CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
3.3 Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý dự án tại Ban QLDA Mitec trong thời gian tới
3.3.4 Giải pháp nâng cao công tác quản lý chi phí
Sự hiệu quả của việc quản lý chi phí trong đầu tư xây dựng được thể hiện ở nhiều mặt, trong đó chủ yếu là các tiêu chí: sự phù hợp với quy định pháp luật; tính hợp lý về mặt kinh tế - kỹ thuật trong giải pháp thiết kế xây dựng công trình; giảm giá thành xây dựng công trình; tính đúng đắn trong việc lập và thực hiện dự toán - thanh quyết toán;
giảm thiểu các nội dung phát sinh,giảm thiểu vật tư tồn kho...
Để đạt được các tiêu chí như trên, thì việc quản lý chi phí phải được thực hiện xuyên suốt trong tất cả các giai đoạn đầu tư và các lĩnh vực đầu tư, ngay từ lúc bắt đầu khảo sát - lập dự án đầu tư, qua các quá trình lập thiết kế-dự toán, đấu thầu và lựa chọn nhà thầu, cung cấp vật tư thiết bị, thi công xây dựng đến khi hoàn thành đưa công trình vào sử dụng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư.
3.3.4.1 Trong giai đoạn khảo sát, thiết kế:
- Thực tế hiện nay các nhà thầu tư vấn thường có xu hướng thương thảo chi phí hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm chi phí xây dựng và hình thức hợp đồng là trọn gói. Một số nhà thầu tư vấn cố tình nâng giá công trình quá mức cần thiết để được thiết kế nhiều và giảm trách nhiệm đối với sản phẩm của mình, gây lãng phí vốn đầu tư và những vấn đề tiêu cực khác. Đổi mới cách xác định chi phí tư vấn, dựa trên dự toán sau khi được cơ quan có thẩm quyền thẩm định lại. Trường hợp giảm quá 10% thì quy định điều khoản phạt hợp đồng vì sản phẩmkhông đạt chất lượng.
- Giai đoạn thiết kế là việc triển khai các bước thiết kế sau thiết kế cơ sở (TKCS) là thiết kế kỹ thuật (TKKT), thiết kế bản vẽ thi công (TKBVTC). Các bước thiết kế sau phải đảm bảo sự phù hợp so với TKCS hoặc bước thiết kế được duyệt trước đó. Các giải phải thiết kế về kết cấu, khả năng chịu lựcphải tính toán hợp lý, đúng yêu cầu và quy định, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật với mức độ an toàn vừa phải; xác định khối lượng thiết kế đúng đắn và đầy đủ, tránh lãng phí không cần thiết.
- Giám sát nhà thầu thiết kế tránh để tình trạng nhà thầu thiết kế ngầm lựa chọn nhà cung cấp vật tư, thiết bị công trình để phục vụ lợi ích cá nhân.
- Kiểm soát cơ sở lập dự toán việc áp dụng các thông tư hướng dẫn, quyết định về lương nhân công, ca máy, công bố giá, định mức đã phù hợp chưa. Nguyên tắc tính đúng tính đủ tránh lãng phí.
- Phát hiện kịp thời, điều chỉnh hoặc cắt giảm thiết kế các nội dung cần thiết để phù hợp thực tế và nếu thấy mang lại sự hiệu quả tốt hơn. Kiểm soát các điều chỉnh
92
phương án thiết kế có ảnh hưởng đến tổng mức đầu tư, tổng dự toán như thế nào để kịp thời báo cáo lên Chủ đầu tư để có phương án điều chỉnh hợp lý.
3.3.4.2 Trong công tác lựa chọn nhà thầu:
Ngay từ khi lập dự án xây dựng các CTXD, những đơn vị có liên quan như: tư vấn lập dự án, cơ quan thẩm định dự án, người có thẩm quyền phê duyệt dự án phải đưa kế hoạch đấu thầu vào dự án. Trong kế hoạch đấu thầu của dự án phải kiểm soát chặt chẽ các hình thức đấu thầu để đảm bảo chỉ các gói thầu do yêu cầu nào đó mới được thực hiện các hình thức đấu thầu không phải đấu thầu rộng rãi. Còn hầu hết là phải áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi.
Lý do để lựa chọn hình thức đấu thầu rộng rãi là do:
- Các gói thầu xây dựng thường có giá trị lớn.
- Đấu thầu rộng rãi cho phép ngăn ngừa các hiện tượng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao của người có trách nhiệm can thiệp vào quá trình đấu thầu.
- Đấu thầu rộng rãi cho phép tránh được các hiện tượng tiêu cực dễ xảy ra trong quá trình lựa chọn nhà thầu như vây thầu, dàn dựng quân xanh quân đỏ.
