Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 27 - 31)

- Câu hỏi nghiên cứu:

+ Xây dựng khái niệm thủ tục xét hỏi và khái niệm thủ tục tranh luận tại PTHSST trong TTHS Việt Nam nhƣ thế nào cho phù hợp?

+ Đặc điểm, mục đích và ý nghĩa của thủ tục xét hỏi, tranh luận tại PTHSST là gì, nó có vị trí, vai trò nhƣ thế nào trong hoạt động tranh tụng và giải quyết vụ án hình sự?

+ Chứng tỏ nhƣ thế nào về mối quan hệ giữa thủ tục xét hỏi và tranh luận tại PTHSST là quan hệ về nội dung hoạt động tố tụng, còn quan hệ giữa các chủ thể tiến hành tố tụng với nhau và với cả người tham gia tố tụng là quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ do luật định (làm rõ các dạng quan hệ ở khía cạnh này)?

+ Thủ tục xét hỏi, tranh luận tại PTHSST bị chi phối bởi mô hình TTHS Việt Nam và các nguyên tắc cơ bản trong TTHS nhƣ thế nào?

+ Nội dung quy định về thủ tục xét hỏi và tranh luận tại PTHSST trong TTHS Việt Nam? Thực tiễn thực hiện có những hạn chế, vướng mắc gì, nguyên nhân của nó?

+ Biện pháp nâng cao chất lƣợng xét hỏi và tranh luận tại PTHSST ở Việt Nam hiện nay là gì?

- Lý thuyết nghiên cứu của Luận án:

+ Quan điểm khoa học về thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm.

+ Nội dung, đặc điểm, ý nghĩa của thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm.

Việc xác định và làm rõ lý thuyết nghiên cứu về thủ tục xét hỏi và tranh luận tại PTHSST làm tiền đề cho việc nghiên cứu các vấn đề tiếp theo của Luận án.

- Giả thuyết nghiên cứu:

Với nhận thức, giả thuyết nghiên cứu là những “luận điểm cần phải chứng minh trong luận án”; là những “nhận định sơ bộ, là kết luận giả định của nghiên cứu; là câu trả lời sơ bộ cần phải chứng minh..."16, chúng tôi đƣa ra giả thuyết nghiên cứu của Luận án dựa trên sự tìm hiểu quy định của pháp luật TTHS về thủ tục xét hỏi, tranh luận tại PTHSST và thực tiễn áp dụng, nhƣ sau:

Một là, lý luận về thủ tục xét hỏi, tranh luận tại PTHSST trong khoa học pháp lý Việt Nam còn chƣa đƣợc chứng minh một cách có tính thuyết phục; thực trạng quy định của pháp luật TTHS về xét hỏi, tranh luận thể hiện bất cập và thực tiễn thực hiện xảy ra vướng mắc, được đặt trong bối cảnh Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, nếu có giải pháp đồng bộ sẽ bảo đảm hiệu quả, chất lƣợng tranh tụng.

Hai là, đổi mới thủ tục xét hỏi và thủ tục tranh luận tại PTHSST trong nền pháp luật TTHS Việt Nam không phù hợp với thực tiễn có thể dẫn đến hoạt động TTHS kém hiệu quả, ảnh hưởng đến chất lượng bản án sơ thẩm. Thực tiễn ở đây bao gồm cả thực tiễn tranh tụng và tình hình xã hội. Về thực tiễn tranh tụng có thể hiểu đó là hoạt động tranh tụng tại PTHSST, gắn kết hữu cơ với việc đổi mới phiên tòa, gắn với nền tảng của mô hình tố tụng đang áp dụng, các nhân tố của truyền thống pháp lý và phải xuất phát từ thực trạng pháp luật tố tụng; cũng nhƣ thực tiễn thực thi pháp luật có những ƣu điểm và tồn tại nhƣ thế nào, cần phải tiếp thu những nhân tố hợp lý của mô hình tranh tụng ra sao. Về thực tiễn xã hội, đòi hỏi phải xuất phát từ điều kiện kinh tế, xã hội hiện tại và những tinh hoa văn hóa pháp lý ở các nước văn minh trên thế giới.

