Đánh giá tình hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 24 - 27)

Qua việc đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài liên quan mật thiết đến đề tài Luận án, tác giả rút ra những vấn đề cần tiếp tục phát triển và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu nhƣ sau:

- Đối với các công trình nghiên cứu ở nước ngoài:

Một là, các công trình nghiên cứu ở nước ngoài phân tích diện rộng các thủ tục xét xử nói chung, chứng minh sự bình đẳng của các bên tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ

thẩm15. Ở đó hoạt động xét hỏi, tranh luận không đƣợc phân chia thành hai phần riêng biệt, nhƣng lại thể hiện đậm nét quan hệ đối tụng và phiên tòa diễn ra dân chủ, sinh động.

Đơn cử nhƣ trong thủ tục xét hỏi, tranh luận với thủ tục “chất vấn chéo” trở thành điển hình trong các phiên tòa theo mô hình TTHS tranh tụng. Bên cạnh đó các công trình ở nước ngoài phân tích sâu về vai trò hướng dẫn luật và điều khiển phiên tòa của Thẩm phán chủ tọa, về cơ chế Bồi thẩm đoàn tham gia xét xử và hoạt động buộc tội của công tố viên. Đồng thời thủ tục xét xử rất coi trọng vai trò của người làm chứng- được hầu hết các tác giả ghi nhận.

Hai là, nổi bật là các quyền của bị cáo tại PTHSST được các học giả nước ngoài quan tâm bàn luận nhiều. Trong đó bình luận có tính thuyết phục về thực tiễn áp dụng quyền thúc đẩy thông tin của người bị buộc tội. Họ phải được thông báo lý do bị buộc tội và tội danh bị cáo buộc. Họ còn đƣợc thông báo về quyền đƣợc im lặng, quyền đƣợc tƣ vấn pháp luật trước khi bước vào phiên tranh tụng, nếu không thì phiên xét xử sơ thẩm sẽ bị coi là vi phạm nghiêm trọng, dẫn đến có thể bị cấp phúc thẩm hủy án. Điều này có ý nghĩa tham khảo vì chính trong Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) mà Việt Nam gia nhập năm 1982 đã quy định rằng để thực hiện quyền bào chữa, người bị buộc tội phải được thông báo về lý do buộc tội (Điều 14/3/a). Ngoài ra, cần lưu ý đến thủ tục nhận tội của bị cáo quyết định đến phương thức xét xử của Tòa án. Nghĩa là thủ tục xét xử coi trọng sự tự nguyện của bị cáo, có thể là do họ chấp nhận cáo buộc thì Tòa sẽ tuyên án hoặc họ thương lượng nhận tội để đổi lấy lợi ích từ phía cơ quan công tố hoặc của bị hại. Ví dụ nhƣ công tố viên sẽ rút lại cáo buộc một phần hoặc toàn bộ, hoặc bị hại giảm yêu cầu bồi thường dân sự. Trong quá trình xét xử, bị cáo còn được hưởng quyền không phải tự buộc tội mình, theo đó cho phép bị cáo không cần phải chứng minh là mình vô tội, mà trách nhiệm đó thuộc về công tố viên. Nếu công tố viên không chứng minh đƣợc thì bị cáo sẽ đỗ lỗi và có thể đƣợc tuyên vô tội.v.v. Ở đó chứng tỏ tại PTHSST nguyên tắc tranh tụng được đề cao và thực thi triệt để; từ phía nhà nước rất chú trọng thiết

15 Quá trình xét hỏi, tranh luận phụ thuộc vào chứng cứ và cách thức đƣa ra chứng cứ nhằm tạo ra hiệu quả của nó trong việc tranh tụng bình đẳng, tránh sự can thiệp của Tòa án. Chứng cứ do các bên đƣa ra tại phiên tòa quyết định đến bản chất của vụ án và can thiệp đến tiến trình tố tụng tiếp theo.

lập các quyền cho người bị buộc tội để họ tự bảo vệ mình, chứ không chỉ là cân bằng quyền lực cho cán bộ tƣ pháp.

Ba là, giá trị tham khảo trong việc gợi mở một số luận cứ nghiên cứu và tiếp cận đánh giá, so sánh với luật thực định TTHS Việt Nam là rất cần thiết: Đó là, thủ tục nhận tội của bị cáo tại PTHSST; vấn đề công bố và giải thích cáo trạng tại PTHSST; vấn đề triệu tập người làm chứng và vai trò của người làm chứng tại PTHSST; thủ tục cung cấp chứng cứ phục vụ cho hoạt động xét hỏi, tranh luận tại PTHSST; thủ tục xét hỏi và chất vấn chéo tại phiên tranh tụng bảo đảm sự bình đẳng, dân chủ cho người tham gia tố tụng;

vai trò của chủ tọa phiên tòa tại phiên tranh tụng.

- Đối với các công trình nghiên cứu ở trong nước:

Một là, các công trình ở trong nước chưa làm rõ nội hàm của khái niệm thủ tục xét hỏi và tranh luận tại PTHSST; nêu khái niệm thủ tục xét hỏi và thủ tục tranh luận tại PTHSST chƣa bảo đảm tính khoa học; chƣa xác định toàn diện, hợp lý về mục đích, ý nghĩa của thủ tục xét hỏi và tranh luận tại PTHSST; chƣa làm rõ mối quan hệ giữa thủ tục xét hỏi và tranh luận tại PTHSST, cũng nhƣ quan hệ giữa các chủ thể tham gia tranh tụng;

đánh giá thực trạng về thủ tục xét hỏi, tranh luận tại PTHSST ở nước ta còn thiếu toàn diện; hoạt động tranh tụng tại PTHSST còn nhiều vướng mắc, hạn chế nhưng chưa làm rõ toàn diện các nguyên nhân của nó .v.v.

Hai là, nhiều luận điểm đƣợc nêu ra nhƣng chƣa đƣợc làm rõ hoặc chƣa triệt để. Cụ thể nhƣ luận điểm về sự cần thiết phải mở rộng quyền trực tiếp xét hỏi tại phiên tòa, nhƣng chƣa đƣa ra các cơ sở và giải pháp hoàn thiện; nêu quan điểm cần phải gộp giai đoạn xét hỏi, tranh luận làm một nhƣng chƣa lý giải và đƣa ra kết luận; chƣa giải thích thuyết phục vấn đề KSV tham gia PTHSST (chỉ buộc tội hay bao gồm cả kiểm sát việc tuân theo pháp luật); việc trình bày lời buộc tội của bị hại nhƣ thế nào và có nên quy định quyền đƣợc im lặng của bị cáo tại PTHSST hay không chƣa đƣợc luận giải.

Ba là, các công trình ở trong nước chưa làm rõ về hoạt động tranh tụng ở nước ta phụ thuộc vào chứng cứ đã được tập hợp trong hồ sơ VAHS và việc triệu tập người làm chứng do Tòa án quyết định chứ không phải là KSV và người bào chữa, có bảo đảm bình

đẳng không? Mở rộng quyền thu thập chứng cứ cho người bào chữa theo hướng nào cho phù hợp?

Bốn là, các công trình ở trong nước chưa thiết kế phương pháp xét hỏi và tranh luận tại PTHSST trong giai đoạn hiện nay khi mà Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã cụ thể hóa nguyên tắc tranh tụng và nguyên tắc suy đoán vô tội theo tinh thần Hiến pháp 2013;

cũng nhƣ chƣa đề xuất các giải pháp khác để bảo đảm thực hiện thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm.

Một phần của tài liệu Thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(215 trang)