Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý dự án

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản lý dự án cho ban quản lý dự án mitec (Trang 43 - 47)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý dự án

Quản lý dự án đầu tư xây dựng là một hoạt động khoa học, một hoạt động có tính tổ chức, tính xã hội và kinh tế cao, chịu tác động của những nhân tố chủ quan, khách quan, chịu sự chi phối của cơ chế chính sách vềđầu tư xây dựng…

Các nhân tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả công tác QLDA đầu tư XDCT là:

2.3.1 Các nhân tố liên quan đến năng lực, kinh nghiệm của đơn vị trực tiếp thực hiện công việc quản lý dự án:

Đơn vị quản lý dự án có thể là Ban QLDA do CĐT thành lập hoặc đơn vị tư vấn ký hợp đồng tư vấn quản lý dự án. Đơn vị quản lý dự án có vai trò hết sức quan trọng, thay mặt CĐT quản lý, điều hành dự án, tổ chức thực hiện hầu hết các công việc từ khi bắt đầu đến khi kết thúc dự án.

Đơn vị QLDA cần phải cần phải là một đơn vị chuyên nghiệp, có kinh nghiệm trong QLDA; đơn vị có một mô hình tổ chức tốt, hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng đa dạng, linh hoạt mới thực hiện một cách hiệu quả, tránh được các sai sót.

Cần có năng lực để thực hiện được các dựán mang tính đa dạng, phức tạp: có đầy đủ nhân sự có năng lực, kinh nghiệm theo quy định, có phương tiện, máy móc thiết bị, công cụ, dụng cụđầy đủđể thực hiện dự án.

Hiện nay, nhiều đơn vị QLDA có mô hình tổ chức chưa chuyên nghiệp, chưa thực sự phù hợp, khoa học, sử dụng cán bộ một cách bừa bãi, cảm tính, dẫn đến nhiều hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý dựán như:

- Trách nhiệm giữa các đơn vị tham gia vào dựán chưa rõ ràng, chưađảm bảo tính độc lập trong QLDA, dẫn đến việc hay đổ lỗi cho nhau khi dự án có chất lượng kém.

Chẳng hạn như trong quá trình QLDA của CĐT và Ban QLDA sẽ có các đơn vị của cấp quyết định đầu tư hướng dẫn việc lập và điều chỉnh dựán, có đơn vịhướng dẫn về quản lý chất lượng và tiến độ, đơn vị hướng dẫn về tài chính, quyết toán dự án. Việc có nhiều bên tham gia sẽ làm giảm tính sáng tạo và chủ động của chủ thể quản lý dự án trong quá trình xử lý các vướng mắc, phát sinh và giảm bớt vai trò và sự trách nhiệm của họ.

- Mô hình QLDA chưa tốt sẽ làm cho ban quản lý dự án cồng kềnh, tăng chi phí hoạt động, không tích luỹ được kinh nghiệm chuyên môn, tính kế thừa và đào tạo nguồn cán bộchưa cao.

36

- Ban QLDA phụ thuộc quá nhiều vào các nhà thầu tư vấn và nhà thầu thi công thông qua hợp đồng, trong khi nhiều nhà thầu không đủđiều kiện năng lực, kinh nghiệm, dẫn đến việc vi phạm pháp luật về xây dựng, chất lượng thi công kém, hồsơ quản lý chất lượng mắc nhiều lỗi.

2.3.2 Các nhân tố liên quan đến việc tổ chức thực hiện các nội dung trong quá trình quản lý dự án:

- Những ảnh hưởng từ việc xác định chủ trương đầu tư: xác định chủtrương đầu tư là hết sức quan trọng, là công đoạn ảnh hưởng lớn nhất, trong bước này cần phải khẳng định sự cần thiết đầu tư, xác định được những thuận lợi, khó khăn về vấn đề kinh tế, xã hội, dự kiến quy mô đầu tư, hình thức đầu tư, sơ bộ phương án công trình…Chủ trương đầu tư sai gây thất thoát, lãng phí lớn nhất trong xây dựng, gây hậu quả lâu dài cho khu vực và xã hội, nhiều CTXD xong không sử dụng được hoặc hiệu quả rất thấp.

Trước đây thường hay quan tâm đến tiêu cực trong khâu thi công, nhưng thực chất lãng phí trong công đoạn này mới thực sự đáng quan tâm. Thất thoát lãng phí trong khâu này thường bắt nguồn từ việc xác định mục tiêu đầu tư dự án không được cân nhắc kỹlưỡng hoặc vẫn còn ảnh hưởng của cơ chế xin cho, tranh thủ nguồn vốn, đầu tư lấy sốlượng công trình, nên đến khi xây dựng xong đưa vào khai thác, sử dụng mới nhận thấy tính hiệu quả rất thấp.