Ba là, hoạt động xét hỏi và tranh luận tại PTHSST đều hướng đến sự thật khách quan của vụ án, thế nhƣng vì xung đột lợi ích khác nhau giữa các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật TTHS, nên việc áp dụng thủ tục xét hỏi, tranh luận không tránh khỏi sự lạm quyền, hoặc có thể là khía cạnh xác lập và làm trái chức năng tố tụng. Hệ quả là một phiên tòa bình đẳng, dân chủ, tranh tụng khách quan sẽ không đạt đƣợc nhƣ mong muốn.

16 Vũ Cao Đàm (2008), “Giả thuyết và giả thiết trong nghiên cứu khoa học”, Tạp chí Hoạt động Khoa học, (02).

Quyền của bị cáo và người tham gia tố tụng sẽ không được pháp luật bảo vệ tốt nhất, có sự hoài nghi của xã hội về tính minh bạch, hiệu quả từ phía cơ quan tƣ pháp.

Bốn là, đề xuất giải pháp bảo đảm thủ tục xét hỏi và tranh luận tại PTHSST có thể loại bỏ dần định kiến có tội của HĐXX; bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp của người tham gia TTHS; nâng cao địa vị pháp lý của người bào chữa tại phiên tòa; mở rộng quyền thu thập và cung cấp chứng cứ của người bào chữa .v.v.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và bằng các phương pháp cụ thể:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

Đây được coi là phương pháp chủ đạo xuyên suốt nội dung của Luận án trong việc tiếp cận và nghiên cứu các khái niệm và luận điểm khoa học, làm sáng tỏ bất cập ở các quy định liên quan đến thủ tục xét hỏi, tranh luận tại PTHSST, để làm cơ sở cho việc đƣa ra các giải pháp. Chúng ta có thể nhìn nhận vai trò đặc biệt quan trọng của phương pháp này tại Chương 2 của Luận án.

- Phương pháp lịch sử

Phương pháp này biểu hiện tập trung nhất tại Chương 2 để khắc họa một bức tranh sơ lƣợc về quá trình hình thành và phát triển của thủ tục xét hỏi, tranh luận trong pháp luật TTHS Việt Nam và được sử dụng khá hạn chế tại Chương 1 và ở phần Tổng quan tình hình nghiên cứu để có cái nhìn tổng thể, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm tiến bộ của nền văn hóa pháp lý truyền thống Việt Nam và ở một số nước trên thế giới về vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp so sánh

Trong chừng mực nào đó ở từng vấn đề, khía cạnh nghiên cứu, phương pháp này được vận dụng một cách linh hoạt trong từng chương của Luận án để tìm hiểu điểm tương đồng và khác biệt; nó được vận dụng nhiều nhất tại Chương 2 khi làm rõ thủ tục xét hỏi, tranh luận ở các quốc gia là Mỹ, Pháp và Nhật Bản. Vận dụng phương pháp so sánh hợp lý, đúng chỗ trong Luận án làm cơ sở chắc chắn cho việc đƣa ra nhận định, kết luận và đề xuất giải quyết vấn đề nghiên cứu đƣợc khách quan, khoa học.

- Phương pháp thống kê

Phương pháp này được sử dụng tại Chương 2 của Luận án, chủ yếu để thống kê số VAHS và bị cáo bị truy tố, xét xử nhƣng bị huỷ sửa, bị kháng nghị, kiến nghị và số vụ án tuyên không phạm tội (ở cấp sơ thẩm) trên quy mô toàn quốc. Phương pháp này còn được áp dụng trong việc khảo sát 300 biên bản phiên tòa sơ thẩm và 300 bản án tương ứng, nhằm mục đích phát hiện và giải thích về việc thực hiện các phương pháp xét hỏi, tranh luận và quan điểm của bên buộc tội và bào chữa đƣợc HĐXX chấp nhận ở mức độ nào;

mức độ tham gia tranh luận của bị cáo, người tham gia tố tụng và người bào chữa ra sao.

- Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia được áp dụng ở Chương 2 của Luận án, tiến hành lập 300 phiếu khảo sát hỏi các chủ thể là KSV, Thẩm phán, Thƣ ký Tòa án và Luật sƣ ở một số địa phương trên toàn quốc. Phương pháp này được chú ý để bổ sung thông tin thực tế, vì không ai hết các chuyên gia làm công tác thực tiễn sẽ đƣa ra ý kiến, quan điểm của mình về kết quả áp dụng thủ tục xét hỏi, tranh luận; ý thức trách nhiệm của họ trong việc áp dụng pháp luật tố tụng hình sự.

Một phần của tài liệu Thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(215 trang)