CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC XÉT HỎI VÀ TRANH LUẬN TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM
1.1. Khái niệm thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
1.1.1. Khái niệm thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
“Thủ tục” là “Những việc cụ thể phải làm theo một trật tự quy định, để tiến hành một công việc có tính chất chính thức”; còn “tố tụng” là “Tiến hành các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự”17. Theo nghĩa Từ điển Luật học thì “thủ tục tố tụng” là “Cách thức trình tự và nghi thức tiến hành xem xét một vụ việc hoặc giải quyết một vụ án đã đƣợc thụ lý hoặc khởi tố theo các quy định của pháp luật”18. Nhƣ vậy theo nghĩa của từ điển thì thủ tục chứa đựng nội hàm là những việc cụ thể bắt buộc phải làm theo trật tự nhằm tiến hành một công việc có tính chất chính thức. Nhƣ vậy cũng có thể hiểu là những việc chung chung, thiếu cụ thể, không nhằm thực hiện mục đích của việc khác lớn hơn thì không đƣợc coi là thủ tục.
Giải quyết VAHS là một quá trình rất khó khăn, phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn tố tụng khác nhau với sự tham gia của nhiều chủ thể vào quan hệ pháp luật tố tụng hình sự. Để bảo đảm giải quyết VAHS đƣợc kịp thời, đúng đắn và toàn diện, nhà lập pháp đã thiết lập những cách thức, trình tự thực hiện hoạt động TTHS rất chặt chẽ, khoa học và có tính bắt buộc thực hiện đối với các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hình sự.
Hoạt động TTHS được thể hiện dưới dạng hành vi và quyết định của cơ quan và người có thẩm quyền. Cách thức và trình tự thực hiện các hành vi, hoạt động tố tụng đó đƣợc gọi là thủ tục tố tụng hình sự. Thủ tục TTHS đƣợc hiểu là trình tự và cách thức thực hiện các hành vi và hoạt động TTHS trong quá trình giải quyết VAHS (đƣợc pháp luật TTHS xác định), đòi hỏi các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật TTHS phải tuân thủ. Trong khái niệm thủ tục TTHS còn có nội hàm là nghi thức xem xét một vụ việc. Đƣợc hiểu là các biểu hiện của hành vi ra bên ngoài, ví dụ nhƣ khi HĐXX vào phòng xử án hoặc khi tuyên
17 Viện ngôn ngữ học (2006), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr. 960, tr.1008.
18 Bộ Tƣ pháp (2006), Từ điển luật học, NXB Từ điển Bách khoa- NXB Tƣ pháp, Hà Nội, tr. 729.
án thì mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy, hoặc là cách xưng hô tại phiên tòa .v.v. Nhƣ vậy, nếu nhƣ khái niệm thủ tục thể hiện nội hàm phổ thông, bao quát, thì khái niệm thủ tục TTHS với ngữ nghĩa cụ thể và phong phú hơn khi đề cập đến trình tự, cách thức giải quyết một VAHS cụ thể không chỉ bởi phải tuân thủ quy tắc do luật định sẵn mà còn biểu hiện bên ngoài bằng nghi thức phiên tòa, văn hóa pháp lý.
Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm là gì?
Trong Tiếng Anh động từ xét hỏi là (interrogate) có nghĩa là hỏi một cách hùng hổ hoặc cặn kẽ trong một thời gian dài; trong tiếng Pháp động từ xét hỏi là (interroger) nghĩa là hỏi, kiểm tra, tự đặt các câu hỏi19. Theo Từ điển Tiếng Việt thì xét hỏi là một động từ chỉ “ [nhà chức trách] hỏi kĩ để phát hiện hành vi phạm pháp hoặc tìm hiểu sự thật về một vụ án .v.v 20”. Ở đây xét hỏi được hiểu dưới góc độ chung, có tính khái quát. Với nghĩa của Từ điển cho thấy bao giờ hoạt động xét hỏi cũng phải do chủ thể có quyền hạn thực hiện. Theo cách giải thích này, “xét hỏi” gắn với “hỏi kĩ”, nghĩa là xét hỏi phải công phu, tường tận để phát hiện vấn đề, phát hiện sự thật. Tuy có một số đặc điểm pháp lý trong cách giải thích của Từ điển, nhƣng nó không chứa đựng đầy đủ tính chất, nội dung của một khái niệm khoa học về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm.