- Đây là hình thức tạo ra được sự bình đẳng hơn giữa các nhà thầu để chọn được nhà thầu có nănglực và tài chính tốt để thi công công trình.
- Tổ chuyên gia xét thầu còn phải bảo đảm yêu cầu tạo thành một nhóm làm việc hiệu quả, đảm bảo công việc chuyên môn là xét thầu thực sự khách quan, vô tư, lựa chọn nhà thầu phải đảm bảo thật sự công bằng, bình đẳng, chống lại các hành vi tham nhũng, mua chuộc, cám dỗ.
3.3.4.3 Trong công tác thực hiện hợp đồng, xử lý phát sinh:
- Đối với hợp đồng thi công xây lắp:
+ Với khối lượng thi công đúng thiết kế BVTC đã được duyệt và không vượt khối lượng hợp đồng (khối lượng thực hiện vượt hợp đồng, Ban QLDA chỉ thanh toán bằng khối lượng hợp đồng đã ký kết, khối lượng phát sinh sẽ ký phụ lục bổ sung hoặc để quyết toán hợp đồng), thanh toán 90% giá trị hoàn thành (10% giữ lại quyết toán và bảo hành công trình). Với khối lượng phát sinh, điều chỉnh lập biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành theo thực tế; nếu thiết kế BVTC điều chỉnh được Ban QLDA chấp thuận (theo uỷ quyền của Công ty Hợp Thành) nhưng chưa được thẩm định phê duyệt thiết kế BVTC - dự toán, Chủ đầu tư và nhà thầu có thể thương thảo thống nhất thanh toán đến 80% giá
93
trị điều chỉnh, khi được phê duyệt sẽ thanh toán đến 90% giá trị hoàn thành.
+ Với giá trị phát sinh (khối lượng, đơn giá): Những công việc triển khai ngoài hiện trường theo ý kiến của Ban QLDA hoặc xử lý thiết kế nhưng không có trong hợp đồng, Nhà thầu có trách nhiệm trình Ban QLDA ký xác nhận các công việc, khối lượng phát sinh để Chủ đầu tư phê duyệt đơn giá mới làm căn cứ để hai bên ký kết phụ lục hợp đồng bổ sung để có cơ sở thanh toán khối lượng hoàn thành.
- Đối với các hợp đồng tư vấn: Kiểm soát nội dung hợp đồng, khối lượng công việc hoàn thành để xác định giá trị thực hiện phù hợp (lưu ý các hệ số tính toán chi phí giám sát, thiết kế, thẩm tra... theo quyết định 79/QĐ -BXD ngày 15/02/2017 về việc công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng dựa trên chi phí dựa trên chi phí xây dựng, thiết bị của cả công trình để nội suy ra, khi thanh toán sẽ phải theo hệ số đó để tính toán ra giá trị hoàn thành của nhà thầu tránh tình trạng 1 công việc bị đội chi phí lên nhiều lần).
3.3.4.4 Trong công tác quyết toán vốn đầu tư:
- Các hợp đồng xây lắp có quyết toán A-B riêng sau khi nhà thầu hoàn tất nghĩa vụ hợp đồng. Toàn bộ khối lượng công việc được tổng hợp, đối chiếu cụ thể giữa thiết kế/hợp đồng, nghiệm thu, hoàn công, đảm bảo phù hợp logic, để từ đó đưa vào quyết toán các khối lượng đảm bảo tính pháp lý, xử lý loại bỏ các khối lượng không phù hợp. Đối với các trường hợp thi công chậm tiến độ do lỗi chủ quan của nhà thầu đã được xác định trong quá trình thi công thì kiên quyết đưa vào phạt chậm tiến độ trong hồ sơ quyết toán.
- Việc quyết toán toàn bộ dự án được thực hiện trên cơ sở tổng hợp quyết toán các hợp đồng riêng lẻ cùng các chi phí do Ban tự thực hiện, đảm bảo đầy đủ hạng mục chi phí và tính hợp pháp, chứng từ hợp lệ. Tổ chức đánh giá sự tiết kiệm, hiệu quả của dự án, so sánh chi phí quyết toán thực tế với dự toán, tổng dự toán và tổng mức đầu tư. Công tác quyết toán vốn đầu tư được Ban tổ chức thực hiện nhanh chóng, hoàn thành từ 3-6 tháng sau khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, đảm bảo sớm hơn hoặc trong thời hạn cho phép theo quy định từ 6-9 tháng. Với cách làm hợp lý và khoa học xuyên suốt quá trình thực hiện dự án, nên kết quả kiểm toán, thẩm tra quyết toán các dự án trong những năm gần đây của Ban đều đáp ứng chất lượng và tuân thủ quy định về đầu tư xây dựng.