- Lựa chọn các nhà thầu tư vấn và quản lý hồ sơ dự án: làm tốt việc lựa chọn các nhà thầu tư vấn sẽ chọn được những nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm tham gia vào quá trình thực hiện dự án. Gồm các đơn vị tư vấn khảo sát, lập dự án, thiết kế, giám sát thi công xây dựng và các tư vấn khác.

Việc khảo sát, lập hồ sơ dự án, lập hồsơ thiết kế các bước (thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công) để đảm bảo hồ sơ dự án thực hiện đầy đủ, bản vẽ kỹ thuật rõ ràng, không mắc lỗi, không mâu thuẫn giữa các giai đoạn thiết kế, giữa thiết kế và thi công, mức độthay đổi trong các hồsơ thiết kếcũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành công của dự án.

Hồsơ thủ tục của dự án gồm bước chuẩn bị đầu tư và hồ sơ quản lý chất lượng trong quá trình thi công tương đối phức tạp, phải trải qua nhiều giai đoạn thực hiện với số lượng lớn. Vì thế, nếu hồ sơ rõ ràng đầy đủ thì tiến độ thực hiện dự án sẽ nhanh hơn, không mắc lỗi và dẫn đến phát sinh chi phí xử lý…

37

Hiện nay, các tư vấn có chất lượng để thực hiện công việc đề xuất các chủ trương đầu tư xây dựng, quy hoạch, lập dựán, đề xuất các giải pháp kỹ thuật hợp lý, khả thi rất ít.

Nhiều trường hợp do lỗi của tư vấn đã để xảy ra các sai sót, phải điều chỉnh trong quá trình triển khai dự án rất tốn kém và lãng phí.

Trong điều kiện kinh tế thịtrường như hiện nay, các đơn vị đều được tự do cạnh tranh, tuy nhiên, nhiều đơn vị tư vấn thiếu trung thực, không đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm, bỏ thầu với giá thấp để cạnh tranh, hoặc có hiện tượng tiêu cực trong đấu thầu gây ra hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, đến khi thực hiện công việc tư vấn mới bộc lộ những yếu kém.

- Lựa chọn nhà thầu thi công và quản lý chất lượng thi công xây dựng:

Khâu lựa chọn nhà thầu hiện nay còn có rất nhiều tiêu cực như chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu, hoặc đấu thầu nhưng hiệu quả không cao, tỷ lệ tiết kiệm giá trị gói thầu không đáng kể, có công trình đấu thầu mang tính hình thức, các nhà thầu thông đồng với nhau, thông đồng với CĐT, cơ quan Nhà nước để hợp lý hoá hồ sơ, vì vậy có những nhà thầu được lựa chọn có năng lực kinh nghiệm không đảm bảo so với yêu cầu của gói thầu dẫn đến công trình kém chất lượng, thời gian thi công kéo dài, chi phí phát sinh lớn.

Quản lý chặt chẽ chất lượng thi công trong suốt quá trình thi công, đảm bảo từng khâu, từng bước đều được kiểm soát thì hiệu quả của công tác QLDA sẽđược thể hiện rõ rệt.

Trong quá trình thi công nhiều công trình xảy ra hiện tượng bớt xén vật liệu, gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình, nhiều công trình chưa đưa vào sử dụng đã hư hỏng;

bớt xén biện pháp thi công gây ảnh hưởng đến công trình lân cận, ảnh hưởng đến an toàn, vệsinh môi trường, như công trường không làm đường tạm phục vụ thi công mà sử dụng đường qua khu dân cư hiện có đểthi công gây hư hỏng đường, gây khói bụi, ô nhiễm môi trường và mất an toàn khu dân cư, gây bức xúc cho nhân dân.

- Nghiệm thu thanh toán và quản lý vốn đầu tư:

Công tác nghiệm thu, thanh quyết toán cần được quản lý chặt chẽ, nghiêm túc, đảm bảo đúng với thực tế thi công, hiện nay có nhiều công trình nghiệm thu thanh toán dựa theo đúng thiết kế bản vẽ thi công và dựtoán được duyệt, lấy luôn bản vẽ thiết kế làm bản vẽ hoàn công, chỉ mang tính thủ tục, dẫn đến khối lượng nghiệm thu không đúng với thực tếthi công, các thay đổi giữa thiết kế với thi công không được cập nhật trong

38

bản vẽ hoàn công gây ảnh hưởng rất lớn đến công tác bảo trì sau này.

Quản lý, điều tiết tốt vốn của dự án góp phần quan trọng vào thành công của dự án, một mặt đảm bảo điều tiết vốn cho các nhà thầu thực hiện tốt hợp đồng, mặt khác phải đảm bảo tính hiệu quả và nằm trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án.

- Quản lý về GPMB là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng trong công tác quản lý dự án.