Trong khoa học pháp lý khái niệm thủ tục xét hỏi tại PTHSST ít đƣợc quan tâm luận giải. Có thể tìm thấy quan điểm của tác giả Võ Thị Kim Oanh về khái niệm thủ tục xét hỏi tại PTHSST nhƣ sau: “Xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm hình sự là một việc điều tra công khai dựa trên cơ sở kết luận điều tra và bản cáo trạng nhằm làm sáng tỏ nội dung vụ án, đồng thời có ý nghĩa giáo dục ý thức pháp luật cho quần chúng, giúp mọi người nâng cao tinh thần cảnh giác phòng ngừa tội phạm”21. Ở đây nội hàm “cuộc điều tra công khai”
được hiểu là việc tiếp tục làm rõ chứng cứ tại phiên tòa một cách công khai, trước sự chứng kiến của nhiều người. Hiểu rộng ra, việc áp dụng thủ tục xét hỏi tại PTHSST được thực hiện khi phiên tòa đƣợc mở công khai, chứ không phải là xử kín. Bên cạnh đó, thủ tục xét hỏi đƣợc nhìn nhận là dựa nhiều vào nội dung của bản kết luận điều tra và bản cáo
19 Nguyễn Văn Dương (chủ biên) (1995), Từ điển Pháp- Việt, NXB Thanh Hóa, tr. 458.
20 Trung tâm Từ điển học (2009), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr. 1462.
21 Võ Thị Kim Oanh (2011), Xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr.144.
trạng, nhƣ vậy là chƣa toàn diện, vì vốn dĩ xét hỏi phải dựa vào chứng cứ, đi đôi với đánh giá, kiểm tra, kết luận về chứng cứ và các tình tiết của vụ án; chứng cứ, tài liệu không những có trong hồ sơ mà còn do các bên xuất trình tại phiên tòa. Bên cạnh đó nội hàm của khái niệm nêu trên chƣa khẳng định đƣợc là một thủ tục TTHS, mục đích của xét hỏi là nhằm làm rõ, kiểm tra chứng cứ, đƣợc tiến hành bởi các chủ thể nhất định.
Khái niệm thủ tục xét hỏi tại PTHS đƣợc tác giả Phạm Đình Thanh tiếp cận nhƣ sau: “Xét hỏi tại phiên tòa hình sự là một thủ tục xét hỏi do hội đồng xét xử, kiểm sát viên và những người khác theo quy định của pháp luật thực hiện tại phiên tòa hình sự bằng cách hỏi trực tiếp bị cáo và những người tham gia tố tụng khác và bằng một số hoạt động cần thiết khác nhằm thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ một cách công khai nhằm góp phần vào việc xác định sự thật của vụ án”22.
Việc tiếp cận khái niệm xét hỏi dưới góc độ là một thủ tục TTHS vừa nêu là hợp lý. Đồng thời ở khái niệm này với điểm mới là coi hoạt động xét là việc đặt câu hỏi trực tiếp của chủ thể có thẩm quyền; xét hỏi bao gồm hỏi trực tiếp và có các hoạt động khác nhƣ thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ. Cách tiếp cận ở khía cạnh này là hợp lý, bởi vì hoạt động xét hỏi là việc các chủ thể muốn nắm bắt thông tin của người được hỏi, do đó phải trên cơ sở đặt câu hỏi và sự trả lời thì chủ thể có quyền hỏi mới đạt đƣợc mục đích. Việc đặt câu hỏi này với tính chất trực tiếp. Thủ tục xét hỏi theo quy định của BLTTHS bao cả việc xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ, việc công bố tài liệu trong quá trình điều tra. Do vậy khái niệm nêu trên cho rằng hoạt động xét hỏi bao gồm “bằng một số hoạt động cần thiết khác nhằm thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ một cách công khai” là có cơ sở lý luận. Tuy nhiên ở đây có sự nhầm lẫn khi cho rằng hoạt động thu thập chứng cứ tại phần xét hỏi. Vì xét hỏi ở PTHS ở nước ta với mục đích chính là để thẩm tra, đánh giá chứng cứ. Các hoạt động khác nhƣ xem xét địa điểm phạm tội, vật chứng, vật thể của vụ án, công bố tài liệu, cũng là hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ đã thu thập đƣợc trong giai đoạn điều tra, truy tố mà thôi.
22 Phạm Đình Thanh (2011), Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học luật Hà Nội, tr. 9-10.
Khái niệm thủ tục xét hỏi tại PTHSST đƣợc tác giả Đỗ Văn Thinh xây dựng với nội hàm của nó nhƣ sau: “Thủ tục xét hỏi là một thủ tục chính và quan trọng của phiên tòa sơ thẩm, trong đó Tòa án cùng các bên tranh tụng xem xét, kiểm tra các chứng cứ của bên buộc tội thu thập trong hồ sơ vụ án cũng nhƣ các chứng cứ do bên bào chữa đề xuất đƣợc Tòa án chấp nhận nhằm làm sáng tỏ các tình tiết, sự kiện khách quan của vụ án”23.
