả đầu tư, đồng thời phải đảm bảo tính khả thi của dự án đầutư xây dựng công trình, đảm bảo tính đúng, tính đủ, hợp lý, phù hợp với điềukiện thực tế và yêu cầu khách quan của cơ chế thị trường và được quản lýtheo Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ, kèm theo Thông tư hướng dẫn số 06/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng.Khi lập dự án phải xác định tổng mức đầu tư để tính toán hiệu quả đầutư và dự trù vốn. Chi phí dự án được thể hiện thông qua tổng mức đầu tư.Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình (TMĐT) là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng công trình được ghi trong quyết địnhđầu tư và là cơ sở để CĐT lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tưxây dựng công trình.

Do tính chất và đặc thù của sản phẩm xây dựng, chi phí xây dựng được hình thành và chính xác hoá dẫn đến theo từng bước thiết kế: tương ứng với thiết kế cơ sở là sơ bộ tổng mức đầu tư, với thiết kế kỹ thuật là tổng dự toán, với bản vẽ thiết kế thi công là dự toán công trình. Theo nguyên lý đó thì giá trị tổng dự toán, tổng dự toán phải lớn hơn dự toán và giá trị quyết toán công trình.

Kiểm soát chi phí một dự án đầu tư xây dựng công trình là một quá trình liên tục từ khi hình thành ý tưởng dự án thực hiện dự án đến khi kết thúc đưa dự án vào khai thác sử dụng.

Nội dung kiểm soát chi phí ở mỗi giai đoạn phụ thuộc vào tính chất giai đoạn và nội

46 dung hình thành chi phí.

Kiểm soát chi phí ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Những vấn đề kinh tế - kỹ thuật của dự án đầu tư xây dựng công trình được giải quyết ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư có ảnh hưởng mang tính quyết định đến giá thành công trình. Vì thế việc kiểm soát chi phí ở giai đoạn này có vai trò đặc biệt quan trọng; đòi hỏi nhà cung cấp dịch vụ này phải có năng lực và kinh nghiệm. Mọi tham vấn không chuẩn xác đều có thể dẫn đến: hoặc là gây lãng phí không cần thiết cho chủ đầu tư hoặc là thiếu vốn làm phá vỡ kế hoạch chi phí của dự án.

Ngoài những nội dung tư vấn quản lý khác, nội dung chủ yếu thực hiện kiểm soát chi phí ở giai đoạn này bao gồm:

- Giúp chủ đầu tư hoặc làm thay chủ đầu tư công việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Lựa chọn phương án hợp lý về kinh tế.

- Thẩm tra, đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án.

- Xác định sơ lược tổng mức đầu tư của dự án trên cơ sở phương án tối ưu đã được lựa chọn.

- Lựa chọn và lập phương án tài chính, nguồn vốn, lãi suất, phương thức vay, thanh toán và phương thức thanh toán…

- Đánh giá rủi ro của dự án và đề xuất phương án lựa chọn lại phương án để giảm thiểu rủi ro cho dự án.

Những nội dung trên là một mức các công việc phải làm của tổ chức tư vấn quản lý chi phí và các kỹ sư định giá. Các công việc không chỉ phức tạp, đa dạng mà còn đan xen phụ thuộc mang tính logic về kinh tế - xã hội… nên đòi hỏi tổ chức tư vấn quản lý chi phí phải có các chuyên gia, kỹ sư định giá giỏi, có kiến thức tổng hợp, tích luỹ nhiều kinh nghiệm thực tế và hiểu biết sâu về chuyên môn cụ thể.

Kiểm soát chi phí ở giai đoạn thực hiện đầu tư

Phải hiểu giai đoạn thực hiện đầu tư là giai đoạn thi công xây dựng. Đây là giai đoạn thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của dự án. Việc kiểm soát chi phí trong giai đoạn này là một phần quan trọng trong toàn bộ quá trình khống chế chi phí của dự án.

Để thực hiện tốt việc kiểm soát chi phí ở giai đoạn này, trước hết phải nhận biết được các yếu tố có ảnh hưởng tăng hoặc giảm đến chi phí như thế nào. Có thể liệt kê ra một

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản lý dự án cho ban quản lý dự án mitec (Trang 47 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)