Hiện nay, công tác GPMB để xây dựng là một vấn đề còn rất nhiều khó khăn, bất cập.

Việc xác định mức chi phí đền bù, mức bồi thường hỗ trợ cho người dân tuy gần đây đã có chuyển biến theo chiều hướng tốt, mức chi phí đền bù tăng cao hơn theo quy định trước đây. Tuy nhiên, mức giá còn chưa tương xứng với giá cả thị trường thực tế, thêm vào đó là một vấn đề khó khăn trong việc chuyển đổi nghề nghiệp tạo công ăn việc làm cho những người bị thu hồi đất. Công tác GPMB chậm trễ dẫn đến dự án chậm tiến độ, gây phát sinh chi phí do yếu tốtrượt giá, tăng chi phí cơ hội của dự án, vấn đề hiệu quả, mục tiêu của dự án bịảnh hưởng.

- Xây dựng và quản lý việc thực hiện quy trình QLDA: Việc xây dựng một quy trình quản lý dự án phù hợp và quản lý chặt chẽ việc thực hiện nó sẽ giúp cho việc quản lý dự án được thuận lợi, dễ dàng hơn bởi vì, nó thống nhất các công việc quản lý dự án trong đơn vị, các quy định trong ngành rất đa dạng, phong phú và có sựthay đổi liên tục, yêu cầu tính cập nhật. Việc thực hiện tốt sẽ giảm thời gian thực hiện các công đoạn và hạn chế việc gây khó khăn của các cơ quan quản lý có liên quan.

2.3.3 Ảnh hưởng của nguồn vốn cho dự án:

Việc phân cấp trong phê duyệt quyết định đầu tư tạo nhiều thuận lợi về quyền tự chủ cho các địa phương, giảm đáng kể các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, giảm tải cho các cơ quan cấp trên. Tuy nhiên, việc phân cấp cho các địa phương quyết định đầu tư, nhưng Trung ương bố trí vốn dẫn đến nhiều hệ lụy như việc lựa chọn đầu tư dàn trải, đầu tư các công trình kém hiệu quả, không tập trung vốn vào các công trình quan trọng, không cân đối được nguồn lực gây nợ đọng trong xây dựng cơ bản. Đặc biệt những năm gần đây, rất nhiều công trình đang triển khai thi công nhưng nguồn vốn không được cấp theo đúng kế hoạch nên việc triển khai rất khó khăn gây ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý dự án như làm chậm tiến độ, giảm chất lượng, vượt tổng mức đầu tư…Ngoài ra còn bị ảnh hưởng bởi khả năng đáp ứng nguồn vốn ứng trước của nhà thầu thi công để chủđộng thi công công trình.

39

2.3.4 Các nhân tố liên quan đến sự trao đổi thông tin:

- Việc bảo đảm sựtrao đổi thông tin chính xác và kịp thời giữa các bên.

- Mức độ chuyên nghiệp trong việc xử lý thông tin của các bên có liên quan.

- Sự bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa và nhận thức giữa các bên có liên quan.

2.3.5 Các nhân tố liên quan đến địa điểm xây dựng công trình:

- Điều kiện địa chất ởđịa điểm xây dựng.

- Điều kiện thời tiết ởđịa điểm xây dựng.

- Điều kiện cơ sở hạ tầng ở địa điểm xây dựng công trình.

2.3.6 Sự biến động của giá cả thị trường:

Biến động liên tục của giá cả thịtrường nói chung, đặc biệt là sự biến động của giá vật liệu xây dựng, sựthay đổi liên tục cơ chế chính sách của Nhà nước liên quan đến quản lý tài chính vĩ mô cũng gây khó khăn rất lớn cho công tác quản lý chi phí dự án.

2.3.7 Một số vấn đề khác ảnh hưởng đến quá trình quản lý dự án:

Định mức chi phí cho công việc QLDA thấp, trong khi nhiều dự án kéo dài cũng ảnh hưởng lớn đến công tác QLDA.

Sự phát triển của khoa học công nghệđặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ quản lý, công nghệ thi công dẫn đến việc nhiều cán bộ quản lý không cập nhật kịp thời, máy móc, thiết bịchưa đáp ứng yêu cầu thay đổi ảnh hưởng không nhỏđến việc QLDA.

Một số tồn tại trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư XDCT cũng là những yếu tốảnh hưởng đến việc QLDA đầu tư XDCT.

Vấn đề cốt lõi để giải quyết tất cả các bất đồng trong quá trình từ khi bắt đầu đến khi kết thúc của dự án vẫn là vấn đề con người. Giải quyết tốt, triệt để vấn đề này sẽ cải thiện đáng kể hiệu quả của dựán đầu tư.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản lý dự án cho ban quản lý dự án mitec (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)