Khái niệm này đã hợp lý khi coi xét hỏi là một thủ tục TTHS có vị trí trọng tâm trong giai đoạn xét xử, đƣợc thực hiện bởi Tòa án, các bên buộc tội và bào chữa. Khái niệm này đã phản ánh đƣợc các chức năng cơ bản của tố tụng và việc xét hỏi gắn liền với việc xuất trình chứng cứ. Ở các khía cạnh này là hợp lý, bởi vì thủ tục xét hỏi và tranh luận có vị trí trọng tâm, quan trọng của PTHSST, và xét hỏi là lúc bên buộc tội, bào chữa và cơ quan xét xử thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của mình tại phiên tòa. Do đó các chức năng cơ bản của tố tụng đƣợc bộc lộ. Xét hỏi với mục đích làm rõ chứng cứ, kiểm tra chứng và thường gắn liền với việc xuất trình chứng cứ để chứng minh. Tuy nhiên hạn chế gặp phải ở khái niệm này là chƣa nêu đƣợc thuộc tính công khai của hoạt động xét hỏi;
đối tƣợng bị xét hỏi là ai .v.v. Bên cạnh đó còn thấy hạn chế chung của các khái niệm nêu trên là không mở rộng quyền xét hỏi trực tiếp của bị cáo và người tham gia tố tụng khác, các hoạt động khác trong thủ tục xét hỏi chƣa đƣợc phản ánh đầy đủ trong nội hàm khái niệm.
Chúng ta biết rằng, thủ tục TTHS đƣợc xác lập là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động tố tụng giải quyết vụ án hình sự. Do mỗi vụ việc thường khác nhau nên pháp luật quy định các thủ tục khác nhau tương ứng. Tuy thế trong rất nhiều thủ tục tố tụng lại đƣợc đặt trong từng giai đoạn khác nhau, và theo quy luật trong cái riêng đều có cái chung. Theo cơ sở pháp lý và từ hoạt động thực tiễn cho thấy hoạt động xét hỏi tại PTHSST có các đặc thù, đó là:
Thứ nhất, xét hỏi là một thủ tục TTHS ở giai đoạn xét xử sơ thẩm, đƣợc tiến hành bởi các chủ thể tiến hành xét hỏi và đối tƣợng bị xét hỏi. Về chủ thể xét hỏi tại PTHSST có thể phân loại, gồm: (1) chủ thể tiến hành xét hỏi trực tiếp là HĐXX, KSV và người bào
23 Đỗ Văn Thinh (2006), Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, Luận văn Thạc sĩ Luật học- Trường Đại học luật TP. Hồ Chí Minh, tr. 23.
chữa; (2) chủ thể có quyền đề nghị xét hỏi (có thể gọi là xét hỏi gián tiếp) bao gồm người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người giám định, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ, người làm chứng; (3) đối với bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vụ án vừa là chủ thể có quyền đề nghị xét hỏi vừa là đối tƣợng bị xét hỏi.
Thứ hai, trình tự, phạm vi và nội dung xét hỏi của của các chủ thể tiến hành xét hỏi là khác nhau. Điều này phụ thuộc vào chức năng buộc tội, do đó KSV thông thường hỏi tình tiết vụ án có tính chất buộc tội (một số trường hợp hỏi để gỡ tội); người bào chữa thực hiện chức năng bào chữa do đó hỏi những tình tiết vụ án có tính chất gỡ tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; người bảo vệ quyền lợi của đương sự hỏi về những tình tiết liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi cho đương sự trong vụ án; Tòa án thực hiện chức năng xét xử, do đó HĐXX hỏi để kiểm tra, đánh giá chứng cứ một cách toàn diện. Theo quy định của BLTTHS, Tòa án đƣợc thực hiện nhiều hoạt động TTHS ngoài chức năng xét xử, do đó về trình tự, phạm vi, nội dung xét hỏi của HĐXX và các chủ thể khác cũng bị ảnh hưởng bởi quyền hạn tố tụng ấy.
Thứ ba, thủ tục xét hỏi đƣợc tiến hành sau khi kết thúc phần thủ tục bắt đầu phiên tòa và đƣợc kết thúc khi chủ thể tiến hành xét hỏi nhận thấy các tình tiết vụ án đã đƣợc xem xét đầy đủ và người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng không còn yêu cầu chủ tọa phiên tòa hỏi thêm vấn đề gì khác; cũng nhƣ nếu qua tranh luận và khi nghị án HĐXX xét thấy không cần phải trở lại xét hỏi vì chứng cứ đã đƣợc xem xét đầy đủ.
Thứ tƣ, việc xét hỏi có tính chất công khai, bởi vì phiên tòa đƣợc mở công khai trước sự chứng kiến của nhiều người (trừ một số ít xử kín), và để thực hiện nguyên tắc Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai.
Qua phân tích trên, tác giả đề xuất xây dựng khái niệm khoa học về thủ tục xét hỏi tại PTHSST nhƣ sau: Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm là một thủ tục tố tụng được thực hiện bởi Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác theo trình tự quy định của pháp luật, thông qua đặt câu hỏi và thực hiện các
hoạt động khác nhằm kiểm tra, đánh giá chứng cứ một cách công khai, bình đẳng để làm rõ các tình tiết, sự thật khách quan của vụ án hình sự.