CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
2.6 Nguyên tắc trong quản lý dự án
Có 5 nguyên tắcđược áp dụng trong công tác quản lý, đó là: quản lý chất lượng dự án;
quản lý thời gian dự án; quản lý chi phí dự án; quản lý an toàn lao động công trình &
lực lượng lao động và quản lý đảm bảo vệ sinh môi trường.
2.6.1 Quản lý chất lượng dự án
Quản lý chất lượng là một nội dung quản lý quan trọng trong quản lý dự án đầu tư.
Việc áp dụng biện pháp đảm bảo chất lượng vào một dự án sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi khía cạnh của việc vận hành hoạt động của doanh nghiệp. Điều quan trọng là nó ảnh hưởng đến cách quản lý, và sẽ xác định lại trách nhiệm quản lý.
55
Quản lý chất lượng dự án là những chính sách hướng tới hiệu quả kinh tế, báo gồm các nội dung cơ bản:
- Tính toán kinh tế của chi phí chất lượng.
- Tối ưu hóa các chi phí chất lượng.
- Đạt các mục tiêu tài chính.
Quản lý chất lượng dự án bao gồm các quy trình cần thiết đảm bảo dự án đó sẽ đáp ứng được các yêu cầu đề ra. Nó bao gồm tất cả mọi hoạt động theo một chức năng quản lý tổng thể quyết định chính sách, mục tiêu và trách nhiệm đối với vấn đề chất lượng và thực hiện chúng thông qua những phương tiện như lập kế hoạch chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và nâng cao chất lượng trong hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức.
Quy trình chung của quản lý chất lượng đối với một dự án là:
- Lập kế hoạch chất lượng - xác định các tiêu chuẩn chất lượng thích hợp cho dự án và quyết định biện pháp đáp ứng các tiêu chuẩn đó.
- Đảm bảo chất lượng - thường xuyên đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện dự án để tạo cơ sở tin tưởng rằng dự án sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượngtương ứng.
- Kiểm tra chất lượng - theo dõi các kết quả cụ thể của dự án để xác định xem chúng có đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng hay không và xác định biện pháp loại trừ các nguyên nhân gây ra chất lượng kém.
Các quá trình này tác động lên nhau và lên cả các quy trình trong các lĩnh vực khác.
Mỗi quy trình đều đòi hỏi một hay nhiều cá nhân hoặc nhóm phải cố gắng nhằm đáp ứng các nhu cầu của dự án. Mỗi quy trình thường được thực hiện ít nhất một lần trong mỗi giai đoạn của dự án.
2.6.2 Quản lý thời gian dự án
Mục đích chính là xác định thời gian để thực hiện dự án. Điều này rất quan trọng vì tiến độ thực hiện có ý nghĩa rất quan trọng đối với một dự án, ảnh hưởng lớn tới chi phí và lợi ích mà dự án đó mang lại. Quản lý thời gian của dự án là một trong những nhiệm vụ hàng đầu.
- Công trình xây dựng trước khi triển khai phải được lập tiến độ thi công xây dựng.
Tiến độ thi công xây dựng công trình phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt.
56
- Đối với công trinh xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến độ xây dựng công trình phải được lập cho từng giai đoạn theo tháng, quý, năm.
- Nhà thầu thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ lập tiến độ thi công xây dựng chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện nhưng phải bảo đảm phù hợp với tổng tiến độ của dự án.
- Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát và các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án.
- Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư đê đưa ra quyết định việc điều chỉnh tổng tiến độ của dự án.
- Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên cơ sở bảo đảm chất lượng công trình.
- Trường hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án thì nhà thầu xây dựng được xét thưởng theo hợp đồng. Trường hợp kéo dài tiến độ xây dựng gây thiệt hại thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại và bị phạt vi phạm hợp đồng.
2.6.3 Quản lý chi phí dự án
Chi phí đầu tư xây dựng công trình được lập theo từng công trình cụ thể, phù hợp với giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế và các quy định của Nhà nước.
Việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảo mục tiêu đầu tư, hiệu quả đầu tư, đồng thời phải đảm bảo tính khả thi của dự án đầu tư xây dựng công trình, đảm bảo tính đúng, tính đủ, hợp lý, phù hợp với điểu kiện thực tế và yêu cầu khách quan cùa cơ chế thị trường.
Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phải bảo đảm mục tiêu, hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình và các yêu cầu khách quan của kinh tế thị trường.
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo từng công trình, phù hợp với các giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế, loại nguồn vốn và các quy định của nhà nước.
- Tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình phải được tính đúng, tính đủ và phù hợp độ dài thời gian xây dựng công trình. Tổng mức đầu tư là chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình.
57
- Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về chi phí đầu tư xây dựng công trình thông qua việc ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
- Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác, sử dụng.
2.6.4 Quản lý rủi ro dự án
Môi trường đầu tư chứa đựng các yếu tố bất định cao. Thời gian đầu tư thường kéo dài, lượng tiền vốn, vật tư lao động đòi hỏi rất lớn. Những yếu tố này làm đầutư có độ rủi ro cao nên rất cần thiết phải quản lý rủi ro. Xác định những yếu tố rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro và tìm ra những phương thức quản lý và phòng tránh rủi ro là những công việc rất quan trọng của quản lý dự ánđầu tư xây dựng công trình.
Các rủi ro cần phải được phân loại, xem xét về mặt thực tiễn, thương mại và hợp đồng, và được quản lý bởi bên có khả năng tốt nhất để kiểm soát nó. Để phân loại rủi ro người ta sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau: Rủi ro do môi trường thiên nhiên; Rủi ro do môi trường văn hóa; Rủi ro do môi trường xã hội; Rủi ro do môi trường chính trị; Rủi ro do môi trường luật pháp; Rủi ro do môi trường kinh tế; Rủi ro do môi trường hoạt động tổ chức; Rủi ro do nhận thức của con người.
Quản lý rủi ro là việc nhận dạng, đo lường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn, triển khai và quản lý các hoạt động nhằm khắc phục rủi ro trong suốt vòng đời của dự án.
Quản lý rủi ro là chủ động kiểm soát các sự kiện tương lai dựa trên cơ sở kết quả dự báo trước các sự kiện xảy ra chứ không phải là sự phản ứng thụ động.
Quản lý rủi ro là quá trình liên tục, được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của chu kỳ dự án kể từ khi mới hình thành cho đến khi kết thúc dự án. Dự án thường có rủi ro cao trong giai đoạn đầu hình thành. Trong suốt vòng đời dựán, nhiều khâu công việc có mức độ rủi ro rất cao nên phải phân chia thành nhiều giai đoạn để xem xét, phân tích rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn các giải pháp phù hợp để loại trừ rủi ro.
58 Kết luận chương 2
Qua nghiên cứu chương này, học viên đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về QLDA đầu tư XDCT nêu được quy định, nội dung công tác quản lý, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng, tiêu chí đánh giá năng lực Ban QLDA, mô hình Ban QLDA và nguyên tắc quản lý.
Các nội dung của chương này kết hợp với các nội dung cơ sở tại chương 1 đã cơ bản hoàn thiện các cơ sở lý luận về QLDA đầu tư XDCTđảm bảo các căn cứ khoa học để giúp cho các phân tích, đánh giá sâu hơn về công tác quản lý dự án tại một cơ quan, đơn vị nhất định. Từ đó đưa ra được các giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cho cơ quan, đơn vị.